Khi sữa tiết quá nhiều, mẹ phải làm sao đây?

(4.17) - 70 đánh giá

Trong quá trình chăm sóc con, mẹ tiết sữa quá nhiều có thể khiến trẻ bị sặc. Khi gặp tình huống này, bạn đã biết cách xử lý? Hãy tham khảo bài viết này nhé.

Ít sữa hay nhiều sữa đều là những vấn đề khiến các mẹ quan tâm trong giai đoan con bằng sữa mẹ. Nhiều người cho rằng sữa tiết nhiều thì tốt vì bé uống sữa càng nhiều, bé sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thế nhưng, thực tế chưa hẳn là như vậy. Sữa tiết nhiều cũng có thể gây ra một số rủi ro như trẻ bị sặc sữa.

Phản xạ sữa xuống là một phản hồi có điều kiện và mang tính vật lý. Hormone oxytocin được sản xuất nhanh hơn do hành động mút của bé kích thích các dây thần kinh đầu vú. Hormone này được sản xuất càng nhiều, sữa càng tiết nhanh. Nếu đang đối mặt với vấn đề này, bạn nên làm gì? Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn cho bé bú thoải mái và an toàn trong trường hợp khi sữa xuống quá nhiều.

1. Tạo dấu hiệu để vú ngưng sản xuất sữa

Khi bạn đang cho bé bú, hãy đặt bàn tay lên bên vú còn lại và ấn núm vú vào trong khoảng vài giây. Lặp lại quá trình này vài lần để báo hiệu cho cơ thể về việc ngưng sản xuất sữa.

2. Kiểm tra đầu vú

Nếu bé không ngậm ti đúng cách, sữa có thể tích tụ trong miệng bé và gây nghẹt thở. Tốt nhất, bạn nên kiểm tra xem bé đã ngậm ti đúng cách chưa. Như vậy, sữa sẽ chảy thẳng vào cổ họng và bé sẽ học được cách kiểm soát dòng chảy đó.

3. Tư thế cho bé bú

Đặt bé nghiêng người, giữ sao cho mặt bé đối diện với vú mẹ và cho bé nằm dài trên chân mẹ, đầu bé ngẩng cao hơn núm vú. Bạn cũng có thể cho bé nằm dài trên ngực rồi cho bé bú. Bé có thể kiểm soát được tốc độ và lượng sữa bú vào dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài 4 tư thế cho con bú.

4. Đến gặp bác sĩ

Nếu bạn đang phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến việc cho bé bú, đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét về tình trạng của bạn và có hướng giúp đỡ cụ thể.

Các vấn đề về tiết sữa rất phổ biến. Bạn hãy chú ý đến việc cho bé bú. Nếu bị sữa xuống thường xuyên, bạn hãy thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết để giảm các biến chứng có thể xảy ra.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những quan niệm sai lầm về hiến tạng

(33)
Quyết định hiến xác sau khi qua đời là một hành động cao cả mang đến cơ hội cứu sống hàng chục, thậm chí là hàng trăm người. Nếu bạn có ý nghĩ thực ... [xem thêm]

Bạn có đang chăm sóc da hiệu quả?

(46)
Để có được một làn da đẹp và trẻ trung, bạn cần bỏ ra không ít nỗ lực mỗi ngày. Diện mạo của bạn vào sáng hôm sau phụ thuộc rất nhiều vào sự ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa mụn và tình trạng căng thẳng

(52)
Bạn thường có thói quen nặn mụn để nhanh tay xử lý không cho chúng xuất hiện trên mặt. Tuy nhiên liệu cách làm này có thực sự tốt hay không? Chúng tôi sẽ ... [xem thêm]

Nhịp tim của bạn có bình thường hay không?

(40)
Thắc mắc tim mình có đang đập bình thường không là một thắc mắc chính đáng. Đôi khi bạn thấy tim mình đang đập hơi chậm, trong khi lúc khác bạn lại thấy ... [xem thêm]

Thói quen có thể gây bệnh đột quỵ

(87)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Làm sao phòng ngừa bệnh ung thư miệng?

(33)
Ung thư là “kẻ giết người” thầm lặng. Vậy làm thế nào để ngăn chặn “kẻ giết người” giấu mặt này? Ngay bây giờ, để bảo vệ bản thân và gia ... [xem thêm]

Hướng dẫn đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo GOLD COPD

(56)
“Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sống được bao lâu?” là một trong những mối quan tâm của người mắc phải căn bệnh này. Để ước đoán tiên lượng ... [xem thêm]

10 mẹo giúp bạn phục hồi mặt tâm lý tốt hơn

(95)
Phục hồi tâm lí là khả năng chịu đựng và vượt qua được những tình trạng căng thẳng và những thay đổi trong cuộc sống. Dưới đây là 10 mẹo giúp bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN