Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)

(4.18) - 47 đánh giá

Cường giáp là một tình trạng dễ gặp và thường ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Nếu không được điều trị và kiểm soát, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tìm hiểu về nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp.

Bạn đã biết về bệnh cường giáp? Nếu chưa, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu về bệnh lý này nhé.

Tìm hiểu chung

Bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp) là bệnh gì?

Cường giáp, hay còn gọi là cường chức năng tuyến giáp, là bệnh lý gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nằm ở cổ và có nhiệm vụ tiết hormone giúp kiểm soát rất nhiều hoạt động của cơ thể. Một số chức năng khác của tuyến giáp có thể kể đến như kiểm soát lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, điều hòa nhiệt lượng của cơ thể, kích thích hoạt động của tim và hệ thần kinh. Nếu tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng của bệnh cường giáp.

Những đối tượng thường bị cường chức năng tuyến giáp?

Cường giáp là một căn bệnh khá phổ biến và thường ảnh hưởng đến nữ giới. Tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc tình trạng này cao gấp 3 lần bệnh nhân nam. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng người cao tuổi thường ít biểu hiện triệu chứng bệnh.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng cường giáp (cường chức năng tuyến giáp) là gì?

Bạn có thể gặp phải các triệu chứng cường giáp, bao gồm:

  • Lo lắng
  • Đổ mồ hôi
  • Mệt mỏi
  • Tim đập nhanh, lỡ nhịp hoặc các bất thường khác về nhịp tim như rung tâm nhĩ.

Các triệu chứng khác của bệnh có thể kể đến như kích ứng mắt, sụt cân, nhạy cảm với nhiệt độ cao, và thường xuyên đi tiêu hoặc tiêu chảy. Cường giáp có thể là kết quả của bệnh Graves, đặc biệt hay xuất hiện ở những người hút thuốc lá. Những bệnh nhân mắc bệnh Graves có tuyến giáp phình to (bướu cổ) và bị phồng nhãn cầu (chứng lồi mắt).

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp các tình trạng sau đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay:

  • Bị sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Tim đập nhanh, đổ mồ hôi bất thường
  • Sưng tại các cơ quan ở cổ
  • Gặp các triệu chứng khác liên quan đến bệnh

Điều quan trọng là bạn phải mô tả một cách chính xác những thay đổi mà mình đã gặp phải, bởi vì nhiều dấu hiệu và triệu chứng cường giáp có thể liên quan với một số bệnh lý khác.

Nếu đã được điều trị cường giáp hoặc hiện đang được điều trị, bạn nên đi gặp bác sĩ thường xuyên để được tư vấn và theo dõi tình trạng của mình.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh cường chức năng tuyến giáp là gì?

Bệnh Graves là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cường giáp. Khi mắc bệnh này, tuyến giáp của bạn sẽ bị tấn công và từ đó khiến chúng tiết ra nhiều hormone. Khoảng 80-90% người bị cường giáp mắc bệnh Graves.

Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn, bao gồm:

  • Viêm tuyến giáp: Đây là tình trạng viêm nhiễm của tuyến giáp,
  • Bướu độc: là một khối u tuyến giáp tiết ra hormone tuyến giáp
  • Sử dụng quá nhiều thuốc tuyến giáp

Đôi khi bệnh xuất hiện mà không rõ nguyên nhân. Bệnh có thể di truyền trong gia đình nhưng không lây nhiễm.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)?

Cường giáp, đặc biệt khi là biến chứng của bệnh Graves, có xu hướng di truyền và phổ biến hơn ở phụ nữ. Nếu một thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh ở tuyến giáp, hãy nói chuyện với bác sĩ về các yếu tố nguy cơ này. Bác sĩ có thể khuyến nghị thực hiện một số kiểm tra để theo dõi chức năng tuyến giáp của bạn.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)?

Bác sĩ có thể chẩn đoán cường giáp dựa trên tiền sử bệnh, khám tổng quát và các xét nghiệm máu để đo lường lượng hormone tuyến giáp. Bác sĩ đôi khi sẽ yêu cầu bạn scan tuyến giáp hoặc siêu âm để xem xét hình ảnh của tuyến giáp. Bạn cũng có thể được đề nghị gặp một chuyên gia tuyến giáp (chuyên gia nội tiết).

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)?

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh bằng cách giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Lượng hormone này có thể được giảm bằng việc sử dụng thuốc, tia phóng xạ hoặc phẫu thuật.

  • Bạn có thể cần sử dụng thuốc trong vài tháng, vài năm hoặc lâu hơn. Các loại thuốc ngăn cản sự sản xuất hormone tuyến giáp bao gồm propylthiouracil (PTU) và methimazole. Thuốc có thể được sử dụng như một liệu pháp điều trị chính hoặc để chuẩn bị cho các phương pháp điều trị khác.
  • Phóng xạ i-ốt được sử dụng để hủy tuyến giáp. Liệu pháp này thường phù hợp cho bệnh nhân trên 21 tuổi hoặc bệnh nhân nhỏ tuổi nhưng không thể kiểm soát bệnh khi dùng thuốc.
  • Phẫu thuật dành cho những bệnh nhân có tuyến giáp lớn, vì chúng chặn hoặc can thiệp vào các cấu trúc khác ở vùng cổ. Bệnh nhân không muốn sử dụng phương pháp phóng xạ i-ốt có thể phẫu thuật. Phụ nữ mang thai cũng có thể cần đến phẫu thuật.

Biến chứng

Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?

Bệnh cường giáp có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Vấn đề tim mạch: Các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh cường giáp thường liên quan đến tim mạch. Bạn có thể gặp các tình trạng như nhịp tim nhanh hoặc suy tim sung huyết.
  • Xương giòn và dễ gãy: Hormone tuyến giáp tăng cao sẽ cản trở khả năng gắn kết canxi vào xương, từ đó khiến xương bị yếu và giòn (loãng xương).
  • Các vấn đề về mắt: Bệnh lồi mắt do Graves có thể phát triển thành các vấn đề về mắt, bao gồm đỏ mắt, sưng mắt, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng hoặc song thị. Nếu không được điều trị, các vấn đề này có thể gây mất thị lực.
  • Da đỏ, sưng tấy: Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bị bệnh Graves có thể mắc các vấn đề về da, gây mẩn đỏ và sưng tấy ở nhiều vị trí như cẳng chân và bàn chân.
  • Nhiễm độc tuyến giáp: Cường giáp cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm độc tuyến giáp, một tình trạng có thể gây sốt cao, mạch nhanh và thậm chí là mê sảng. Khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy đến bệnh viện ngay để được chăm sóc kịp thời.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh cường giáp (cường chức năng tuyến giáp)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

  • Hãy bảo vệ mắt nếu bạn gặp những biến chứng ở mắt do bệnh Grave. Bạn có thể sử dụng kính mắt, nước mắt nhân tạo hoặc các dụng cụ bảo vệ mắt khác.
  • Lưu ý rằng phóng xạ i-ốt không nên được sử dụng trong thai kì vì có thể ảnh hưởng đến em bé.
  • Để điều trị bệnh hiệu quả, bạn cần phải chăm sóc lâu dài. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) sau điều trị và nguy cơ tái phát của bệnh cường giáp.
  • Đi khám bác sĩ nếu bạn bị nhịp tim đập nhanh, sụt cân nghiêm trọng, tiêu chảy hoặc run tay chân.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bồn chồn, lo lắng hoặc thay đổi tâm trạng.
  • Không tập thể dục cho đến khi bệnh của bạn đã được kiểm soát.
  • Không hút thuốc vì thuốc lá có thể làm trầm trọng hơn các vấn đề ở mắt.
  • Bạn cần lưu ý rằng các biến chứng của phẫu thuật có thể bao gồm tê liệt dây thanh âm, nhược giáp (giảm năng tuyến giáp) và các vấn đề về canxi. Vấn đề về canxi sẽ xảy ra nếu các tuyến cận giáp vô tình bị loại bỏ.
  • Hãy nhớ rằng, 10-15% bệnh nhân có thể tái phát bệnh sau khi phẫu thuật.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Mòn răng

(19)
Tìm hiểu về mòn răngMòn răng là gì?Mòn răng là kết quả của mài mòn các bề mặt răng đối diện nhau hoặc do tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Mài mòn do ... [xem thêm]

Nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)

(97)
Định nghĩaNhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ) là bệnh gì?Nhiễm giun móc, hay nhiễm giun mỏ, là khi có giun móc (giun mỏ) sống kí sinh trong cơ thể. Chúng thường lây ... [xem thêm]

Ung thư Kaposi (Sacorma Kaposi)

(35)
Định nghĩaUng thư Kaposi (Sacorma Kaposi) là bệnh gì?Ung thư Kaposi, hay còn gọi là Sacorma Kaposi, là bệnh ung thư hiếm gặp. Bệnh được gây ra do các khối u phát ... [xem thêm]

Cuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu)

(93)
Định nghĩaCuồng sảng rượu cấp (cơn động kinh do cai rượu) là gì?Cuồng sảng rượu cấp hay còn gọi là cơn động kinh do cai rượu hoặc cuồng sảng do thiếu ... [xem thêm]
Đang tải ...

Giới tính mơ hồ

(97)
Tìm hiểu chungGiới tính mơ hồ là bệnh gì?Giới tính mơ hồ là tình trạng hiếm gặp xảy ra khi bộ phận sinh dục ngoài của trẻ sơ sinh không rõ ràng là nam hay ... [xem thêm]

Ung thư mô mỡ

(88)
Ung thư mô mỡ là một dạng ung thư mô mềm hiếm gặp có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời. Cũng như các loại ung ... [xem thêm]

Bóc tách động mạch chủ

(100)
Tìm hiểu chungBóc tách động mạch chủ là bệnh gì?Bóc tách động mạch chủ là một căn bệnh rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Khi mắc bệnh, các lớp ... [xem thêm]

Sụp mi mắt

(41)
Tìm hiểu chungSụp mi mắt là tình trạng gì?Khi chúng ta già đi, mi mắt sẽ bắt đầu rủ xuống nhãn cầu. Rủ mi mắt là hậu quả của việc giảm trương lực cơ ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...