Loét áp – tơ (aphthous) miệng

(4.06) - 96 đánh giá
  • Loét áp-tơ là những vết loét ở miệng đau, khu trú, nông, hình tròn hoặc oval với đáy màu xám.
  • Loét áp-tơ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất trong các loại loét miệng. Áp-tơ tái phát có thể gặp ở những người mắc bệnh Celiac và chứng viêm ruột mạn hoặc người bị suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV).

Nguyên nhân và sinh bệnh học

Sinh bệnh học của áp- tơ cũng chưa rõ ràng. Một giả thuyết cho rằng áp tơ có thể là do rối loạn tại chỗ qua trung gian miễn dịch tế bào, cùng sự giải phóng của các cytokine tiền viêm.

Các yếu tố làm gia tăng sự xuất hiện áp tơ gồm: yếu tố gia đình, chấn thương, hormone, stress. Sự thiếu hụt của vitamin và chất khoáng cũng có liên quan tới áp tơ tái phát, đặc biệt là thiếu hụt vitamin B12. Tuy nhiên, 1 thử nghiệm ngẫu nhiên ở 120 bệnh nhân bị áp tơ, việc cung cấp multivitamin đã không làm giảm được số đợt và thời gian 1 đợt của áp tơ trong năm.

Mặc dầu có 1 vài nghiên cứu quan sát báo cáo có sự gia tăng phát triển áp tơ tạm thời sau khi ngưng hút thuốc lá, nhưng các nghiên cứu khác lại không phát hiện ra mối liên quan này.

Các nguyên nhân khác gây áp tơ bao gồm việc sử dụng các thuốc như: MTX, và tình trạng giảm bạch cầu đa nhân do mọi nguyên nhân.

Đặc điểm lâm sàng của áp tơ

Biểu hiện phổ biến nhất của áp tơ đó là sự hiện diện của các vết loét hình tròn hoặc oval, ranh giới rõ ràng, nhỏ, và đau, đáy xám màu thường tự lành sau 10- 14 ngày mà không để lại sẹo.

Trong tình huống nặng hơn, vết loét có thể rộng (> 5 mm) và có thể kéo dài tới 6 tuần lễ, tuy nhiên tình trạng này thì ít gặp. Đôi khi nhiều vết loét và nhú nhỏ có thể tập trung lại thành từng cụm gọi là Herpetiform(hình) và có thể kéo dài 7- 10 ngày. Sodium lauryl sulfate (đồng phân natri lauryl sulfat, là một hợp chất hữu cơ tổng hợp với công thức CH3 11SO4Na. Nó là một chất hoạt động bề mặt anion được sử dụng trong nhiều sản phẩm làm sạch và vệ sinh. Muối natri là một chất hữu cơ sulfat) chất tẩy trong kem đánh răng có thể kéo dài thời gian làm lành vết loét.

Một vài người có thể bị từ 2-4 đợt trong 1 năm trong khi 1 số người khác có thể bị liên tục. áp tơ gặp ở trẻ em và thiếu niên nhiều hơn là người lớn.

Điều trị áp tơ như thế nào?

Hầu hết điều trị áp tơ là nhằm làm giảm triệu chứng, có thể sử dụng Triamcinolon thoa vết loét, gel fluocinonide và các thuốc giảm đau tại chỗ khác. Có thể dùng 2-4 lần/ ngày cho đến khi vết loét lành. Nếu thoa sớm thì vết loét lành nhanh hơn.

Chấm dung dịch hóa chất chẳng hạn như bạc nitrate hay Debacterol cũng có ích, nó có thể giải quyết tình trạng đau nhanh hơn mặc dù nó không giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Nên gây tê tại chỗ bằng lidocain trước khi bôi hóa chất và bệnh nhân nên súc miệng vài phút sau khi làm xong.

Chích Glucocorticoid vào vết loét hoặc uống được chỉ định cho các tổn thương tái phát hoặc bệnh nặng. Colchicine, dapsone, pentoxifylline, interferon alfa, và levamisole cũng có thể có giá trị điều trị trong các trường hợp nặng.

Thalidomide đã được nghiên cứu ở bệnh nhân bị áp tơ nặng. Trong 1 thử nghiệm ngẫu nhiên ở những bệnh nhân HIV bị áp tơ, điều trị với thalidomide 200 mg/ ngày trong 4 tuàn. kết quả cho thấy lành vết loét ở 16/29 bệnh nhân (55%) trong nhóm có dùng thuốc. trong khi ở nhóm dùng giả dược chỉ có 2/28 bệnh nhân là lành chiếm 7%. Một nghiên cứu hồi cứu ở 92 bệnh nhân không có HIV bị áp tơ (trong đó có 16 bệnh nhân bệnh nhân bị hội chứng behcet’s) cũng báo cáo là thuốc này có hiệu quả ở liều thấp, với liều khởi đầu là 50 m / ngày thalidomide làm giảm hoàn toàn ở 85 % bệnh nhân trong vòng 14 ngày. Tái phát là tình trạng thường gặp của liệu pháp này, duy trì liều thấp làm giảm được tái phát. Thalidomide có thể gây ra quái thai nên không dùng được cho phụ nữ có thai.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/754620311402158

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dùng phương tiện truyền thông quá mức

(24)
Khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kì khuyến khích các bậc phụ huynh giúp con mình hình thành những thói quen sử dụng các ... [xem thêm]

Làm sao nuôi con khi không có sữa mẹ?

(57)
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Sữa bò là thức ăn tốt nhất cho bò sơ sinh và bò nhỏ! Trải qua kỉ nguyên sùng bái ... [xem thêm]

Tiểu lắt nhắt ở trẻ em

(86)
Tiểu lắt nhắt là gì? Tiểu lắt nhắt được định nghĩa là trẻ đi tiểu rất nhiều lần, khoảng cách giữa các lần rất ngắn có khi cứ vài phút trẻ ... [xem thêm]

Những nguyên nhân biếng ăn chính và cách giải quyết

(46)
Biếng ăn sinh lý. Biếng ăn sinh lý là biếng ăn tạm thời, ngắn hạn, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, do sự thay đổi về thể chất, chức năng cơ ... [xem thêm]

Rụng tóc hình vành khăn là thiếu calci?

(17)
Đây là suy nghĩ sai lầm của nhiều bà mẹ! Có đúng là trẻ rụng tóc hình vành khăn? Nhiều ba mẹ khi con họ bước sang tháng tuổi thứ 3 trở đi thấy tóc rụng ... [xem thêm]

Khi nào nên và những thận trọng khi tiêm phòng cho trẻ

(75)
Tiêu chảy, ho, sổ mũi không phải chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ Trước hết, tiêu chảy, ho, sổ mũi KHÔNG phải chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ. Nhầm ... [xem thêm]

Lịch tiêm chủng cho trẻ

(56)
Vì sao trẻ không được tiêm chủng đúng thời gian? Lịch tiêm chủng cho trẻ nhỏ trong thời thơ ấu không gây áp đảo hệ thống miễn dịch của trẻ Theo đúng ... [xem thêm]

Một số câu hỏi về hen phế quản

(30)
Dưới đây tôi liệt kê những câu hỏi thường gặp nhất của phụ huynh khi có con được chẩn đoán hay nghi ngờ hen phế quản và câu trả lời đơn giản, dễ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN