Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Viêm tủy cắt ngang

(4.18) - 31 đánh giá

Tìm hiểu chung

Viêm tủy cắt ngang là gì?

Viêm tủy cắt ngang là tình trạng viêm ở cả hai bên của một phần tủy sống. Rối loạn thần kinh này thường làm tổn thương các bộ phận cách điện bao gồm các sợi tế bào thần kinh (myelin).

Viêm tủy cắt ngang làm gián đoạn các thông tin được các dây thần kinh tủy sống gửi đi khắp cơ thể. Điều này có thể gây đau, suy nhược cơ, tê liệt, các vấn đề cảm giác hoặc rối loạn chức năng bàng quang và ruột.

Mức độ phổ biến của bệnh viêm tủy cắt ngang

Viêm tủy cắt ngang có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính hoặc chủng tộc. Nó không xuất hiện do di truyền. Tỷ lệ mắc cao nhất (số trường hợp mới mỗi năm) xuất hiện trong khoảng độ tuổi từ 10-19 và 30-39 tuổi. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm tủy cắt ngang là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tủy cắt ngang thường phát triển trong vài giờ đến vài ngày và đôi khi có thể tiến triển dần dần trong vài tuần.

Viêm tủy cắt ngang thường ảnh hưởng đến cả hai bên của cơ thể dưới vùng tủy sống bị ảnh hưởng, nhưng đôi khi có những triệu chứng chỉ ở một bên của cơ thể.

Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Đau. Đau tủy ngang có thể bắt đầu đột ngột ở lưng dưới. Đau nhói có thể xuyên xuống chân hoặc cánh tay, xung quanh ngực hoặc bụng. Các triệu chứng đau khác nhau tùy theo phần của tủy sống bị ảnh hưởng.
  • Các cảm giác bất thường. Một số người bị viêm tủy cắt ngang có cảm giác tê, ngứa ran, lạnh hoặc nóng rát. Một số đặc biệt nhạy cảm khi chạm nhẹ vào quần áo hoặc nhiệt độ cực nóng hay lạnh. Bạn có thể cảm thấy như thể có thứ gì đó đang quấn chặt phần ngực, bụng hoặc chân.
  • Điểm yếu ở cánh tay hoặc chân. Một số người nhận thấy họ dễ bị vấp ngã, kéo lê một chân hoặc chân nặng nề. Những người khác có thể bị suy nhược nghiêm trọng hoặc thậm chí tê liệt toàn bộ.
  • Vấn đề về bàng quang và ruột. Điều này có thể bao gồm tăng nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, tiểu không tự chủ, khó đi tiểu và táo bón.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây bệnh viêm tủy cắt ngang?

Hơn một nửa số trường hợp, các bác sĩ không chắc chắn nguyên nhân gây bệnh, nhưng họ biết bệnh viêm tủy cắt ngang có thể xảy ra khi cơ thể đang cố gắng chống lại một căn bệnh hoặc khi hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh vì một lý do nào đó. Bệnh thường liên quan đến:

  • Các bệnh tự miễn như lupus và hội chứng Sjogren gây viêm.
  • Nhiễm trùng:
    • Nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh Lyme, bệnh lao và giang mai
    • Nhiễm trùng tủy sống, như aspergillus, blastomyces, coccidioides và cryptococcus
    • Ký sinh trùng như toxoplasmosis, cysticercosis, schistosomiasis và angtiostrongyloid
    • Nhiễm virus như varicella zoster, gây bệnh thủy đậu và bệnh zona; enterovirus; virus West Nile
  • Đa xơ cứng (MS): viêm tủy cắt ngang có thể là dấu hiệu đầu tiên của đa xơ cứng, phá hủy myelin trong não và tủy sống. Nó cũng có thể là dấu hiệu tái phát. Nếu là đa xơ cứng giai đoạn sớm, có thể bạn chỉ có triệu chứng ở một bên cơ thể.
  • Viêm tủy-thị thần kinh: bệnh này gây viêm và mất myelin của dây thần kinh trong não, tủy sống và dây thần kinh thị giác, gửi thông tin đến não. Nếu bạn mắc loại này, các triệu chứng sẽ xuất hiện ở cả hai bên cơ thể.
  • Rối loạn mạch máu: giống như dị dạng động mạch, lỗ rò động tĩnh mạch màng cứng, dị dạng hang nội tủy sống, thuyên tắc đĩa.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm tủy cắt ngang?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm tủy cắt ngang như:

  • Từng mắc bệnh truyền nhiễm
  • Tiêm chủng gần đây
  • Giới tính nữ
  • Chấn thương vật lý gần đây
  • Chọc tủy sống

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm tủy cắt ngang?

Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để tìm hiểu xem bạn có bị viêm tủy cắt ngang hay một số bệnh khác không, gồm:

  • Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT): các xét nghiệm này tạo ra hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể. Chúng sẽ cho bác sĩ xem liệu có điều gì khác đang ảnh hưởng đến thần kinh, như khối u, trượt đĩa đệm hoặc thu hẹp tủy sống.
  • Chọc tủy sống: đối với xét nghiệm này, bác sĩ chọc kim vào giữa hai đốt sống (xương ở lưng) để lấy một mẫu chất lỏng bao quanh não và tủy sống. Nếu mẫu xét nghiệm có tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật hoặc một số protein nhất định nhiều hơn mức bình thường, bạn có thể bị nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm máu: bác sĩ sẽ kiểm tra máu để tìm các dấu hiệu của bệnh có triệu chứng tương tự như lupus, HIV hoặc một dạng viêm tủy khác. Bác sĩ cố gắng tìm hiểu bệnh viêm tủy cắt ngang có phải là dấu hiệu của bệnh liên quan, như đa xơ cứng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm tủy cắt ngang?

Một số liệu pháp nhằm điều trị các dấu hiệu và triệu chứng cấp tính của viêm tủy cắt ngang:

  • Steroid tiêm tĩnh mạch. Bạn có thể được tiêm steroid qua tĩnh mạch ở cánh tay trong vòng vài ngày. Steroid giúp giảm viêm trong cột sống.
  • Liệu pháp trao đổi huyết tương. Những người không đáp ứng với steroid tiêm tĩnh mạch có thể cần điều trị trao đổi huyết tương. Điều này liên quan đến việc loại bỏ chất dịch màu vàng nhạt chứa huyết thanh và thay thế nó bằng các chất dịch đặc biệt. Phương pháp này không chắc chắn chữa trị cho những người bị viêm tủy cắt ngang, nhưng trao đổi huyết thanh có thể loại bỏ các kháng thể gây viêm.
  • Thuốc kháng virus. Một số người bị nhiễm virus tủy sống có thể được kê toa thuốc để điều trị các siêu vi khuẩn này.
  • Thuốc giảm đau. Đau mãn tính là biến chứng thường gặp của viêm tủy cắt ngang. Các thuốc có thể giảm đau cơ bao gồm thuốc giảm đau thông thường, như acetaminophen (Tylenol, những biệt dược khác), ibuprofen (Advil, Motrin IB, những biệt dược khác) và naproxen sodium (Aleve). Đau dây thần kinh có thể được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm như sertraline (Zoloft) và thuốc chống co giật như gabapentin (Neurontin, Gralise) hoặc pregabalin (Lyrica).
  • Thuốc điều trị các biến chứng khác. Bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc khác khi cần thiết để điều trị các vấn đề như co cứng cơ, rối loạn chức năng tiết niệu hoặc ruột, trầm cảm hoặc các biến chứng khác liên quan đến viêm tủy cắt ngang.
  • Thuốc để ngăn ngừa các đợt tấn công tái phát của viêm tủy cắt ngang. Những người có kháng thể liên quan đến viêm tủy-thị thần kinh cần dùng thuốc liên tục như corticosteroid và/hoặc thuốc ức chế miễn dịch, để giảm nguy cơ tấn công của viêm tủy cắt ngang hoặc ngăn chặn phát triển viêm dây thần kinh thị giác.

Các liệu pháp bổ sung tập trung vào việc phục hồi và chăm sóc dài hạn:

  • Vật lý trị liệu. Điều này giúp cải thiện sức mạnh và sự phối hợp. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể dạy bạn cách sử dụng bất kỳ thiết bị trợ giúp cần thiết nào như xe lăn, gậy hoặc nẹp.
  • Liệu pháp nghề nghiệp. Phương pháp này giúp những người bị viêm tủy cắt ngang tìm hiểu những cách thức mới để thực hiện các hoạt động hàng ngày như tắm rửa, chuẩn bị bữa ăn và dọn dẹp nhà cửa.
  • Tâm lý trị liệu. Chuyên gia trị liệu tâm lý có thể sử dụng liệu pháp trò chuyện để điều trị lo âu, trầm cảm, rối loạn chức năng tình dục và các vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi khác khi đối phó với viêm tủy cắt ngang.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh viêm tủy cắt ngang?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm tủy cắt ngang:

  • Thường xuyên tập thể dục.
  • Một chế độ ăn nhiều chất xơ, uống nước đầy đủ và đúng lúc, các loại thuốc giúp điều chỉnh sự bài tiết của ruột và tập thể dục đều đặn là những điều đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của đường tiêu hóa.
  • Mệt mỏi là một triệu chứng rất thường gặp trong viêm tủy cắt ngang. Điều quan trọng là bạn cố gắng xác định nguyên nhân cơ bản gây mệt mỏi. Nếu bạn không thể ngủ vì đau, rối loạn chức năng bàng quang hoặc trầm cảm, điều này cần được xác định và giải quyết.
  • Những thay đổi về cảm giác thường xảy ra ở bệnh nhân viêm tủy cắt ngang. Mặc dù triệu chứng này có thể cải thiện theo thời gian, nhưng bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị để bạn không phải chịu đựng nó. Một loại thuốc sẽ không có tác dụng giống nhau cho tất cả mọi người, vì vậy bạn có thể phải thử thuốc để tìm ra loại thuốc phù hợp. Các liệu pháp thay thế như châm cứu và thiền định cũng được sử dụng, với mức độ thành công khác nhau.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Rối loạn chuyển hóa đường galactose

(86)
Tìm hiểu chungRối loạn chuyển hóa đường galactose là gì?Rối loạn chuyển hóa đường galactose là một tình trạng bệnh lý trong đó cơ thể không có khả năng ... [xem thêm]

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là bệnh gì? Cách chữa bệnh sao cho hiệu quả?

(46)
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là chứng bệnh tâm lý làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân ... [xem thêm]

Block nhĩ thất

(83)
Tìm hiểu chungBlock nhĩ thất là bệnh gì?Block tim là bệnh ảnh hưởng tới hệ thống xung điện điều khiển nhịp tim. Bệnh block nhĩ thất là tình trạng tắc ... [xem thêm]

Trật khớp cùng đòn

(21)
Tìm hiểu chungTrật khớp cùng đòn là gì?Khớp cùng đòn được hợp lại bởi đầu ngoài xương đòn và mặt trong của mỏm cùng vai. Trật khớp cùng đòn xảy ra ... [xem thêm]
Đang tải ...

Bệnh lậu: Triệu chứng & Cách điều trị hiệu quả

(67)
Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường ... [xem thêm]

Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u

(92)
Tìm hiểu chungXét nghiệm chất chỉ dấu khối u là gì?Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u là xét nghiệm để đo lường một số chất dự đoán ung thư. Chúng ... [xem thêm]

Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý

(32)
Tìm hiểu chungHội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý là gì?Hội chứng tiết hormone chống lợi tiểu bất hợp lý là hội chứng có ảnh hưởng ... [xem thêm]

Hồng ban đa dạng

(89)
Tìm hiểu chungHồng ban đa dạng là bệnh gì?Bệnh hồng ban đa dạng là một phản ứng da có thể bị kích hoạt do nhiễm trùng hoặc thuốc. Nó thường nhẹ và ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...