Cơ chế glucagon và insulin

(4.21) - 96 đánh giá

Insulin và glucagon là hai hormone giúp điều chỉnh nồng độ đường (glucose) trong máu. Glucose hấp thụ từ thức ăn, đóng vai trò làm nhiên liệu quan trọng cho cơ thể. Insulin và glucagon đều quan trọng như nhau trong việc kiểm soát đường huyết, đảm bảo các chức năng hoạt động của cơ thể.

Insulin và glucagon giống như âm và dương trong duy trì đường huyết. Các hormone này cân bằng lượng đường trong máu, duy trì đường huyết trong phạm vi hẹp theo nhu cầu của cơ thể. Khi bạn ăn, tuyến tụy phóng thích insulin để giúp giảm lượng đường trong máu. Giữa các bữa ăn, tụy giải phóng glucagon để giữ lượng đường ổn định trong máu.

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, cơ thể của bạn không thể sử dụng insulin hoặc sử dụng insulin không đúng cách, sản xuất không đủ insulin hoặc hoàn toàn không sản xuất ra insulin. Kết quả là, lượng glucagon sản xuất ra không hợp lý. Khi cơ thể mất cân bằng, có thể dẫn đến lượng glucose trong máu ở mức cao nguy hiểm.

Insulin hoạt động như thế nào?

Insulin là một hormone quan trọng được sản xuất bởi các tế bào trong tuyến tụy. Insulin chuyển glucose từ máu vào tế bào làm năng lượng để sử dụng hoặc lưu trữ.

Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn có chứa carbohydrate được tiêu hóa và chuyển đổi thành glucose. Khi đó lượng đường huyết sẽ gia tăng. Sự gia tăng lượng đường phát tín hiệu đến tuyến tụy để sản xuất insulin nhằm kiểm soát nồng độ đường trong máu.

Khi cơ thể sản xuất insulin, glucagon sẽ bị ức chế. Insulin kích thích các tế bào khắp cơ thể của bạn hấp thụ glucose từ máu. Sau đó, các tế bào sử dụng glucose làm năng lượng.

Để cung cấp năng lượng cho cơ thể giữa các bữa ăn, glucose dư thừa được lưu trữ trong các tế bào gan và cơ dưới dạng glycogen. Khi glucose được chuyển đổi thành năng lượng hoặc được lưu trữ trong gan và cơ, nồng độ glucose trong máu sẽ giảm đi.

Glucagon hoạt động như thế nào?

Cũng giống như insulin, glucagon là một loại protein được sản xuất trong tuyến tụy. Đây là một đối trọng của insulin.

Khoảng bốn đến sáu giờ sau khi ăn, lượng đường trong máu sẽ giảm dần. Điều này kích hoạt sự sản xuất glucagon trong tuyến tụy. Khi tuyến tụy tiết glucagon, cơ thể sẽ ức chế sản xuất insulin.

Glucagon báo hiệu cho gan và cơ phân giải glycogen thành glucose và giải phóng glucose trở lại vào máu của bạn. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn không tụt xuống quá thấp.

Thường lượng glucose trong máu là bao nhiêu?

Viện Y tế quốc gia cung cấp các hướng dẫn sau đây về lượng đường trong máu.

Mức đường huyết bình thường ở những người không mắc bệnh tiểu đường là:

  • Khi đói: 70-99 mg/dl (mg/dl).
  • Sau khi ăn: 70-120 mg/dl.

Lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường là:

  • Trước bữa ăn: 70 đến 110-130 mg/dl.
  • 1 đến 2 giờ sau khi bắt đầu ăn: dưới 180 mg/dl.

Rối loạn cân bằng insulin

Sự điều hòa đường huyết trong cơ thể là một quá trình trao đổi chất tuyệt vời. Tuy nhiên, mọi hoạt động dường như không diễn ra như đã được thiết lập. Bệnh tiểu đường được biết như một tình trạng mất cân bằng đường huyết. Bệnh tiểu đường ám chỉ một tổ hợp nhiều bệnh.

Bênh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là dạng ít phổ biến. Bệnh là một rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch phá hủy các tế bào trong tuyến tụy, nơi sản sinh ra insulin. Trước đây được gọi là “bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin”, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 phải dùng insulin để duy trì sự sống.

Bệnh tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát triển khi các tế bào không phản ứng với insulin. Theo thời gian, cơ thể bạn sẽ giảm sản xuất insulin và lượng đường huyết sẽ tăng lên.

