Khám tiền sản: Những điều mẹ bầu cần biết

(3.92) - 89 đánh giá

Khi bạn mang thai, việc khám tiền sản sẽ cung cấp các thông tin về sức khỏe của bạn và thai nhi.

Kiểm tra tiền sản giúp phát hiện ra bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến thai nhi như dị tật bẩm sinh hoặc bệnh di truyền, qua đó giúp bạn đưa ra quyết định chăm sóc sức khỏe tốt nhất trước và sau khi sinh con. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về các xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ nhé.

Khám tiền sản định kỳ

Bạn có thể có những lần khám tiền sản khác nhau vào các thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Một số sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn và một số khác cung cấp thông tin về con của bạn.

Trong suốt thai kỳ, bạn sẽ được khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo bạn khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ kiểm tra mẫu máu và nước tiểu của bạn để chuẩn đoán các loại bệnh nhất định, bao gồm:

  • HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác;
  • Thiếu máu;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh viêm gan B;
  • Tiền sản giật, một loại huyết áp cao.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nhóm máu của bạn và xem liệu các tế bào máu của bạn có chứa một loại protein gọi là Rh hay không. Bạn cũng có thể phải làm:

  • Xét nghiệm Pap smear;
  • Xét nghiệm B Strep. Bác sĩ sẽ quan sát da trong và xung quanh âm đạo của bạn để kiểm tra loại vi khuẩn này. Điều này thường xảy ra trong tháng cuối cùng của thai kỳ;
  • Siêu âm. Công nghệ này sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của em bé và các cơ quan của bạn. Nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh bình thường, bạn sẽ có 2 lần siêu âm, một là lúc vừa phát hiện mình mang thai để xem bạn đã mang thai được bao nhiêu tuần và lần thứ hai vào khoảng tuần 18–20 để kiểm tra sự phát triển của thai nhi và đảm bảo rằng các cơ quan đang phát triển bình thường.

Các xét nghiệm khác

Nếu bạn có kết quả dương tính trong cuộc kiểm tra sàng lọc, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm khác để tìm ra vấn đề.

Chọc dò màng ối

Phương pháp này dùng một chiếc kim mỏng đưa vào trong bụng, bác sĩ sẽ lấy một mẫu chất lỏng bao quanh thai nhi và kiểm tra xem có rối loạn di truyền hoặc dị tật bẩm sinh hay không. Thủ tục này mang một số rủi ro. Khoảng 1 trong 300 đến 500 phụ nữ sẽ bị sẩy thai vì phương pháp chọc dò màng ối. Bác sĩ sẽ cho bạn biết mức độ cần thiết bạn phải thực hiện phương pháp này.

Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS)

Bác sĩ lấy một mẫu nhỏ nhau thai bằng cách đặt một cây kim qua bụng hoặc một ống nhỏ lên âm đạo. Bác sĩ sẽ kiểm tra hội chứng Down và các bệnh di truyền khác. Chỉ có một số phụ nữ có nguy cơ cao sẽ cần xét nghiệm này, thường là nếu xét nghiệm thấy nguy cơ dị tật bẩm sinh. Quy trình sẽ cho bạn biết chắc chắn nếu phát hiện vấn đề, nhưng nó cũng đi kèm với một nguy cơ sảy thai tương tự như việc chọc ối. Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc bạn có cần lấy mẫu nhung màng đệm hay không.

Khi nhận được kết quả, bạn cần làm gì?

Kết quả xét nghiệm tiền sản có thể giúp bạn đưa ra những quyết định quan trọng về chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là nhiều cuộc xét nghiệm chỉ cho kết quả tương đối chứ không hoàn toàn chắc chắn. Không có bài kiểm tra nào chính xác 100%.

Bạn hãy nói chuyện với bác sĩ về kết quả nhận được cũng như ý nghĩa của chúng để có thể quyết định nên làm gì sau khi có kết quả dương tính và tìm ra cách điều trị phù hợp khi thai nhi bị rối loạn. Những câu hỏi sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này:

  • Ý nghĩa của các xét nghiệm này là gì?
  • Kết quả cho biết điều gì và không bao gồm những gì?
  • Hậu quả khi không thực hiện các xét nghiệm này?
  • Cần làm gì với kết quả nhận được?
  • Các cuộc xét nghiệm chính xác như thế nào?
  • Các rủi ro là gì?
  • Phải mất bao lâu để có được kết quả?
  • Cảm giác khi xét nghiệm thế nào?
  • Chi phí của xét nghiệm này là bao nhiêu, có nằm trong bảo hiểm hay không?
  • Nên xét nghiệm ở đâu?

Bài viết trên đây hy vọng đã trang bị cho các bà mẹ tương lai những kiến thức cần thiết và hữu ích để các mẹ bầu có thể biết cách bảo vệ mình và bé một cách tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các vấn đề về mắt thường gặp

(87)
Hầu hết chúng ta đều gặp các vấn đề về mắt vào một thời điểm nhất định nào đó trong đời. Có những vấn đề thực ra không nghiêm trọng và sẽ tự ... [xem thêm]

Liệu bạn có mắc phải những sai lầm này khi muốn giảm cân?

(59)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

Những lợi ích của củ hành đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua

(12)
Ngoài là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn, củ hành còn chứa nhiều dưỡng chất và có vô vàn những lợi ích đối với sức khỏe con người. Hành ... [xem thêm]

Dấu hiệu của trường mầm non tốt dành cho bé

(48)
Con đã đến tuổi đi học nhưng bạn vẫn đang phân vân: đâu là trường mầm non tốt cho bé? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn có được sự lựa ... [xem thêm]

Tắc ống dẫn trứng

(69)
Tìm hiểu chungTắc ống dẫn trứng là gì?Ống dẫn trứng kết nối buồng trứng và tử cung. Mỗi tháng, trong thời kỳ rụng trứng, ống dẫn trứng sẽ mang trứng ... [xem thêm]

5 cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh

(11)
Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách ... [xem thêm]

7 cách đơn giản giúp kích thích trí tưởng tượng cho bé

(82)
Những năm đầu đời chính là khoảng thời gian vô cùng quan trọng của trẻ. Tất cả mọi thứ bạn và con cùng làm, từ việc đọc sách, hát hò cho đến việc ... [xem thêm]

5 cách sử dụng quả bồ hòn mỗi ngày

(10)
Nếu biết cách sử dụng quả bồ hòn, bạn có thể lau dọn nhà cửa, giặt giũ hay rửa chén mà không cần dùng tới chất hóa học hại da tay và sức khỏe. Bồ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN