Dấu hiệu viêm phổi: Phòng ngừa ngay từ khi xuất hiện!

(4.03) - 90 đánh giá

Việc nhận biết sớm dấu hiệu viêm phổi là bước tiến quan trọng có thể giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi có khả năng gây tử vong. Chứng bệnh này gây viêm các túi khí trong phổi, khiến túi khí chứa đầy mủ và dịch nhầy. Mức độ nghiêm trọng sẽ tùy thuộc vào các loại viêm phổi khác nhau mà bạn gặp phải. Đối với chứng viêm phổi nhẹ và người có sức khỏe tốt thường có thể hồi phục trong vòng 1 đến 3 tuần.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Những đối tượng luôn nằm trong “tầm ngắm” có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và gặp phải các biến chứng đe dọa đến tính mạng bao gồm:

  • Người hút thuốc
  • Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi
  • Người lớn trên 65 tuổi
  • Người đã từng mắc bệnh phổi
  • Người có hệ thống miễn dịch yếu
  • Người sống ở môi trường không khí bị ô nhiễm
  • Người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường…

Thực tế, những người thuộc nhóm yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm phổi chiếm một phần không nhỏ trong tỷ lệ dân số hiện nay. Nguyên nhân viêm phổi thường do vi khuẩn, virus và nấm có thể lây lan qua ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc gần, do đó bệnh sẽ ngày càng lan rộng gây ảnh hưởng lên cả người khỏe mạnh.

Việc phát hiện dấu hiệu viêm phổi ngay từ ban đầu là cách hiệu quả để phòng tránh, ngăn ngừa lây lan và điều trị nhanh chóng chứng bệnh này.

Bạn hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu viêm phổi để có thể tìm cách phòng ngừa và điều trị viêm phổi hiệu quả nhé!

Các dấu hiệu viêm phổi phổ biến

Những dấu hiệu viêm phổi bạn cần lưu ý phát hiện sớm bao gồm:

• Ho có đờm: Ho có dịch đờm màu xanh lá cây, vàng hoặc kèm theo máu. Sự xuất hiện của máu có thể cảnh báo bạn đang bị dấu hiệu viêm phổi nặng.

• Khó thở: Viêm phổi sẽ gây suy giảm chức năng phổi khiến bạn cảm thấy khó thở. Cơ thể người bệnh sẽ tăng nhịp thở để có đủ oxy cung cấp cho các cơ quan, dẫn đến cảm giác hụt hơi, thở dốc.

• Nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường: Triệu chứng này thường xảy ra ở người lớn trên 65 tuổi và người có hệ thống miễn dịch yếu.

• Sốt: Nếu sốt trên 38,5 độ C kèm theo các triệu chứng cảm lạnh là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bạn đã bị nhiễm vi khuẩn, viêm phổi.

• Đau ngực: Hít thở sâu hoặc ho khiến bạn có cảm giác đau, áp lực dưới xương ức, nặng ngực.

• Mệt mỏi, đau cơ: Bệnh viêm phổi có thể khiến bạn mệt mỏi kèm sốt, gây đau cơ khớp.

• Đổ mồ hôi, ớn lạnh: Bạn cảm thấy ớn lạnh dù đã giữ ấm, bạn cũng có thể đổ mồ hôi và răng đánh lập cập vào nhau.

• Thay đổi nhận thức: Người lớn trên 65 tuổi có thể bị mê sảng hoặc lú lẫn.

Ngoài các dấu hiệu viêm phổi kể trên, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ăn không ngon, môi khô…

Nếu nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu viêm phổi nào, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị hợp lý, tránh để lâu ngày hay tự ý mua thuốc dùng.

Các dấu hiệu viêm phổi khác có thể thay đổi tùy theo tuổi và sức khỏe tổng thể của bạn. Trẻ em dưới 5 tuổi có thể thở nhanh hoặc thở khò khè. Trẻ sơ sinh thường không có triệu chứng, nhưng đôi khi có thể nôn, yếu sức hoặc khó ăn uống. Người già có thể có dấu hiệu nhẹ hơn, thường lú lẫn hoặc nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường.

Nếu không điều trị viêm phổi sớm, bệnh có thể nhanh chóng trở nên trầm trọng hơn ngay cả khi bạn là người khỏe mạnh. Một số dấu hiệu viêm phổi cảnh báo nguy hiểm bao gồm:

  • Sốt cao kéo dài
  • Khó thở kèm theo đau ngực
  • Có màu xanh ở môi hoặc móng tay
  • Ho có đờm không có dấu hiệu cải thiện

Những dấu hiệu viêm phổi cảnh báo nguy hiểm cho thấy bạn có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng viêm phổi bao gồm nhiễm trùng huyết, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp, suy thận, suy tim…

Bạn nên làm gì khi có dấu hiệu viêm phổi?

Ngay khi phát hiện dấu hiệu viêm phổi, điều đầu tiên là bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Để chẩn đoán viêm phổi, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh và tiến hành kiểm tra thể chất. Họ có thể sử dụng ống nghe để nghe tiếng phổi, yêu cầu chụp X-quang ngực và xét nghiệm máu.

Điều trị viêm phổi

Việc điều trị của bác sĩ sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân viêm phổi bao gồm:

• Viêm phổi do vi khuẩn: Bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh đường uống. Nhiều người bệnh đáp ứng tốt với việc điều trị tại nhà và hồi phục nhanh chóng. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng đang trở nên tồi tệ hơn, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

• Viêm phổi do virus: Bác sĩ có thể chỉ định điều trị viêm phổi do virus bằng thuốc kháng virus, thông thường người bệnh sẽ hồi phục sau 1 đến 3 tuần.

• Viêm phổi do nấm: Để điều trị viêm phổi do nấm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm. Quá trình điều trị có thể mất vài tuần để loại bỏ nhiễm trùng.

Người bệnh có các triệu chứng, dấu hiệu viêm phổi nghiêm trọng có bệnh lý mắc kèm hoặc thuộc nhóm yếu tố nguy cơ có thể cần điều trị tại bệnh viện.

Tỷ lệ phục hồi bệnh viêm phổi sẽ thay đổi tùy thuộc vào mức độ khỏe mạnh của người bệnh, độ tuổi và lối sống. Một số người bị viêm phổi có thể hồi phục trong một vài tuần, trong khi đối với những người khác có thể mất 6 đến 8 tuần để trở lại bình thường.

Phòng ngừa nguy cơ viêm phổi

Những người có nguy cơ cao bị viêm phổi hoặc biến chứng do nhiễm trùng có thể cân nhắc tiêm vắc xin để giảm bớt rủi ro. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến nghị rằng một số nhóm người nên cân nhắc tiêm các loại vắc xin sau:

• Thuốc chủng ngừa liên hợp chống khuẩn cầu phổi (PVC 13): Dành cho người lớn trên 65 tuổi, trẻ em từ 2 tuổi trở xuống và người mắc bệnh mãn tính.

• Thuốc chủng ngừa polisaccarit khuẩn cầu phổi: Dành cho người lớn trên 65 tuổi, người trên 2 tuổi bị bệnh mãn tính và người lớn trên 19 tuổi hút thuốc lá.

Bạn có thể cân nhắc tiêm chủng các loại vắc xin cúm và Hib để giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi.

• Vắc xin cúm: Vắc xin cúm có thể giúp bảo vệ bạn khỏi bị cúm và viêm phổi.

• Vắc xin Hib: Một loại vi khuẩn có tên Haemophilus Enzae loại b (Hib) có thể gây viêm phổi và viêm màng não. Trẻ em dưới 5 tuổi cần tiêm chủng ngừa Hib để giúp bảo vệ khỏi các bệnh nhiễm trùng này.

Ngoài ra còn có các bước đơn giản và điều chỉnh lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa viêm phổi bao gồm:

• Rửa tay thường xuyên: đặc biệt là trong mùa lạnh và cúm để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng xà phòng và nước nóng hoặc gel rửa tay kháng khuẩn để tiêu diệt vi trùng, đặc biệt là trước khi ăn hoặc chạm vào mặt và miệng.

• Xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh: Đây là điều cần thiết để cơ thể có thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Bạn nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi nhiều và tập thể dục thường xuyên.

• Từ bỏ hút thuốc lá: Điều này có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng viêm phổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc hút thuốc làm hỏng phổi và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.

Những thông tin trên đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu viêm phổi để kịp thời xử lý. Dù bệnh viêm phổi hay bất kỳ căn bệnh nào khác, khi phát hiện càng sớm, bạn sẽ càng nhanh chóng hồi phục. Vì thế bạn hãy luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa và đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 bí quyết để giao tiếp với trẻ 6 tháng tuổi

(39)
Tại thời điểm này, con bạn đã chuẩn bị đến tuổi học nói, vậy nên những gì bạn nói với bé luôn đều có ý nghĩa. Bạn có thể giúp bé tiếp thu và rèn ... [xem thêm]

Thiền Kundalini: Đánh thức năng lượng tiềm ẩn bên trong bạn

(99)
Khi học cách thiền Kundalini, bạn có thể đánh thức các năng lượng tiềm ẩn để kiểm soát cảm xúc, thói quen, suy nghĩ… Từ đó, bạn sẽ tránh được nhiều ... [xem thêm]

Bà bầu mang đồ nặng có an toàn cho thai nhi?

(47)
Mang thai là thời gian mẹ bầu cần cẩn thận trong tất cả mọi việc từ ăn uống, nghỉ ngơi đến sinh hoạt. Bà bầu mang đồ nặng có thể ảnh hưởng không ... [xem thêm]

31 tháng

(27)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Bé học được rất nhiều từ mới trong giai đoạn này, chắc hẳn sẽ có một từ mà bé đặc biệt thích dung ... [xem thêm]

Những điều cần biết về hội chứng ruột kích thích

(71)
Nhiều người trong số chúng ta đều đã từng bị những cơn đau dạ dày hành hạ. Tuy vậy, đây không phải là rắc rối duy nhất khi mắc bệnh đau dạ dày mà ... [xem thêm]

Cơ chế glucagon và insulin

(96)
Insulin và glucagon là hai hormone giúp điều chỉnh nồng độ đường (glucose) trong máu. Glucose hấp thụ từ thức ăn, đóng vai trò làm nhiên liệu quan trọng cho cơ ... [xem thêm]

Vượt qua ý định tự tử không khó!

(44)
Đã bao giờ bạn cảm thấy nỗi đau quá choáng ngợp đến nỗi bạn nghĩ về việc tự làm đau chính mình hay tự tử? Bạn không hề đơn độc. Nhiều người trong ... [xem thêm]

Phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ (Phần 1)

(26)
Phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ được xem là một thách thức lớn với nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có khả năng hồi phục nếu kiên trì ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN