Chứng ngưng thở khi ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(4.03) - 34 đánh giá

Một trong những nguyên nhân phổ biến và thường bị bỏ qua của bệnh cao huyết áp là chứng ngưng thở khi ngủ. Theo nghiên cứu, gần 50% những người được chẩn đoán cao huyết áp, gặp phải tình trạng trên.

Chứng ngưng thở khi ngủ là một trong những tình trạng khó nhận biết nhất và làm tăng nguy cơ khó kiểm soát huyết áp ở người bệnh. Bài viết sẽ chỉ ra cho bạn những triệu chứng điển hình để nhận biết sớm cũng như điều trị kịp thời.

Làm thế nào để nhận biết chứng ngưng thở khi ngủ?

Những triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Ngáy to khi ngủ
  • Ngưng thở từng đợt: Bạn hoặc người ngủ bên cạnh có thể nhận thấy bạn ngừng thở trong một hoặc hai giây. Điều này có thể xảy ra nhiều lần trong đêm khi bạn đang ngủ
  • Cảm giác cực kỳ mệt mỏi vào buổi sáng: Nó khác hẳn cảm giác uể oải vào buổi sáng bình thường mà bạn hay có. Bạn dường như muốn ngủ thêm 8 tiếng nữa. Một thuật ngữ y khoa khác mô tả điều này là “chứng mất ngủ không hồi phục”
  • Đau đầu buổi sáng: Triệu chứng đau đầu xuất hiện vào buổi sáng khi mới tỉnh dậy cho thấy bạn đã mắc chứng ngừng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là trạng thái thiếu oxy vào ban đêm, dẫn đến triệu chứng nhức đầu vào buổi sáng

Ngoài những triệu chứng trên, tiêu chuẩn vàng cho việc chẩn đoán là xét nghiệm giấc ngủ hay polysomnography. Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ biết được sự có mặt của chứng ngưng thở khi ngủ và mức độ hiện tại của bệnh. Nó còn giúp bác sĩ phát hiện ra thêm những bất thường khác đi kèm như như hội chứng chân không yên hay hội chứng di chuyển chân tay theo chu kỳ.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ?

Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:

  • Béo phì
  • Nghiện rượu
  • Hội chứng chuyển hóa

Mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và tình trạng cao huyết áp không kiểm soát là gì?

Điều quan trọng là phải hiểu được một giấc ngủ bình thường là như thế nào. Khi ngủ về đêm, huyết áp thường giảm so với ban ngày. Cơ thể chúng ta trở nên hoàn toàn thư giãn và huyết áp thường giảm xuống còn 125 mmHg hoặc thấp hơn. Nếu mắc chứng ngưng thở khi ngủ, cơ thể sẽ không nhận được lượng oxy cần thiết trong lúc ngủ.

Bạn cần nhớ rằng, máu bơm oxy đi khắp các tế bào và mô trong cơ thể. Nhằm phản ứng lại với việc thiếu oxy, tim, phổi và thận của bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn. Điều này xảy ra vào mỗi đêm trong nhiều tuần, đến nhiều tháng và nhiều năm. Tình trạng này hay bị bỏ qua vì không có nhiều bác sĩ hỏi về điều này và cũng không có nhiều bệnh nhân để ý chuyện này.

Hậu quả của việc không điều trị chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Khi không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra:

  • Cao huyết áp không thể kiểm soát được bằng thuốc
  • Tăng áp phổi
  • Sưng phù ở chân
  • Bệnh tim: Không điều trị chứng ngưng thở khi ngủ được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến sự xuất hiện bệnh tim
  • Bệnh thận: Ngưng thở khi ngủ là nhân tố hàng đầu dẫn đến bệnh thận hay suy thận mạn.

Cách chữa trị chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Giảm cân và hạn chế rượu bia đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Ngay cả việc giảm được 2kg cân nặng cũng có thể cải thiện được triệu chứng ngưng thở về đêm. Tùy theo tình trạng của bạn, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng dụng cụ hỗ trợ như máy thở.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về chứng ngưng thở khi ngủ để phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

13 cách tự nhiên có được bí mật của trí nhớ siêu phàm

(88)
Bí mật của trí nhớ siêu phàm không phải là những điều cao siêu như bạn tưởng. Chúng khá đơn giản và dễ dàng áp dụng ngay.Ai cũng có những lúc lãng quên ... [xem thêm]

Chữa viêm xoang tại nhà từ nguyên liệu tự nhiên

(21)
Chữa viêm xoang tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên là cách đơn giản, tiết kiệm và được nhiều người áp dụng.Viêm xoang là gì?Viêm xoang là tình trạng ... [xem thêm]

Bạn biết gì về thuốc cảm cúm?

(36)
Cảm cúm là một bệnh do virus gây ra, vì vậy các thuốc cảm cúm thường là thuốc kháng virus. Tuy nhiên, việc sử dụng những thuốc cảm cúm này cũng có nhiều ... [xem thêm]

Bệnh lao ở trẻ em: 13 liệu pháp thảo mộc hữu ích

(55)
Có nhiều trường hợp tử vong do mắc bệnh lao ở trẻ em. Do đó, bố mẹ không thể xem thường và cần trang bị kiến thức để sớm nhận diện căn bệnh ... [xem thêm]

Phòng ngừa loãng xương khi mới 20

(34)
Tuổi 20, nói tới loãng xương e là quá sớm, giống như lão hóa da khó có thể xảy đến ở độ tuổi này. Song nếu không kịp thời ngăn chặn, loãng xương sẽ ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

(93)
Con người từ lúc sinh ra cho đến lúc già yếu đều cần phải đến bệnh viện nhiều lần để thăm khám sức khỏe cho mình. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM ... [xem thêm]

Lá Xoài chữa bệnh tiểu đường, thực hư thế nào?

(52)
Ngay cả khi y học hiện đại đã có nhiều bước tiến mới, tác dụng kỳ diệu lá Xoài chữa bệnh tiểu đường đến tận bây giờ vẫn còn được lưu truyền ... [xem thêm]

Collagen và những điều cần biết

(40)
Càng lớn tuổi, lượng collagen càng mất đi khiến làn da chúng ta lão hóa nhanh chóng. Không chỉ ảnh hưởng đến làn da, collagen còn có nhiệm vụ duy trì độ đàn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN