Hỏi đáp cùng chuyên gia về việc tiêm ngừa HPV cho trẻ

(4.07) - 91 đánh giá

Mặc dù có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng vắc-xin HPV vẫn đem lại hiệu quả cao. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về lợi ích và rủi ro của vắc-xin HPV nhé.

Virus HPV có thể gây ra nhiều hiểm họa cho sức khỏe của bạn. Tiêm vắc-xin HPV là cách tốt nhất để ngăn chặn nhiễm virus HPV. Tuy nhiên, tiêm vắc-xin có lẽ là cơn ác mộng của nhiều đứa trẻ và là nỗi lo của không ít các ông bố, bà mẹ.

Bạn lo lắng không biết vắc-xin con bạn tiêm có an toàn không, nhất là khi có nhiều thông tin cho rằng vắc-xin HPV không an toàn? Thật sự bạn có nên tin tưởng vào tác dụng của vắc-xin HPV không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Virus HPV và vắc-xin HPV

HPV là một căn bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng đến rất nhiều người trên thế giới. Virus HPV có thể lây nhiễm khi bạn tiếp xúc qua da cũng như quan hệ tình dục với người bệnh. Mặc dù loại virus này có thể tự biến mất, tuy nhiên có một số loại virus có thể gây ra ung thư cổ tử cung.

Giải pháp phòng ngừa bệnh này thường là tiêm vắc-xin. Vắc-xin HPV khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV. Bác sĩ khuyến cáo trẻ em khoảng 11, 12 tuổi nên tiêm loại vắc-xin này để đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này. Bạn cũng có thể tiêm loại vắc-xin này nếu dưới 26 tuổi.

Lợi ích của vắc-xin HPV là gì?

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt 3 loại vắc-xin có tác dụng phòng ngừa virus HPV, bao gồm: Gardasil, Gardasil 9 và Cervarix. Tất cả mọi người cần tiêm 3 mũi vắc-xin trong vòng 6 tháng để vắc-xin phát huy hiệu quả tốt nhất.

Những loại vắc-xin này giúp bảo vệ bạn khỏi virus HPV chủng 16 và 18. Hai loại virus này được xem là nguy hiểm nhất vì chúng có thể gây ra các căn bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo và hậu môn. Một số loại vắc-xin như Gardasil cũng có tác dụng chống lại virus HPV chủng 6 và 11, hai chủng virus này có thể gây ra bệnh mụn cóc sinh dục.

Vắc-xin HPV gây ra tác dụng phụ không?

Nhiều người có thể chủng ngừa mà không gặp bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Bạn có thể gặp phản ứng phụ nhẹ đến trung bình sau khi chủng ngừa như:

  • Đau hoặc sưng ở vị trí tiêm;
  • Sốt nhẹ;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Đau cơ;
  • Đau khớp;
  • Ngất xỉu;
  • Buồn nôn;
  • Nôn;
  • Đau bụng;
  • Tiêu chảy.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc nếu triệu chứng vẫn còn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Vắc-xin HPV không ngăn ngừa được tất cả các loại ung thư liên quan đến virus HPV, vì vậy phụ nữ vẫn nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Vắc-xin HPV cũng không bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hoặc điều trị các bệnh hoặc nhiễm trùng liên quan đến virus HPV hiện có.

Nếu không tiêm vắc-xin, bạn có khả năng nhiễm virus HPV cao hay không?

Nếu chưa tiêm vắc-xin, bạn rất có thể sẽ bị nhiễm virus HPV nếu có các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn;
  • Quan hệ nhiều bạn tình;
  • Da bị thương;
  • Tiếp xúc với mụn cóc;
  • Có thói quen sử dụng thuốc lá hoặc nhai thuốc lá, làm suy yếu hệ miễn dịch;
  • Có hệ miễn dịch bị tổn thương;
  • Dinh dưỡng kém.

Liệu có cách khác để ngăn ngừa virus HPV hay không?

Cách tốt nhất để phòng ngừa virus HPV là tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, bạn có thể vận dụng những cách sau để ngăn chặn việc lây nhiễm virus bao gồm:

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục;
  • Khám sàng lọc định kỳ ung thư cổ tử cung. Các bác sĩ có thể tìm thấy sự thay đổi tế bào bất thường ở phụ nữ độ tuổi từ 21–65 thông qua các cuộc kiểm tra ung thư cổ tử cung thường xuyên;
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Các nghiên cứu cho thấy thiếu axit folic cũng có thể làm gia tăng khả năng nhiễm virus HPV và mức retinol huyết thanh thấp sẽ dẫn đến các bệnh tiền ung thư.

Mặc dù virus HPV thường tự bị loại bỏ khỏi cơ thể, tuy nhiên một số chủng virus có thể gây ra các bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư cổ tử cung. Vắc-xin HPV có thể bảo vệ trẻ em từ 11 tuổi và nữ giới trên 26 tuổi. Bạn cũng nên sử dụng bao cao su và các biện pháp bảo vệ khác khi quan hệ tình dục, khám ung thư định kỳ và sống lành mạnh để bảo vệ bản thân khỏi virus HPV nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nguyên nhân mắt giật: 8 điều bạn nên biết để phòng tránh

(61)
Mắt giật liên tục có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và bối rối, do đó hãy tìm hiểu nguyên nhân mắt giật để giúp bạn có được phương pháp phòng ... [xem thêm]

Ăn uống hợp lý có tầm quan trọng như thế nào đến con trẻ?

(74)
Một chế độ ăn uống hợp lý có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sức khỏe của con yêu.Ngày nay , khi vấn nạn béo phì ở trẻ em ngày càng gia tăng ... [xem thêm]

Tác động của trò chơi điện tử lên việc phục hồi đột quỵ

(88)
Những ngày mưa này thật sự mang đến nỗi ám ảnh cho những đứa trẻ hiếu động. Thử tưởng tượng bạn có một ngày cuối tuần và dự định đưa con ra ... [xem thêm]

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?

(13)
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến. Khi trẻ mắc bệnh, bạn cần phải chú ý đến việc điều trị bởi nếu không bệnh sẽ chuyển ... [xem thêm]

Bố mẹ đã biết cách đo thân nhiệt cho con?

(33)
Nuôi dạy con trẻ đòi hỏi bố mẹ phải trang bị rất nhiều kỹ năng. Đo thân nhiệt con đúng cách là một trong số những kỹ năng quan trọng mà không phải bậc ... [xem thêm]

Nỗi khổ mắc mụn trứng cá dạng nang ở người trưởng thành

(14)
Không chỉ trong độ tuổi dậy thì, mụn vẫn có thể xuất hiện ở người trưởng thành sau 20 tuổi. Một trong những dạng mụn thường gặp ở giai đoạn này là ... [xem thêm]

8 cách hâm nóng tình cảm với vợ những lúc nàng mệt mỏi

(96)
Người phụ nữ mà bạn yêu thương sẽ có những lúc cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì gia đình và con cái, do đó bạn nên biết cách hâm nóng tình cảm với vợ ... [xem thêm]

Giá trị dinh dưỡng thần kỳ trong mầm đậu nành

(28)
Mầm đậu nành (hay mầm đậu tương) là một món ăn phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Chúng không chỉ có giá ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN