Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Đồ uống nào phù hợp nhất với bé?

(3.81) - 51 đánh giá

Chúng ta đều biết tầm quan trọng của việc chọn thức ăn tốt cho sức khoẻ trẻ em, nhưng loại thức uống nào tốt cho sức khoẻ của bé?

Dưới đây là thông tin về tất cả các thức uống và mức độ thường xuyên bé nên uống các thức uống này.

Bạn hãy luôn cho bé uống

Sữa

Bạn nên cho bé uống sữa tươi nguyên chất khi bé trong giai đoạn từ một đến hai tuổi, trừ khi gia đình bạn có tiền sử bị bệnh béo phì hoặc bệnh tim. Trong trường hợp này, bạn có thể xem xét giảm chất béo từ sữa, nhưng bạn cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước. Bé nên uống sữa không béo khi bé được hai tuổi bởi thức uống này có tất cả các vitamin D và canxi cần thiết nhưng lại không bổ sung năng lượng cho bé.

Nước

Đây là loại thức uống rất cần thiết. Lượng nước mà bé uống tùy thuộc vào mức độ hoạt động, thời tiết và trọng lượng của bé. Nếu bé con nhà bạn không thích uống nước, hãy thử thêm vào ít quả mọng được nghiền nát để thêm hương vị hoặc trang trí thức uống của bé bằng ống hút và đá viên.

Đôi khi bạn nên cho bé uống

Nước bổ sung vitamin và nước dừa

Nếu bạn muốn cho bé uống một loại thức uống giải khát, hãy chọn loại thức uống không đường. Bạn có thể cho bé uống các loại nước nhạt màu được bổ sung vitamin hoặc nước dừa.

Nước ép

Bạn có thể cho bé uống nước ép nguyên chất không thêm đường. Trẻ em ở độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi có thể dùng 120 đến 180ml nước ép mỗi ngày. Nước ép bổ sung rất nhiều năng lượng và calo nhưng lại không chứa nhiều chất xơ bằng trái cây.

Bạn không bao giờ nên cho bé uống

Soda, trà, cà phê, nước tăng lực và thức uống dành cho các hoạt động thể thao. Soda về cơ bản là kẹo lỏng, vậy nên loại thức uống này không có nhiều giá trị dinh dưỡng. Caffeine – một chất kích thích, gây nghiện – thường được tìm thấy trong cà phê, trà và hầu hết nước tăng lực. Trong nhiều trường hợp, uống một chút soda sẽ tốt cho sức khoẻ của bé. Nhưng bạn cần biết rằng đây không phải là thức uống phù hợp để trẻ em uống đều đặn.

Một số công thức chế biến

Ngoài các thức uống như trên, bạn có thể tự tay chế biến cho bé các thức uống thơm ngon bổ dưỡng sau.

Sữa có hương vị tự làm

Đây là một cách tuyệt vời để tạo hương vị cho sữa dành riêng cho những đứa trẻ yêu thích hương vị. Dâu tây cũng là một nguồn cung cấp của vitamin C tuyệt vời cho bé.

Bạn có thế chế biến sữa dâu tây bằng nguyên liệu và cách thức hết sức đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 120g dâu tây và 500ml sữa;
  • Xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn đều.

Nước dừa

Nước dừa chứa ít đường và nhiều hàm lượng kali, chất chống oxy hóa và chất điện giải. Hãy chắc chắn rằng bạn tránh cho bé uống các thức uống dành riêng cho các hoạt động thể thao có quảng cáo là chứa nước dừa. Bạn chỉ nên mua nước dừa thô hoặc lấy thẳng trực tiếp nước dừa từ trái dừa

Sinh tố

Sinh tố là một thức uống rất ngon và bổ dưỡng. Điều quan trọng là bạn có thể thêm một lượng lớn các loại trái cây khác nhau, rau củ và thậm chí cả protein (chất đạm) vào chế độ dinh dưỡng của bé. Loại thức uống này cũng có thể được đông lạnh để làm thành que kem và đem đi mời ăn, thết đãi. Không giống như nước trái cây nguyên chất, sinh tố chứa nhiều chất xơ và sẽ góp phần giúp trái cây và rau quả trở thành một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của bé.

Các loại trà thảo dược

Các loại trà thảo thường có hương vị thơm mát và có công dụng như thuốc, vậy nên loại thức uống này rất có ích cho trẻ em. Một trong những loại trà hay được uống trước khi đi ngủ là trà hoa cúc. Trà hoa cúc có tác dụng làm dịu các dây thần kinh và hệ tiêu hóa của bé. Bạn hãy thử cho bé uống trà hoa cúc được pha bằng nước ấm có cho một muỗng cà phê mật ong để gia tăng hương vị.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Công dụng của vỏ cam: Giảm cân, tốt cho sức khỏe

(99)
Công dụng của vỏ cam phơi khô khá đa dạng và dễ làm cho nhiều người cảm thấy thú vị, chẳng hạn như hỗ trợ giảm cân và có tiềm năng ngừa ung thư.Cam ... [xem thêm]

Bật mí 10 thói quen giúp bạn giảm cân không cần ăn kiêng

(74)
Giảm cân không cần ăn kiêng? Khả thi hay không? Nếu bạn áp dụng đúng và đủ 10 thói quen dưới đây, bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian và công sức để ... [xem thêm]

Hội chứng Cushing, biến chứng bệnh tiểu đường

(93)
Định nghĩaHội chứng Cushing (suy tuyến thượng thận thứ phát) là gì?Hội chứng Cushing, còn được gọi là bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát là một chứng ... [xem thêm]

Ngứa chân khi mang thai liệu có nguy hiểm?

(12)
Ngứa cơ thể là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ bầu, nhưng ngứa chân khi mang thai có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng.Ngứa chân khi ... [xem thêm]
Đang tải ...

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách tránh né

(43)
Rối loạn nhân cách tránh né là một trong những dạng rối loạn nhân cách. Người mắc bệnh có thể phục hồi gần như hoàn toàn nếu tìm được phương pháp ... [xem thêm]

Mổ viêm xoang: Nên hay không nên?

(12)
Khi đã dùng nhiều loại thuốc và áp dụng các phương pháp chữa khác nhau mà triệu chứng khó chịu của viêm xoang vẫn không dứt, nhiều người nghĩ đến phương ... [xem thêm]

Trào ngược acid có làm tim đập nhanh?

(26)
Các nguyên nhân thường gặp của chứng nhịp tim nhanh là stress, lo âu, dùng chất kích thích, sốt, thay đổi hormone, một số thuốc điều trị, mất nước, lượng ... [xem thêm]

Chế biến nhanh 8 món với cải bó xôi cho bé ăn dặm

(32)
Cải bó xôi là loại rau giàu dinh dưỡng vì có chất khoáng và vitamin dồi dào cần thiết cho sự phát triển của bé. Vì thế, hãy chế biến cải bó xôi cho bé ăn ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...