Chứng đau nửa đầu và thiền

(4.13) - 43 đánh giá

Đa số người bị đau nửa đầu phải uống thuốc giảm đau hoặc thuốc an thần, dẫn đến dần bị phụ thuộc vào thuốc. Theo chuyên gia, ngồi thiền là phương pháp an toàn, hiệu quả để phòng ngừa và giảm đau nửa đầu, giúp người bệnh giải tỏa được căng thẳng, lấy lại thăng bằng.

Để giảm các triệu chứng đau nửa đầu, một số người chuyển sang thiền hoặc các thực hành chánh niệm khác. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn về thiền, nhưng liệu pháp này có thể giúp bạn quản lý các tác động của chứng đau nửa đầu.

Thiền đặc biệt hữu ích khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như thuốc chống đau nửa đầu. Bài viết sau đây sẽ cho chúng ta biết thêm những lợi ích của thiền đối với chứng đau nửa đầu.

Thiền giúp bạn quản lý chứng đau nửa đầu

Có nhiều loại thiền khác nhau, trong đó thiền chánh niệm được sử dụng nhiều nhất. Thiền chánh niệm giúp trau dồi nhận thức bằng cách thu hút sự chú ý của bạn vào những suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác cơ thể và môi trường xung quanh. Đánh giá nghiên cứu vào năm 2019 về các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế cho chứng đau nửa đầu đã phát hiện ra rằng cách thiền chánh niệm giúp:

  • Giảm căng thẳng
  • Cải thiện khả năng chịu đau
  • Giảm tần suất đau đầu
  • Giảm cường độ của các triệu chứng
  • Giảm sử dụng thuốc
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống
  • Thiền cũng giúp thư giãn cơ trên khắp cơ thể bạn

Một nghiên cứu khác cho thấy các thực hành chánh niệm giúp cải thiện khả năng chịu đau nhưng lại không ảnh hưởng đến cường độ đau.

Lợi ích của thiền

Thiền cũng có lợi ích liên quan đến sức khỏe tổng thể của bạn. Mặc dù những lợi ích này không liên quan trực tiếp đến chứng đau nửa đầu, nhưng chúng có thể cải thiện các khía cạnh khác về sức khỏe. Bên cạnh đó, nó sẽ giảm bớt chứng đau nửa đầu vì cơ thể khỏe mạnh sẽ làm giảm áp lực tâm lý cho bạn.

Thiền có thể giúp sức khỏe của bạn trở nên tốt hơn như

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Thúc đẩy cảm xúc tích cực
  • Giảm căng thẳng và trầm cảm
  • Tăng cường trí nhớ, sự chú ý và kỹ năng ra quyết định
  • Củng cố lòng tự trọng, hình ảnh cơ thể và khả năng phục hồi
  • Nuôi dưỡng lòng nhân ái cho bản thân và người khác

Vậy làm thế nào để bắt đầu?

Có rất nhiều cách để kết hợp thiền với các thói quen hàng ngày hoặc hàng tuần của bạn. Hãy xem thử một trong những cách này:

Tập thở nhịp nhàng

Giữ tư thế thoải mái, ngồi trên ghế hoặc nằm. Nới lỏng quần áo. Nhắm mắt lại, thư giãn cơ bắp. Khi bạn thoải mái, bắt đầu hít vào từ từ bằng mũi, giữ hơi thở từ 1 đến 4 giây, sau đó từ từ thở ra bằng miệng trong 6 giây.

Tiếp tục kiểu thở nhịp nhàng này trong vài phút hoặc lâu hơn. Hãy chú ý cảm giác không khí di chuyển vào và ra khỏi cơ thể bạn. Chú ý cách dạ dày của bạn tăng và giảm theo từng hơi thở.

Hãy cân nhắc thực hiện hoạt động này vào mỗi buổi sáng, chiều hoặc tối.

Đi bộ thiền

Khi bắt đầu đi bộ, bạn hãy tập trung vào những cảm giác ở bàn chân và mắt cá chân. Hãy chú ý đến cảm giác gót chân khi chạm đất. Chú ý chuyển trọng lượng từ gót chân đến ngón chân của bạn. Cho phép ý thức của bạn điều chỉnh các chuyển động của cơ bắp.

Tiếp theo, chuyển sự chú ý đến chân của bạn. Tập trung vào cảm giác cơ bắp chân thư giãn và co bóp. Dần dần di chuyển nhận thức lên đến đầu gối và đùi.

Tiếp tục làm tương tự, tập trung vào từng bộ phận cơ thể trong khoảng một phút. Đặc biệt chú ý đến cảm giác của gió, mặt trời hoặc các yếu tố khác khi bạn đi bộ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 lợi ích không ngờ đến từ việc đi bộ

Các cách khác giúp kiểm soát đau nửa đầu

Ngoài thiền, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò rất quan trọng. Theo nghiên cứu, nitrat và nitrit có liên quan trực tiếp đến chứng đau nửa đầu.

Ngoài ra, trong thức ăn, đồ uống hàng ngày có một số thành phần khiến người bệnh phải chịu những cơn đau nửa đầu dữ dội hơn. Muốn khỏi đau đầu, bạn hãy loại bỏ khỏi thực đơn các thực phẩm:

  • Các chất kích thích: caffeine, rượu, bia
  • Phenylethylamine có trong chocolate và phô mai
  • Tyramine trong các loại hạt, thịt lên men, thịt đóng hộp, phô mai
  • Aspartame có trong chất tạo ngọt nhân tạo của thực phẩm

Người bệnh cũng có thể kết hợp thiền với masage, châm cứu và các phương pháp y học khác để đẩy lùi đau nửa đầu hiệu quả.

Thiền giúp ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Rủi ro gặp phải khi bạn thiền là rất ít. Cho nên, bạn hãy xem xét về việc sắp xếp lịch thực hành thiền mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ví dụ như đi bộ hoặc thiền định hướng dẫn. Bạn sẽ thấy nó tạo ra sự khác biệt tích cực trong khi bạn đang gặp phải chứng đau nửa đầu. Thiền cũng giúp gia tăng chất lượng cuộc sống của bạn nói chung.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dương vật bị đau sau khi quan hệ: 11 nguyên nhân thường xảy ra

(39)
Dương vật bị đau sau khi quan hệ sẽ khiến “cuộc vui” của bạn không còn thăng hoa cảm xúc. Lâu dần, tình trạng này còn có thể khiến bạn “sợ ... [xem thêm]

Bò cạp cắn: Cách sơ cứu nhanh để giảm đau nhức

(78)
Bọ cạp (còn gọi là bò cạp) là loài động vật không xương sống thuộc lớp nhện. Chúng thường được tìm thấy ở các vùng sa mạc, có ngòi độc ở đuôi. ... [xem thêm]

Aspirin liều thấp có liên quan đến chảy máu trong hộp sọ

(36)
Tìm hiểu chungNgộ độc aspirin là gì?Aspirin còn có tên gọi khác là axit acetylsalicylic, là một loại thuốc giảm đau phổ biến. Ngộ độc aspirin xảy ra khi người ... [xem thêm]

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang sống vì người khác quá nhiều

(19)
Sống vì người khác nếu hiểu theo hướng tích cực chính là đặt lợi ích của những người xung quanh bên cạnh lợi ích của bản thân. Tuy nhiên, sống mà chỉ ... [xem thêm]

Thai nhi 32 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(89)
Sự phát triển của thai nhi 32 tuần tuổiThai nhi 32 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này có kích thước của một củ đậu. Bé sẽ chiếm nhiều không gian hơn ... [xem thêm]

Mẹ có nên cho bé ăn nhiều mì ăn liền không?

(86)
Mì gói (mì ăn liền) rất đỗi quen thuộc với mỗi gia đình người Việt vì sự tiện dụng cũng như mùi vị hấp dẫn của chúng. Đối với trẻ em, mì tôm lại ... [xem thêm]

9 cách ngăn ngừa làn da lão hoá mỗi ngày

(73)
Có rất nhiều nguyên nhân khiến làn da của bạn “già đi”, một vài trong số đó có thể khó chữa trị nhưng có một số tác nhân bạn có thể điều trị. Thay ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Trưng Vương

(35)
“Bệnh viện Trưng Vương có tốt không?” và “Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trưng Vương như thế nào?” là những câu hỏi được rất nhiều bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN