Chích ngừa cảm cúm

(3.52) - 20 đánh giá

Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cúm là chích ngừa. Người đã chích ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn và ít tử vong hơn người chưa chích ngừa.

Thời điểm chích ngừa

Vì chủng vi-rút cúm thay đổi hàng năm nên bạn cần chích ngừa cúm mỗi năm trước khi vào mùa cúm. Nên chích càng sớm càng tốt khi có vaccine của năm đó.

Ở Bắc bán cầu, cúm thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 4. Còn ở Nam bán cầu thì mùa cúm là từ tháng 5 đến tháng 10. Ở miền nhiệt đới thì cúm có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào.

Trẻ em phải chích 2 mũi khi tiêm lần đầu. Người lớn và trẻ đã từng chủng ngừa cúm chích mỗi năm một mũi.

Hiệu quả

Người chích ngừa cúm sẽ tạo ra kháng thể (chất bảo vệ) chống lại vi-rút khi họ bị nhiễm. Cần khoảng 2 tuần để tạo ra kháng thể này và khả năng bảo vệ là 50-80% (tức 50-80% người chích sẽ không bị cúm sau khi chích).

Loại vaccine

Có 3 loại vaccine

  • Chích bắp thịt
  • Chích dưới da
  • Dạng xịt mũi.

Ở Việt Nam chỉ có loại chích bắp thịt. Loại chích bắp thịt (chứa vi-rút chết) là loại phổ biến cho người lớn và trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.

Loại xịt mũi (chứa vi-rút sống giảm độc lực) chỉ dành cho người khỏe từ 2 tuổi trở lên đến 49 tuổi.

Phụ nữ có thai và người có sức đề kháng kém (suy giảm miễn dịch) hay có bệnh mạn tính không nên dùng loại chứa vi-rút còn sống.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ chủ yếu là ngứa tại chỗ chích.

Bệnh nhân bị dị ứng với trứng cần thận trọng khi chích ngừa (vì hầu hết các loại vaccine được chế tạo trong môi trường có trứng) và phải báo cho nhân viên y tế biết về điều này.

Các phản ứng phụ khác có thể gặp như đau nhức mình mẩy, nhức đầu, sốt nhẹ (khoảng 38ºC). Các phản ứng này thường nhẹ và tự hết sau 1-2 ngày.

Ai cần chích ngừa cúm?

Mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều cần chích ngừa cúm. Những đối tượng sau càng cần phải chích ngừa hơn:

  • Người lớn từ 50 tuổi trở lên
  • Người sống ở nhà dưỡng lão
  • Người có bệnh tim phổi mạn tính bao gồm trẻ bị hen suyễn.
  • Người lớn hay trẻ em bị các bệnh tiểu đường hay thận mạn tính
  • Người lớn hay trẻ em bị nhiễm HIV hay được ghép tạng
  • Trẻ từ 6 tháng đến 18 tuổi phải dùng aspirin lâu ngày
  • Phụ nữ có thai trong giai đoạn có mùa cúm
  • Những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao như nhân viên y tế, người sống chung với người có nguy cơ bị biến chứng do cúm cao.

Ai không nên chích ngừa cúm?

  • Người dị ứng nặng với vaccine
  • Người đang mắc bệnh cấp tính nặng
  • Người có tiền căn Guillain-Barre trong vòng 6 tuần sau khi chích vaccine trước đó
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/717322811798575
  • Ths. Nguyễn Như Vinh – Trung tâm đào tạo Bác Sĩ Gia đình – Đại Học Y Dược Tp.HCM, Trung tâm chăm sóc hô hấp – Bệnh viện Đại Học Y Dược Tp. HCM
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Tiểu lắt nhắt ở trẻ em

    (86)
    Tiểu lắt nhắt là gì? Tiểu lắt nhắt được định nghĩa là trẻ đi tiểu rất nhiều lần, khoảng cách giữa các lần rất ngắn có khi cứ vài phút trẻ ... [xem thêm]

    Chuẩn bị gì cho trẻ bị suyễn du xuân?

    (77)
    Gần sắp Tết rồi, chắc hẳn các bậc phụ huynh đang lên kế hoạch cho các chuyến du lịch dài ngày cho cả gia đình. Đối với gia đình có các cháu nhỏ bị ... [xem thêm]

    Các yếu tố nguy cơ của bệnh tay chân miệng nặng

    (93)
    Chúng tôi nghiên cứu các yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh tay chân miệng( HFMD) nặng gây ra bởi virus đường ruột ( enterovirus) ở các bệnh nhân dưới 15 tuổi ... [xem thêm]

    Biếng ăn – Mất cảm giác ngon

    (71)
    Trẻ biếng ăn? Nhiều phụ huynh rất lo lắng khi con họ ăn không đủ, nhưng hầu hết trẻ em đều ăn những gì các bé cần để có năng lượng cho phát triển và ... [xem thêm]

    Hướng dẫn đánh giá tăng trưởng của trẻ

    (18)
    Bạn cần phân biệt tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng đơn thuần là sự lớn lên (về lượng), các chỉ số thông dụng để đánh giá tăng trưởng là ... [xem thêm]

    Ngón tay cò súng ở trẻ em

    (82)
    Thường gặp ở ngón cái nhưng có thể gặp ở tất cả ngón cái. Ngón tay lúc nào cũng gập vào trong khó tự cữ động trong trong khi các ngón khác bình thường. ... [xem thêm]

    Cơn ho gà ở trẻ

    (74)
    Đặc điểm cơn ho Trẻ ho từng cơn không thể kiềm chế lại được, ho liên tục, ho rũ rượi đến tím tái mặt mày, thậm chí có thể ngừng thở, tử vong trong ... [xem thêm]

    Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ

    (100)
    Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, miếng dán hạ sốt rất dễ tìm thấy ở các hiệu thuốc và ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN