Hiến máu: Những chú ý quan trọng không nên xem nhẹ!

(4.5) - 46 đánh giá

Hiến máu là nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia bởi vì người hiến cần phải đáp ứng một số điều kiện sức khỏe nhất định.

Cùng tìm hiểu một số vấn đề cần làm trước và sau khi tham gia lấy máu để không ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nhé.

Trước khi hiến máu

Trước khi hiến máu, bạn cần lưu ý một số điều đơn giản như duy trì lối sống lành mạnh (tránh thức khuya, uống rượu bia,…) và chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sau đây là một số điều bạn cần ghi nhớ.

  • Bạn duy trì hàm lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể bằng cách nạp nhiều thức ăn giàu sắt như thịt đỏ, cá, thịt gia cầm, các loại hạt, rau cải bó xôi, ngũ cốc, nho khô…
  • Ngủ đủ giấc và không thức khuya;
  • Hãy uống khoảng 500ml nước hoặc các loại thức uống không có chứa cồn khác;
  • Ngoài ra, bạn nên ăn một bữa đầy dinh dưỡng trước khi đi. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý tránh nạp những thức ăn đầy chất béo như thức ăn nhanh, đồ chiên và kem,… bởi hàm lượng chất béo trong cơ thể bạn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quy trình xét nghiệm máu, không thể phát hiện ra các bệnh truyền nhiễm và máu của bạn sẽ không được dùng để truyền cho người khác;
  • Nếu bạn hiến tiểu cầu trong máu, hãy nhớ không nên dùng aspirin trong vòng hai ngày trước khi hiến máu.

Khi đi hiến máu

  • Bạn nên mặc áo tay ngắn hoặc áo có thể xắn tay để thuận tiện cho việc lấy máu;
  • Nếu bạn biết vị trí tĩnh mạch trên tay, hãy thông báo cho nhân viên y tế để họ có thể lấy máu dễ dàng;
  • Bạn nên thả lỏng cơ thể, nghe nhạc, trò chuyện với những người tham gia hiến máu khác hay đọc sách trong suốt quá trình lấy máu;
  • Bạn hãy ăn một ít đồ ăn nhẹ hay uống một ít nước ngay sau đó để đảm bảo sức khỏe.

Sau khi hiến máu

  • Bạn hãy uống khoảng 4 ly nước và tránh các thức uống có cồn trong suốt 24 giờ sau hiến máu;
  • Bạn nên giữ chặt miếng bông dán lên vết tiêm trong khoảng 5 phút để cầm máu và giữ miếng miếng băng cá nhân tại vị trí lấy máu đó trong vài giờ sau đó;
  • Để tránh viêm nhiễm da tại vùng lấy máu, bạn nên vệ sinh vùng da xung quanh băng cá nhân bằng xà phòng và nước sạch;
  • Bạn cũng nên hạn chế tuyệt đối các hoạt động bưng bê nặng hay các bài tập với cường độ cao trong ngày;
  • Nếu vị trí vết tiêm bắt đầu chảy máu, để máu ngưng chảy, bạn nên gập tay lại sao cho bàn tay chạm vai trong khoảng 5−10 phút hoặc cho tới khi máu ngưng chảy;
  • Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc đau đầu nhẹ thì hãy ngưng hoạt động, ngồi im hoặc nằm xuống cho tới khi bạn cảm thấy khỏe hơn;
  • Ngoài ra, bạn nhớ tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá cao như tắm nước nóng, ngồi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và uống nước nóng trong vòng 6 giờ sau đó.

Khi nào bạn không nên hiến máu?

Nếu gặp phải một số vấn đề về sức khỏe sau thì bạn không nên hiến máu:

  • Cảm lạnh hoặc cảm cúm;
  • Dạ dày khó chịu trong tuần trước khi hiến máu;
  • Mới nhổ răng.

Hiến máu không phải là việc khó, nhưng đòi hỏi bạn cần có sức khỏe tốt và tuân theo một vài lưu ý. Một khi đã quyết định đi hiến máu, bạn nên lưu ý những điều cần làm trên để duy trì một sức khỏe tốt nhất bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới: Bạn nên mua gì bồi bổ cho chồng?

(85)
Các loại thức ăn tốt cho sức khỏe nam giới chẳng những giúp cho anh ấy tăng cường sức đề kháng mà còn cải thiện chuyện chăn gối. Đặc biệt, các đấng ... [xem thêm]

Sự thật về thuốc tăng cơ bạn nên biết

(19)
Đa số nam giới, đặc biệt là những người tập gym, luôn mong muốn có được thân hình nở nang, săn chắc. Họ vội tìm đến các thuốc tăng cơ mà chưa tìm ... [xem thêm]

12 thói quen gây hại cho cột sống mà bạn không hề biết

(89)
Cột sống là cơ quan dễ tổn thương nhưng chúng ta lại không chú ý cho đến khi mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Ngay cả những hoạt động như thoa kem chống ... [xem thêm]

Vôi hóa tuyến vú

(57)
Tìm hiểu chungVôi hóa tuyến vú là gì?Vôi hóa tuyến vú là tình trạng canxi lắng đọng trong các mô vú tạo thành các hạt hay nốt canxi. Chúng thường có kích ... [xem thêm]

Thai nhi 2 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(29)
Sự phát triển của thai nhi 2 tuần tuổiThai nhi 2 tuần phát triển như thế nào?Như đã giải thích ở tuần một, tuần này bé con của mẹ vẫn chưa hình thành. ... [xem thêm]

7 triệu chứng gai cột sống lưng thường gặp

(29)
Cột sống lưng là một phần của cột sống. Nó nằm giữa cột sống cổ và thắt lưng, bao gồm 12 xương đốt sống xếp chồng lên nhau. Cột sống lưng đóng vai ... [xem thêm]

Huyết áp cao khi mang thai: nguy cơ đột quỵ về sau

(35)
Theo một nghiên cứu, huyết áp cao khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ đáng kể trong cuộc đời của một người phụ nữ. Các nghiên cứu đã tìm ... [xem thêm]

Uống vitamin vào thời điểm nào để hiệu quả nhất?

(27)
Vitamin rất cần cho hoạt động sống bình thường của cơ thể. Do đó, bạn cần biết uống vitamin vào thời điểm nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Tùy thuộc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN