Làm thế nào để chiến đấu với stress?

(3.56) - 91 đánh giá

Căng thẳng (stress) là một trong những nguyên nhân khiến cuộc sống của bạn trở nên nặng nề. Vậy căng thẳng là gì và liệu có biện pháp nào để giảm bớt stress hiệu quả?

Bạn đã biết căng thẳng là gì?

Căng thẳng thể được xem là sát thủ giết người thầm lặng trong xã hội hiện đại ngày nay! Stress khiến bạn già đi mỗi ngày bằng cách xoay vòng bạn trong bộn bề các mối lo âu của cuộc sống. Nó còn là nguyên nhân gây ra béo phì, ảnh hưởng năng suất làm việc, tác động đến các mối quan hệ và sức khỏe của bạn.

Làm thế nào để phân biệt căng thẳng cấp tính và căng thẳng kinh niên?

Căng thẳng gây ra bởi các tình huống cấp bách, được gọi là căng thẳng cấp tính, là cách bạn phản ứng lại một mối đe dọa trước mắt bằng biện pháp “chiến đấu hoặc trốn chạy”. Ví dụ như chống lại kẻ tấn công, bị truy đuổi bởi một con thú hoang, đối phó với chốn đông người ở Sài Gòn hoặc thậm chí cạnh tranh trong thể thao như bóng bầu dục, bóng đá, đua xe đạp hay cử tạ. Căng thẳng cấp tính là một cơ chế an toàn quan trọng, giúp bạn hóa giải và vượt qua các tình huống khẩn cấp. Một khi bạn thoát khỏi mối hiểm nguy hoặc giành chiến thắng, phản ứng căng thẳng sẽ kết thúc, quá trình phục hồi mô và chữa lành được diễn ra, nhịp tim, huyết áp và hormone sẽ trở lại bình thường.

Trong khi đó, căng thẳng kinh niên (mãn tính) là phản ứng xảy ra trong trường hợp không khẩn cấp, do đó nó kéo dài lâu hơn. Con người thỉnh thoảng có xu hướng phức tạp hóa mọi việc, ngay cả khi đối mặt với những vấn đề không có lời giải ở thời điểm hiện tại, nên thường khiến bản thân liên tục rơi vào trạng thái lo âu, chán chường. Tâm tư tình cảm không ổn định và cảm giác bất an, bị đe dọa sẽ khiến căng thẳng cấp tính biến thành mãn tính.

Hãy thử liên tưởng đến hệ thống phanh và động cơ của xe. Căng thẳng cấp tính là khi bạn nhấn phanh để tránh đâm phải một cái gì đó. Các miếng đệm phanh hoạt động trong thời gian ngắn để dừng xe. Má phanh sau đó trở về vị trí tĩnh và được sử dụng định kỳ khi có yêu cầu của động cơ. Căng thẳng mãn tính cũng giống như lái xe với phanh hoạt động liên tục. Bạn vẫn có thể lái xe, nhưng sớm muộn gì ma sát và sức căng cũng làm mòn phanh và hỏng động cơ.

Căng thẳng mãn tính làm giảm năng lượng sống, khó ngủ, ham muốn tình dục thấp, thờ ơ và mệt mỏi trong hoạt động hàng ngày. Hơn nữa, các chất bào mòn được tạo ra thông qua căng thẳng mãn tính có thể làm tăng lượng đường trong máu và chất béo ở bụng, gây ra cao huyết áp cũng như hội chứng chuyển hóa (tăng nguy cơ bị bệnh tim và tiểu đường).

Bạn nên làm gì để giảm bớt stress?

Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bạn tối ưu hóa sức khỏe, tránh mệt mỏi và giảm bớt stress hiệu quả:

Bổ sung Omega-3

Omega-3 sẽ nâng cao mức hormone glutathione – đặc biệt tốt trong việc bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với căng thẳng.

Ăn thực phẩm chứa chất chống oxy hoá

Các loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cung cấp chất dinh dưỡng phong phú để cơ thể sản xuất các enzyme giải độc và chất thúc đẩy việc chống căng thẳng.

Tập Yoga & thiền

Yoga và thiền định giúp cơ thể có thời gian hồi phục cũng như dẻo dai hơn để thoát khỏi sự căng thẳng tinh thần. Cơ thể bạn sẽ dễ thích nghi và tự điều tiết khi gặp căng thẳng.

Bạn có thể tham khảo: Khám phá cách thiền định ngay cả khi cực kỳ bận rộn

Mát-xa

Mát-xa tạo ra endorphins giúp tâm trạng thoải mái.

Cười thật nhiều

Nghiên cứu cho thấy tiếng cười giúp bạn kháng bệnh và cũng như tạo ra chất chống oxy hóa cho cơ thể.

Cuộc sống hạnh phúc là khi bạn có thể kiểm soát được những mối lo âu cũng như phiền muộn quanh mình. Giữ cho một cơ thể khỏe mạnh bằng việc ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyện cũng là các cách giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Hãy học cách cười thật nhiều qua bài: Làm thế nào để luôn cười hạnh phúc?

Bài: Phil Kelly. Phil là người sáng lập và huấn luyện viên bậc thầy tại Body Expert Systems. Liên lạc với anh qua 0934 782763 hoặc tại bodyexpertsystems.com hay Star Fitness (starfitnesssaigon.com).

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xử lí lông vùng bikini tại nhà không khó như bạn nghĩ

(64)
Wax hoặc cạo là cách phổ biến và nhanh nhất khi phái đẹp muốn dọn dẹp “vi-ô-lông” trên cơ thể. Nhưng không phải ai cũng có thể chịu đau, hoặc định kì ... [xem thêm]

Bỏ túi 5 công thức làm nước detox đẹp da, thanh lọc cơ thể cực hiệu quả

(54)
Với xu hướng “khỏe bên trong, đẹp bên ngoài”, các loại nước detox đẹp da và thanh lọc cơ thể từ các loại trái cây thơm ngon đang là phương pháp được ... [xem thêm]

6 dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc bệnh tâm thần

(59)
Không giống như người lớn, bệnh tâm thần ở trẻ em rất khó phát hiện bởi vì triệu chứng của nó không điển hình như ở người lớn. Thỉnh thoảng, bạn ... [xem thêm]

Bạn biết gì về căn bệnh nang gan hiếm gặp?

(88)
Nóng gan gây nổi mụn, ngứa ngáy da chỉ là những biểu hiện bề nổi bên ngoài cho thấy tình trạng tổn thương gan của bạn đang nằm trong mức báo động.Gan là ... [xem thêm]

Những lưu ý không thể bỏ qua khi đặt tên cho con trai sinh năm 2018

(46)
Gia đình bạn sắp chào đón một chàng trai nhỏ, bạn và chồng đang rất băn khoăn về việc chọn tên để đặt tên cho con trai giữa vô vàn những cái tên hay, ý ... [xem thêm]

5 tác dụng của dâu tây đối với sức khỏe bà bầu

(62)
Dâu tây là loại trái cây được rất nhiều người yêu thích, thế nhưng nhiều bà bầu vẫn còn khá băn khoăn về tác dụng của dâu tây đối với sức khỏe ... [xem thêm]

Bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không?

(23)
Bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không là thắc mắc chung của rất nhiều phụ nữ mang thai. Nhìn chung, ở những tháng đầu, bà bầu nằm nghiêng bên phải sẽ ... [xem thêm]

Bật mí cho bạn những điều thú vị về vết bầm thâm tím

(77)
Hầu hết nhiều người chỉ biết vết bầm xuất hiện khi bạn va chạm hay té ngã. Tuy nhiên, còn nhiều điều thú vị xoay quanh vết bầm tím mà bạn có thể sẽ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN