Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Liệu bạn có bị dị ứng đường? (Phần 2)

(3.56) - 96 đánh giá

Bệnh không dung nạp đường tương đối phổ biến và có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa với mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Trên thực tế không có thuật ngữ mang tên “dị ứng đường”. Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số triệu chứng dị ứng khó chịu khi sử dụng đường. Nguyên nhân có thể là do bạn mắc phải chứng không dung nạp đường.

Đường là một thành phần quen thuộc trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta, có cả trong thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chế biến. Các tế bào trong cơ thể sử dụng đường để sản sinh ra năng lượng cho cơ thể, do đó các phản ứng bất lợi với đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Các loại thực phẩm có thể gây dị ứng đường phổ biến nhất là bắp, nấm men, sữa, trứng, đậu nành, lúa mì và đường. Những chất gây dị ứng thực phẩm thông thường gây ra các triệu chứng tương tự nhau vì chúng gây ra phản ứng miễn dịch và hóa học giống nhau trong cơ thể.

Bệnh dị ứng đường rất khó chẩn đoán vì đường chứa trong hầu hết các loại thực phẩm. Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng đường, hãy gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân của các triệu chứng. Các triệu chứng khó chịu sau khi ăn đường có thể liên quan đến sự không dung nạp đường.

Dị ứng thực phẩm hay không dung nạp đường?

Chúng ta rất hiếm khi gặp phải dị ứng đường, nhưng chứng không dung nạp đường lại khá phổ biến. Hai loại bệnh này tương đối giống nhau, nhưng có một số điểm khác biệt chính.

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng với một thành phần nào đó chứa đường như một kẻ đột nhập chứ không phải thức ăn.

Cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch để tấn công và tiêu diệt chúng. Hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất ra histamine, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu trong quá trình phản ứng dị ứng.

Không dung nạp đường

Chứng không dung nạp đường không liên quan đến phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra với dị ứng. Thay vào đó, một người không dung nạp một loại đường nhất định sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường.

Bệnh không dung nạp đường tương đối phổ biến và có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa với mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người. Khi cơ thể cố gắng tiêu hóa đường, người bệnh có thể gặp các triệu chứng một vài phút đến vài giờ sau khi ăn đường. Các triệu chứng của chứng không dung nạp đường bao gồm mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn hoặc tiêu chảy.

Các yếu tố nguy cơ

Những người có nguồn gốc dân tộc nhất định có nhiều khả năng không dung nạp đường lactose, bao gồm những người Tây Phi, Ả Rập, Do Thái, Hy Lạp, Ý, Đông Á.

Một số người có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh celiac và rối loạn tiêu hóa chức năng (FGD) cũng có thể gặp khó khăn khi tiêu hóa một số loại đường nhất định như fructose và lactose.

Sự không dung nạp với đường cũng có thể gây ra các vấn đề khác. Một người không dung nạp glucose cũng có thể bị tiền đái tháo đường hoặc tiểu đường loại 2. Những người khác không dung nạp fructose có thể có nguy cơ bị suy thận.

Dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp thức ăn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Đó là lý do tại sao những người bị dị ứng thức ăn nghiêm trọng luôn luôn phải dùng thuốc.

Vì đường là nguồn năng lượng chính cho tế bào nên những người bị dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp một số loại đường nhất định sẽ cần tìm cách khác để nạp năng lượng cho cơ thể.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện FV

(97)
Trọng tâm hoạt động là sức khỏe của bệnh nhân và việc chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn cao, Bệnh viện FV trở thành một trong những cơ sở y tế hàng đầu ... [xem thêm]

Nhận diện chứng rối loạn khớp thái dương hàm

(45)
Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng rất phổ biến. Việc điều trị kịp thời bằng cách bài tập đơn giản tại nhà là mối quan tâm của rất nhiều ... [xem thêm]

Bí quyết ăn uống để tăng cơ bắp nhanh nhất

(64)
Phái mạnh hầu như ai cũng muốn có được một cơ bắp rắn chắc. Bên cạnh việc tập thể hình hàng tuần, việc phát triển và hình thành cơ bắp còn yêu cầu ... [xem thêm]

Làm thế nào để người ăn chay không bị bệnh thiếu máu?

(90)
Cắt giảm thịt và các sản phẩm động vật trong các bữa ăn sẽ làm bạn tăng nguy cơ thiếu máu. Tuy nhiên, nếu bạn cẩn thận cân bằng chế độ ăn uống và ... [xem thêm]
Đang tải ...

Cách trị nám da và tàn nhang thế nào mới hiệu quả?

(91)
Nếu như nám da là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai thì tàn nhang lại dễ nổi rõ lên khi da bạn tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Để không phải mất quá ... [xem thêm]

Kích thước âm đạo có ảnh hưởng đến khoái cảm khi yêu?

(92)
Thay vì quá lo lắng về việc kích thước âm đạo sẽ làm cuộc yêu kém vui, bạn hãy cứ tập trung tận hưởng từng khoảnh khắc thì khoái cảm tự khắc sẽ ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết nếu ăn trước khi ngủ

(45)
Bạn có thể lo lắng ăn trước khi ngủ sẽ gây tăng cân vì quá trình trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại trong lúc ngủ. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho ... [xem thêm]

Dị ứng sữa: Làm sao để đối phó với tình trạng này?

(20)
Hệ thống miễn dịch ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến trẻ rất dễ gặp phải dị ứng sữa. Bố mẹ cần tìm hiểu kĩ về tình trạng phổ biến này ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...