Những người bị bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, chiếm 90-95% của tất cả các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, theo trung tâm thông tin tiểu đường quốc gia. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được kiểm soát bằng thuốc và thay đổi trong lối sống, chẳng hạn như giảm cân, chế độ dinh dưỡng và tập thể dục hợp lý.

(function() { window.mc4wp = window.mc4wp || { listeners: [], forms: { on: function(evt, cb) { window.mc4wp.listeners.push( { event : evt, callback: cb } ); } } } })();
#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}

Bạn muốn sống khỏe mạnh?

Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Một số phụ nữ dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ vào cuối giai đoạn mang thai. Bệnh tiểu đường xảy ra trong thai kỳ là do sự can thiệp của hormone sản sinh khi mang thai. Bênh tiểu đường thai kỳ thường biến mất sau khi sinh, nhưng những phụ nữ đã bị bệnh tiểu đường này có nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.

Tiền tiểu đường

Nếu mắc bệnh tiểu đường, cơ thể của bạn sản xuất insulin nhưng không sử dụng đúng cách. Kết quả là, nồng độ đường trong máu của bạn sẽ tăng, nhưng chưa cao đến mức để có thể kết luận là bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhiều người có tiền tiểu đường không phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, với những thay đổi trong lối sống, bao gồm cả kiểm soát cân nặng, tập thể dục và một chế độ ăn uống lành mạnh, có thể ngăn chặn bệnh tiểu đường tuýp 2.

Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường?

Không phải tất cả các týp bệnh tiểu đường đều có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm cả tập thể dục và một chế độ ăn uống lành mạnh có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn tình trạng tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường tuýp 2.

Sống lành mạnh cũng rất quan trọng để đối phó với bất kỳ thể bệnh nào liên quan đến hoạt động của insulin. Năng tập thể dục và ý thức về chế độ ăn uống của bạn là những công cụ quan trọng trong việc kiểm soát các rối loạn gây ra do bệnh tiểu đường.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách ngủ nhanh trong vòng 10 đến 120 giây

(82)
Khi áp dụng các cách ngủ nhanh, bạn có thể xua tan mọi căng thẳng và hồi phục sức khỏe sau một ngày dài mệt mỏi. Cách để dễ ngủ nhanh nhất là bạn chỉ ... [xem thêm]

Bố mẹ nên làm gì khi con bị thừa cân?

(13)
Khi con bị thừa cân, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tăng cường sinh hoạt vận động và nhất là không được tạo áp lực hay chê bai ngoại hình ... [xem thêm]

Tóc đẹp – da đầu khỏe chỉ nhờ 6 bí quyết siêu đơn giản

(55)
Mái tóc đẹp và chắc khỏe sẽ góp phần tôn lên vẻ đẹp ngoại hình của bạn. Vậy bạn đã biết cách chăm sóc như thế nào để có một mái tóc khỏe đẹp ... [xem thêm]

9 bệnh da liễu ở trẻ em có thể gây nguy hiểm cho bé

(15)
Sức khỏe làn da của trẻ em là một trong những ưu tiên chăm sóc sức khỏe hàng đầu của nhiều người mẹ. Việc nhận biết các bệnh da liễu ở trẻ em sẽ ... [xem thêm]

7 nhóm thực phẩm cho người bệnh lupus ban đỏ

(50)
Các loại thực phẩm bạn ăn dù không trực tiếp gây ra bệnh lupus ban đỏ nhưng lại ảnh hưởng đến triệu chứng của bệnh. Dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp cho ... [xem thêm]

Điểm cộng và trừ của việc ru con ngủ bằng tiếng ồn trắng

(41)
Tiếng ồn trắng là biện pháp được sử dụng để giúp con yêu ngủ ngon hơn vào mỗi đêm khi những biện pháp khác không đạt hiệu quả như mong muốn. Trẻ sơ ... [xem thêm]

Chăm sóc da mặt trong thai kỳ liệu có an toàn?

(23)
Chị em phụ nữ hiện đại ngày nay rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc da mặt ngay cả trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tìm hiểu rõ về phương pháp chăm ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh thận mạn tính

(91)
Bệnh thận mạn tính là tình trạng thận đã bị hỏng và không thể nào thực hiện các chức năng của nó để đảm bảo cho cơ thể được khỏe mạnh.Nếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN