Khám phá lợi ích của nước dừa đối với trẻ nhỏ

(4.26) - 60 đánh giá

Nếu là người yêu thích ẩm thực và các loại hoa quả, chắc hẳn bạn sẽ hứng thú khi biết được lợi ích của nước dừa đối với trẻ nhỏ.

Dừa được mệnh danh là một thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe bởi nó cung cấp tất cả các dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho sự sống. Trái dừa non thường chứa rất nhiều nước bên trong. Loại nước này là chất lỏng tốt nhất mà người cổ đại biết đến.

Có nên cho bé uống nước dừa không?

Cây dừa có nguồn gốc từ vùng Ấn Độ và Malaysia, do đó loài cây này vô cùng phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Nhìn chung, dừa rất dễ tìm thấy ở những vùng đất nhiệt đới và cận nhiệt đới, chẳng hạn như Việt Nam.

Có rất nhiều cuộc tranh luận nảy sinh xung quanh vấn đề có nên cho trẻ sơ sinh ăn dừa hay không. Nguyên nhân khiến nhiều người không đồng tình là do đối với trẻ nhỏ thì phần cơm dừa khá khó nhai, ngay cả khi bé đã mọc răng. Cơm dừa đã được nạo và xé nhỏ cũng rất khó tiêu hóa. Tuy nhiên, nước dừa lại rất an toàn cho bé.

Lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe của trẻ nhỏ

1. Bổ sung nước cho cơ thể

Nước dừa là một loại nước giải khát rất tốt trong mùa hè. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già là những đối tượng dễ bị tổn thương do nắng nóng và mất nước. Cách tốt nhất để bổ sung nước là cho bé uống nước dừa. Bởi nước dừa chứa ít calo và có chứa tất cả các vitamin, khoáng chất và muối cần thiết.

2. Giải quyết các bệnh về đường tiêu hóa

Nước dừa được xem là một phương thuốc chữa bệnh về đường tiêu hóa, chẳng hạn như khó tiêu, loét dạ dày, tiêu chảy, kiết lỵ… rất hiệu quả. Ngoài ra, nước dừa cũng rất hữu ích trong việc điều trị đầy hơi, nôn mửa và khó tiêu. Khi bị tiêu chảy, nước dừa có thể giúp loại bỏ nguy cơ mất nước.

3. Giảm táo bón

Táo bón ở trẻ nhỏ là một vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Việc cho trẻ uống nước dừa thường xuyên sẽ giúp giảm bớt tình trạng này.

4. Điều trị bệnh tả

Nghiên cứu cho thấy nước dừa có thể sử dụng để điều trị bệnh tả. Pha nước dừa với 1 – 2 muỗng nước cốt chanh hoặc muối để điều trị bệnh tả. Thức uống này không chỉ giúp cân bằng điện giải mà còn làm giảm lượng axit trong cơ thể.

5. Có đặc tính kháng khuẩn

Điều này đối với một số người nghe có vẻ không thực tế nhưng đó là sự thật. Nước dừa có thể giết chết các loài vi khuẩn. Trong nước dừa có một chất sinh học gọi là peptide. Những peptide này có đặc tính kháng khuẩn.

6. Điều trị nhiễm trùng đường tiểu

Trẻ nhỏ thường dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh này có thể thuyên giảm nếu bạn cho bé uống nước dừa. Nước dừa có tác dụng như thuốc lợi tiểu, do đó làm giảm nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, nước dừa còn rất hữu ích trong việc giảm sỏi thận.

7. Điều trị sốt do buồn nôn và ói

Buồn nôn và ói thường có đi kèm với sốt. Sốt này cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nước dừa có thể giúp hạ sốt. Bạn nên cho trẻ uống nước ở một mức vừa phải và không pha với bất kỳ chất lỏng nào khác, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

8. Nước dừa có thể thay thế sữa công thức

Ở đảo Samoa, hàng ngàn năm nay, người dân đã sử dụng nước dừa tươi để thay thế cho sữa công thức. Ngoài việc cho bé uống nước dừa, cơm dừa cũng là một món ăn rất tốt trong quá trình cai sữa.

9. Điều trị nôn mửa

Nôn mửa là một vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nước dừa là phương thuốc tuyệt vời để điều trị nôn mửa. Uống nửa chén nước dừa hai lần mỗi ngày có thể làm giảm kích ứng dạ dày và giảm nôn.

10. Loạn bỏ giun sán

Từ xa xưa, nước dừa đã là một phương thuốc điều trị giun sán hiệu quả. Cho bé dùng 1 muỗng cà phê nước dừa tươi pha với 15 – 30ml dầu thầu dầu trước khi uống sữa vào buổi sáng. Lặp lại điều này cho đến khi bé hết bệnh.

Cách cho bé uống nước dừa

  • Ưu tiên nước dừa tươi: Nước dừa tốt nhất khi nó được lấy trực tiếp từ trái dừa còn xanh. Vì vậy, tốt nhất bạn nên uống nước dừa tươi.
  • Đừng uống vội vàng: Nước dừa không chỉ là nước mà nó còn là dung dịch muối tự nhiên, do đó cần phải uống từ từ. Uống quá nhanh sẽ không đem đến lợi ích gì về sức khỏe cho bé cả.
  • Dị ứng dừa rất hiếm: Nhìn chung, dị ứng với dừa rất ít khi xảy ra, do đó bạn không phải quá quan tâm đến điều này. Tuy nhiên, hãy quan sát các triệu chứng của bé nhé vì vẫn có một số ít người bị dị ứng với dừa.
  • Dị ứng nước cốt dừa: Nước cốt dừa cũng giống như sữa đậu nành và tất nhiên, nó cũng có chứa các chất gây dị ứng. Vì vậy, hãy cẩn thận khi cho bé dùng nước cốt dừa.
  • Cơm dừa cứng: Cơm dừa cứng không dành cho trẻ sơ sinh vì bé chưa có răng để nhai. Nhưng, bạn có thể thử cho bé ăn cơm dừa non do nó gần như trong suốt, rất mềm hoặc bạn nghiền nát trước khi cho bé bú.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 bài tập hô hấp cho giấc ngủ tốt hơn

(72)
Các bài tập hô hấp có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, lo âu và thư giãn trong lúc ngủ. Bốn cách luyện tập dưới đây sẽ giúp bạn làm chủ năng lượng ... [xem thêm]

Dạy trẻ cách xử lý trong những ngày đèn đỏ khi ở trường

(30)
Đối với các cô bé, khi bước vào tuổi dậy thì, kinh nguyệt là một trong những vấn đề khiến trẻ bối rối. Là cha mẹ, bạn hãy hướng dẫn cho trẻ cách ... [xem thêm]

Mặc đồ lót thế nào là đúng khi tập thể thao?

(97)
Liệu bạn đã mặc quần lót đúng cách khi tập thể thao hoặc tham gia các hoạt động mạnh? Khi chơi thể thao có nên mặc quần chip bên trong quần legging bó sát? ... [xem thêm]

Vai trò của vitamin đối với sức khỏe gan

(10)
Vai trò của vitamin cùng các chất dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo gan luôn trong trạng thái khỏe mạnh.Có thể bạn không để ý đến, nhưng gan chính ... [xem thêm]

10 điều ai cũng thắc mắc về bệnh thận đái tháo đường

(17)
Bệnh thận đái tháo đường là bệnh làm giảm chức năng thận xuất hiện ở một số người có bệnh tiểu đường. Nó có nghĩa là thận của bạn không làm ... [xem thêm]

Đau vú

(67)
Định nghĩaĐau vú (đau ngực) là bệnh gì?Đau vú là tình trạng đau, bị mềm hay cảm giác khó chịu ở vú và vùng dưới cánh tay. Nhiều phụ nữ bị đau thường ... [xem thêm]

9 tác dụng của nước mía giúp bạn khỏe hơn

(54)
Những tác dụng của nước mía cho sức khỏe khá đa dạng như tăng cường chức năng gan, giảm nhẹ bệnh tiểu đường hay cải thiện các vấn đề răng miệng. ... [xem thêm]

Bạn có biết ung thư phổi di căn lên não như thế nào?

(47)
Ung thư phổi di căn lên não chiếm khoảng 40% các trường hợp di căn của tế bào ung thư phổi. Đối với ung thư phổi, di căn được xem là giai đoạn 4 của ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN