Đau bụng dưới bên trái ở trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

(3.51) - 27 đánh giá

Đau bụng dưới bên trái có thể chỉ là chuyện nhỏ, nhưng đôi lúc cũng có thể là dấu hiệu nghiêm trọng. Vậy bố mẹ làm thế nào để có cách xử trí hợp lý khi bé nói rằng mình đang đau bụng dưới bên trái?

Những cơn đau bụng của trẻ em có thể kéo dài dai dẳng nếu bé không được chăm sóc đúng cách. Phụ huynh thường lo lắng khi khó xác định được vị trí đau của bé nói lên điều gì và làm thế nào để chăm sóc bé trong những trường hợp khác nhau. Dưới đây là những điều mà bố mẹ nên biết về trường hợp những cơn đau bụng xảy ra tại vị trí bụng dưới bên trái.

Vị trí đau nói lên điều gì?

Đau bụng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào vị trí đau, các bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh.

Các chuyên gia y tế chia phần bụng thành 4 phần. Mỗi một phần (một góc phần tư) đều chứa toàn bộ hoặc một phần cơ quan nội tạng. Dựa trên sự phân chia này, các bác sĩ sẽ có thể xác định được cơn đau gây ra ở đâu, cơ quan nào đang “gặp vấn đề” và bởi nguyên nhân gì. Các cơ bao phủ trên thành bụng cũng có thể bị ảnh hưởng và gây đau ở vị trí nào đó.

Đau bụng dưới bên trái là do nguyên nhân gì?

Phần bụng dưới bên trái là nơi chứa đại tràng và trực tràng. Viêm ruột là tình trạng mạn tính của ruột có thể gây ra đau ở khu vực này. Các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan vùng chậu kèm theo cơn đau ở vùng bụng dưới.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau bụng tại vị trí này ở trẻ em chính là táo bón. Tình trạng táo bón xuất hiện khi chế độ ăn của trẻ không chứa đủ chất xơ hoặc nước.

Bố mẹ cần chăm sóc con như thế nào?

Một chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ trái cây và rau quả là rất quan trọng đối với trẻ. Bố mẹ nên tập trung vào việc cân bằng lượng thức ăn của con bằng cách đảm bảo bữa ăn mỗi ngày bao gồm đầy đủ rau quả và trái cây tươi cũng như nhắc bé uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Khi nào bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ?

Đau bụng dưới bên trái có thể là biểu hiện ban đầu cho các bệnh nghiêm trọng như viêm tụy, viêm ruột và sỏi thận. Bố mẹ cần đưa con đến ngay trung tâm y tế nếu cơn đau bụng kéo dài liên tục, gây đau dữ dội, xấu đi trong một thời gian ngắn hoặc đi kèm với các triệu chứng khác bao gồm tiêu chảy có máu, đau hoặc chảy máu khi đi tiểu, ói mửa.

Đau bụng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bố mẹ đưa bé đến gặp bác sĩ. Trẻ em thường xuyên bị đau bụng. Đôi khi, việc bé kêu đau chỉ là một vấn đề nhỏ, nhưng lắm lúc cũng có thể là triệu chứng ban đầu của một bệnh nghiêm trọng. Bố mẹ cần nắm rõ vị trí đau của trẻ và nhận biết được đâu là tình huống có thể chăm sóc tại nhà, đâu là lúc nên đưa bé đến gặp ngay bác sĩ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 cách đơn giản điều trị lẹo mắt tại nhà

(79)
Lẹo là một thuật ngữ y học chỉ tình trạng nhiễm trùng cấp tính tuyến bã nhờn ở mí mắt. Tình trạng này thường làm sưng, đỏ ở bờ mắt. Thậm chí chỗ ... [xem thêm]

Dùng vitamin quá liều khi mang thai khiến bà bầu bị gì?

(52)
Dùng vitamin quá liều khi mang thai dẫn đến nhiều biểu hiện không tốt cho thai phụ như táo bón, tiêu chảy… Bạn cần nắm rõ liều lượng để sử dụng an ... [xem thêm]

Bật mí cách trị bé bị muỗi đốt tại nhà và biện pháp phòng ngừa

(94)
Việc bé bị muỗi đốt có thể là điều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên có biện pháp phòng muỗi để hạn chế việc bé mắc bệnh sốt xuất ... [xem thêm]

10 loại thực phẩm gây ung thư mà bạn cần tránh sử dụng

(26)
Nhiều thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư. Việc nhận biết những thực phẩm gây ung thư sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả ... [xem thêm]

Triệu chứng ung thư gan mà bạn dễ bỏ qua

(86)
Ung thư gan là một căn bệnh nan y và rất khó để điều trị triệt để. Tỷ lệ tử vong vì ung thư gan trên thế giới rất cao, đa số là do các bệnh nhân ... [xem thêm]

Để dạy con tự lập mục tiêu khi trẻ vẫn còn nhỏ

(22)
Bố mẹ nên dạy con tự lập mục tiêu ngay từ khi trẻ còn nhỏ để hỗ trợ cho khả năng độc lập trong suy nghĩa và hành động của bé trong tương lai.Nhiều ... [xem thêm]

Mật độ xương là gì?

(29)
Bạn đã bao giờ nghe nói về mật độ xương hoặc khối lượng xương? Nếu như đã nghe rồi liệu bạn có biết ý nghĩa của chúng không? Bài viết này sẽ cung ... [xem thêm]

Các trò chơi hữu ích cho trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý

(55)
Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn có tính chất tâm lý dễ gặp. Ngày nay tỷ lệ trẻ bị tăng động khá cao. Trẻ mắc chứng rối loạn tăng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN