Liệu trình kiểm soát viêm cột sống dính khớp

(3.59) - 89 đánh giá

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh lý cột sống bị viêm làm các dây chằng, sụn khớp và gân dính vào cột sống bị sưng. Theo thời gian, các đốt sống hòa lẫn vào nhau, có thể làm bệnh nhân mất khả năng vận động linh hoạt.

Tuy nhiên, việc thường xuyên tập thể dục, thậm chí chỉ cần 5 đến 10 phút mỗi ngày có thể làm tăng tính linh hoạt và tăng cường cơ bắp hỗ trợ phần lưng và cổ. Nếu bạn thực hành đúng kỹ thuật cùng các tư thế tốt dưới đây cũng có thể giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn đấy.

Những điều cần lưu ý về tập luyện khi bị viêm cột sống dính khớp

1. Khởi động

Để làm cho phần tập luyện tập này trở thành một thói quen hàng ngày, bạn nên chọn một thời điểm trong ngày (hoặc nhiều lần) để luyện tập. Hãy nhớ tìm một không gian tập thể dục thoải mái và mặc quần áo rộng rãi nhé.

Bạn hãy bắt đầu với những bài tập dễ nhất và làm nóng từ từ. Một khi bạn cảm thấy đau, nên dừng luyện tập ngay. Và nếu tập thể dục làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý của bạn, không nên tiếp tục tập thể dục và thông báo ngay cho bác sĩ biết.

Ngoài ra, bạn luôn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện mới.

2. Tư thế đứng khi bị viêm cột sống dính khớp

Bạn nên thực hiện bài tập này trước một tấm gương dài. Bắt đầu bằng cách đứng bằng gót chân, cách xa tường khoảng 8 cm. Từ từ hạ vai và mông càng gần tường càng tốt mà không làm căng cơ. Giữ vị trí này trong 5 giây.

Kiểm tra tư thế trước gương và cảm nhận cơ thể khi bạn đứng thẳng và duỗi thẳng người. Hãy để cơ thể thư giãn, sau đó lặp lại nhiều lần tư thế này.

3. Tư thế nằm

Bạn nên thực hiện bài tập này trên một mặt phẳng chắc chắn. Bạn có thể sử dụng một tấm nệm cứng hoặc đặt một tấm thảm trên sàn nhà. Sau đó nằm sấp từ 15 đến 20 phút (nếu bạn không thể làm điều này một cách thoải mái, bạn có thể chèn một chiếc gối dưới ngực và tì cằm lên một chiếc khăn gấp). Bạn có thể giữ cho úp hẳn mặt xuống, quay mặt sang một bên hoặc thay thế luân phiên hai bên.

Bạn không nhất thiết phải tập tư thế này trong thời gian 20 phút, khi nào cảm thấy không ổn thì dừng lại. Bắt đầu luyện tập ở mức độ thoải mái và tăng thêm thời gian dần dần khi bạn đã tập giỏi hơn.

4. Bơi lội

Viêm cột sống dính khớp có thể gây giảm khả năng mở rộng ngực. Bơi ếch có thể giúp bạn luyện tập và duy trì khả năng mở rộng lồng ngực.

Việc bơi lội nói chung là một cách tuyệt vời để tăng tính linh hoạt cho cột sống của bạn mà không làm tổn thương nó. Cột sống cũng giúp tăng tính linh hoạt ở vùng cổ, vai và hông. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập aerobic trong hồ bơi.

5. Thở sâu

Thở sâu giúp bạn tăng và duy trì dung tích phổi, giúp giữ cho khung xương sườn của bạn linh hoạt.

Để bắt đầu bài tập, bạn ngồi hay nằm xuống và cảm nhận hơi thở bình thường của mình. Sau đó hãy hít một hơi chậm và sâu sao cho không khí đi vào qua mũi và hướng về phía bụng dưới. Nên nhớ hãy hít nhiều không khí nhất mà bạn có thể.

Bạn dùng miệng hay mũi để thở ra, cùng lúc đó hãy để một tay lên bụng, một tay nâng lên, hạ xuống khi thở. Tiếp tục duy trì hơi thở bình thường và hoặc hít thở sâu một vài lần sau đó.

6. Tập yoga

Yoga có thể giúp bạn giảm đau dễ dàng và tăng tính linh hoạt cho cơ thể. Ngoài ra, yoga còn giúp giảm stress và ngủ ngon. Nếu mới tập yoga, không nên cố gắng tự tập ở nhà mà nên tìm một lớp học dành cho người mới bắt đầu và chỉ tập những tư thế nhẹ nhàng. Khi bạn đã luyện tập giỏi hơn, bạn có thể muốn thử ứng dụng tư thế khác ở mức độ khó.

7. Tư thế đi bộ

Nhằm mục đích giữ cho cột sống của bạn càng thẳng càng tốt, khi đi bộ, bạn hãy nhớ để vai vuông góc và đầu ngẩng cao. Nói cách khác, giữ cơ thể của bạn cao nhất ở mức có thể!

Bạn có thể kiểm tra và sửa tư thế của mình bằng cách đứng tựa lưng vào tường, cố gắng làm cho đầu, vai, mông và gót chân chạm vào tường cùng một lúc.

8. Tư thế ngồi

Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi tại bàn làm việc cả ngày, bạn nên đầu tư mua một chiếc ghế tựa. Ghế ngồi nên được thiết kế tốt, không gây sụp hay sà xuống quá thấp. Cũng giống như tư thế đi bộ, hãy thử ngồi với tư thế cột sống được giữ càng thẳng càng tốt. Giữ vai vuông và đầu ngẩng cao. Hãy chú ý kiểm tra và điều chỉnh tư thế ngồi của bạn trong suốt cả ngày.

9. Tư thế ngủ khi bị viêm cột sống dính khớp

Bạn nên ngủ với tư thế giữ cho cột sống thẳng. Để khuyến khích nằm ở các tư thế này, bạn nên chọn chất liệu nệm chắc chắn, nhưng không quá cứng. Bạn nên nằm ngủ sấp nếu có thể, không chèn gối khi ngủ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nằm ngửa kèm với việc chèn một chiếc gối mỏng dưới cổ để hỗ trợ vùng xương và cột sống ở cổ. Tránh ngủ với tư thế để chân cuộn tròn và giữ cho chân được thẳng hết mức có thể.

Một số bí quyết để tập thể dục khác khi bị viêm cột sống dính khớp

Bạn nên nhớ những lời khuyên dưới đây khi tập thể dục để việc rèn luyện cho kết quả tốt nhất:

  • Bạn nên tập thể dục hoặc thực hiện động tác hít thở sâu sau khi tắm nước ấm hoặc vòi hoa sen
  • Kiểm tra và sửa tư thế của bạn trong suốt cả ngày
  • Không tiếp tục thực hiện các bài tập quá sức khi bạn bị đau
  • Luôn luôn bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng và tăng độ khó chỉ khi bạn không cảm thấy đau
  • Tăng tần suất tập thể dục theo sức chịu đựng.

Nếu cơn đau tăng do việc tập luyện này, bạn nên ngừng và tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết liên quan sau đây:

  • Bệnh Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
  • 10 điều có thể bạn chưa biết về trị liệu cột sống
  • Môn thể thao cho người cao huyết áp

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đi cầu nhiều lần trong ngày báo hiệu bệnh gì?

(18)
Đi cầu là một nhu cầu bức thiết giúp bạn đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Thông thường, việc đi tiêu của bạn diễn ra với một tần suất ... [xem thêm]

Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận

(220)
Đối với tình trạng suy thận giai đoạn cuối, chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận góp phần quan trọng trong việc kiểm soát và hỗ trợ điều trị ... [xem thêm]

Những phòng khám, bệnh viện uy tín dành cho bệnh nhân cơ xương khớp

(18)
Cũng như nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ người mắc các bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam đang gia tăng nhanh và tỷ lệ nữ giới mắc bệnh gấp 3 lần nam ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách chăm sóc sau phẫu thuật đại trực tràng?

(49)
Phục hồi sau phẫu thuật đại trực tràng phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của người bệnh trước khi thực hiện phẫu thuật. Một số yếu tố cũng góp ... [xem thêm]

Những tác dụng phụ từ phẫu thuật thắt ống dẫn tinh

(46)
Phẫu thuật thắt ống dẫn tinh là một hình thức triệt sản ở nam giới có hiệu quả tương đối cao. Tuy nhiên, một vài tác dụng phụ vẫn có khả năng xuất ... [xem thêm]

Kích thích tình dục ở nữ: 8 cách nhẹ nhàng nhưng cực kỳ hiệu quả

(73)
Nhiều đấng mày râu cho rằng nhu cầu tình dục của phụ nữ thấp hơn đàn ông nên muốn đưa các nàng “lên giường” rất khó khăn. Thật ra, nếu bạn biết ... [xem thêm]

4 thay đổi để tránh ung thư gan tái phát

(32)
Hầu hết mọi người cảm thấy khó khăn khi sống với ý tưởng rằng ung thư sẽ trở lại, được gọi là ung thư gan tái phát. Thậm chí, trầm cảm trở thành ... [xem thêm]

Đau chân ở mẹ bầu và 4 vấn đề thường gặp

(38)
Bà bầu bị đau chân khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải hiện tượng phù nề, sưng hoặc giãn tĩnh mạch…, từ đó ảnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN