Khi nào bạn cần đi khám vô sinh?

(3.99) - 13 đánh giá

Vô sinh là vấn đề mà hiện nay rất nhiều cặp vợ chồng phải đối mặt. Để biết chắc chắn vấn đề bạn đang gặp phải là gì, bạn cần phải đi khám vô sinh và làm một số xét nghiệm đánh giá chức năng sinh sản, từ đó đưa ra cách giải quyết vấn đề. Nếu vợ/chồng bạn từng có tiền sử bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục hay viêm vùng chậu thì cũng nên đi xét nghiệm đánh giá chức năng sinh sản.

Những ai cần phải đi khám vô sinh?

Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ vấn đề vô sinh nếu bạn dưới 35 tuổi và đã cố gắng mang thai 1 năm nhưng không có kết quả. Hoặc bạn trên 35 tuổi và không thể mang thai sau 6 tháng cố gắng thụ thai.

Bạn có tiền sử sẩy thai ít nhất ba lần hoặc mắc triệu chứng lạc nội mạc tử cung, tắc nghẽn hoặc sẹo vòi trứng. Nếu bạn được chẩn đoán bị ung thư trong thời kì sinh sản, bạn cũng nên đi khám vô sinh để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Chu kì kinh nguyệt bất thường cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản/bạn đang bị vô sinh.

Với đàn ông, nếu có lượng tinh trùng thấp, di chuyển yếu, cấu trúc bất thường hoặc tinh hoàn ẩn thì họ cũng nên làm xét nghiệm đánh giá khả năng sinh sản của mình.

Quá trình xét nghiệm vô sinh diễn ra như thế nào?

Với lần xét nghiệm đầu tiên, bạn sẽ có nhiều thắc mắc, vì vậy bạn nên chuẩn bị những thông tin sau:

  • Chu kì kinh của bạn;
  • Bạn hoặc gia đình bạn có ai bị bệnh liên quan đến khả năng sinh sản không;
  • Bạn có đang sử dụng thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không.

Thói quen sinh hoạt của vợ chồng bạn cũng ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh sản. Bạn làm việc trong môi trường nóng, ngồi quá lâu, làm việc với hóa chất, bức xạ, hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc ma túy có thể khiến bạn rơi vào nhóm có nguy cơ cao mắc vô sinh.

Sau khi xem xét về tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm để tìm xem vấn đề bạn đang gặp là gì. Cả bạn và chồng nên làm xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.

Với người chồng: Phân tích tinh dịch là xét nghiệm cơ bản về khả năng sinh sản. Phân tích tinh dịch có liên quan đến khả năng phóng tinh, số lượng tinh trùng, khả năng di động và hình thái tinh trùng.

Với người vợ: Bác sĩ thường tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung, xét nghiệm nước tiểu kiểm tra Chlamydia (bệnh này có thể lây truyền qua đường tình dục có thể khiến tắc nghẽn vòi trứng), xét nghiệm máu để kiểm tra thời gian phóng trứng của bạn. Một số xét nghiệm máu khác để kiểm tra cân bằng hormone có liên quan đến chu kì kinh bất thường không.

Nếu bạn đang lo lắng và băn khoăn liệu bạn hoặc chồng bạn có nguy cơ vô sinh không? Thì câu trả lời thực tế cho bạn là 1/3 lý do vô sinh là do nam giới, 1/3 do nữ giới và 1/3 lý do khác vẫn còn là ẩn số. Vì vậy, thay vì trách người bạn đời của mình, vợ chồng bạn hãy cố gắng tìm cách để giải quyết vấn đề này nhé.

Bạn nên quan tâm đến:

  • Bệnh vô sinh là gì?
  • Vô sinh chủ yếu do đâu?
  • 12 cách để sớm có con khi bị vô sinh
  • Vô sinh ở nam giới do đâu?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Là phụ nữ nhất định phải biết 8 nguyên tắc chăm sóc vùng kín này

(39)
Bạn nghĩ rằng chăm sóc vùng kín phụ nữ chỉ đơn giản là vệ sinh để “cô bé” sạch sẽ? Nếu bạn không biết cách chăm sóc vùng kín hoặc thờ ơ với ... [xem thêm]

Dậy thì cần học 5 cách này để vóc dáng hoàn hảo

(13)
Bạn đã bao giờ từng trải qua cảm giác, khi đang chuẩn bị xúng xính một bộ cánh thật đẹp để đi hẹn hò, thế nhưng lúc kéo chiếc quần jean yêu thích lên ... [xem thêm]

Suy tuyến giáp ở trẻ nhỏ, những vấn đề không nên bỏ qua

(10)
Bệnh suy tuyến giáp ở trẻ nhỏ không phải là bệnh khó chữa. Tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải những ... [xem thêm]

Thai nhi 29 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(41)
Thai 29 tuần sẽ là lúc mẹ bầu mang thai 7 tháng. Trong lúc này, bé đã đạt được một mức độ phát triển nhất định về kich cỡ, cân nặng…Tuần thai 29 ... [xem thêm]

Bật mí 5 cách giảm mỡ chân hiệu quả

(53)
Ngày nay, không ít người có nhu cầu giảm mỡ chân. Những thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh và việc chú trọng các bài tập làm săn chắc cơ chân có thể ... [xem thêm]

Nên làm gì khi cơn hen suyễn chuyển biến nghiêm trọng hơn?

(47)
Hen suyễn là một chứng bệnh mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều người, kể cả trẻ em. Vì trẻ còn quá nhỏ nên ... [xem thêm]

Cân nhắc 6 điều này trước khi quyết định xỏ khuyên

(13)
Xỏ khuyên trên cơ thể không còn là chuyện quá xa lạ. Không chỉ khuyên tai, mà nhiều bộ phận trên cơ thể cũng có thể được xỏ khuyên tùy theo cá tính của ... [xem thêm]

Những điều cần biết về phẫu thuật tạo hình thành bụng

(72)
Phẫu thuật tạo hình thành bụng là một phẫu thuật thẩm mỹ được sử dụng để cải thiện hình dạng của bụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN