Mách bạn dấu hiệu của bệnh thiếu máu tán huyết

(4.47) - 92 đánh giá

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu tán huyết phụ thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Những người bị thiếu máu tán huyết nhẹ thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Thiếu máu tán huyết nặng hơn có thể gây ra nhiều dấu hiệu và triệu chứng, và chúng có thể nghiêm trọng.

Nhiều trong số các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu tán huyết áp dụng cho tất cả các dạng bệnh thiếu máu.

Khi nào biết mình bị thiếu máu?

Các triệu chứng phổ biến nhất của tất cả các loại bệnh thiếu máu là mệt mỏi. Mệt mỏi xảy ra vì cơ thể bạn không có đủ các tế bào hồng cầu vận chuyển ô-xy đến các bộ phận khác nhau của nó.

Hàm lượng tế bào hồng cầu thấp cũng có thể gây khó thở, chóng mặt, nhức đầu, lạnh ở bàn tay và bàn chân, làn da nhợt nhạt và đau ngực.

Thiếu hụt các tế bào hồng cầu khiến trái tim bạn phải làm việc chăm chỉ hơn để vận chuyển máu giàu ô-xy khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), âm thổi tim, phì đại tim, hoặc thậm chí suy tim.

Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của thiếu máu tán huyết

Bên cạnh những dấu hiệu chung của bệnh thiếu máu, bạn cần chú ý và thăm khám bác sĩ ngay nếu có những triệu chứng cho thấy có thể bạn đã mắc bệnh thiếu máu tán huyết sau đây:

Vàng da

Vàng da dùng để chỉ màu vàng của da hoặc tròng trắng của mắt. Khi các tế bào hồng cầu chết, chúng thải huyết sắc tố trong máu.

Các huyết sắc tố được chia nhỏ thành một hợp chất gọi là bilirubin, mang đến cho da và đôi mắt màu vàng. Bilirubin cũng làm cho nước tiểu có màu vàng sẫm hoặc nâu.

Đau ở bụng trên

Sỏi mật hoặc lách to có thể gây đau ở vùng bụng trên. Nồng độ cao của bilirubin và cholesterol (từ sự phân hủy của các tế bào hồng cầu) có thể hình thành sỏi trong túi mật. Những viên sỏi có thể gây đau.

Lách là một cơ quan trong bụng giúp chống lại nhiễm trùng và lọc ra các tế bào máu cũ hoặc hư hỏng. Trong thiếu máu tán huyết, lách có thể to và gây đau.

Loét chân và đau đớn

Ở những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, các tế bào hình liềm có thể làm tắc các mạch máu nhỏ và chặn dòng chảy của máu. Điều này có thể gây ra lở loét ở chân và đau đớn khắp cơ thể.

Phản ứng nghiêm trọng với truyền máu

Bạn có thể bị thiếu máu tán huyết do truyền máu. Điều này có thể xảy ra nếu nhóm máu bạn được truyền khác so với nhóm máu của bạn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của phản ứng nặng với truyền máu bao gồm sốt, ớn lạnh, tụt huyết áp, và sốc (sốc là tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ lưu lượng máu).

Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng ít gặp ở các bệnh nhân bị thiếu máu tán huyết còn bao gồm:

  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Vàng da và tròng trắng của mắt (bệnh vàng da);
  • Âm thổi tim;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Lách to;
  • Gan to.

Những người mắc bệnh này do di truyền thường sẽ cần phải điều trị suốt đời, còn mắc bệnh vì nguyên nhân khác thì có thể được chữa khỏi nếu tuân thủ phác đồ đúng .

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các triệu chứng của hen suyễn bạn cần biết

(53)
Các triệu chứng hen suyễn xuất hiện khi đường hô hấp bị viêm và co thắt, gây trở ngại cho quá trình trao đổi oxy của người bệnh.Các triệu chứng hen ... [xem thêm]

Làm thế nào để tự vệ?

(58)
Có thể bạn đã từng xem cảnh như sau trong các bộ phim: Một cô gái đi bộ qua một bãi đỗ xe vắng người. Đột nhiên, một gã trông bặm trợn từ sau chiếc ... [xem thêm]

Trẻ phát triển chậm có bình thường không?

(38)
Bạn cảm thấy rằng con của mình bé nhất lớp. Điều này khiến trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm vì quá khác biệt với bạn bè. Ngược lại, nếu trẻ dậy thì ... [xem thêm]

Chẩn đoán và xác định giai đoạn ung thư vú

(22)
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra các khối u ở vú và làm thay đổi hình dáng, kích thước của vú và da vú.Xét nghiệm duy nhất có thể xác định chắc ... [xem thêm]

Gương mặt bạn có đạt “tỷ lệ vàng”?

(97)
Không có tiêu chuẩn nhất định nào cho cái đẹp, nhưng có lẽ chúng ta vẫn luôn cảm nhận được cái đẹp trước mắt. Cái đẹp là một khái niệm phụ thuộc ... [xem thêm]

Đo tim thai trong quá trình chuyển dạ

(76)
Tim thai thường xuyên được bác sĩ theo dõi trong quá trình chuyển dạ để phát hiện ra các vấn đề nguy hiểm và có phương án chữa trị kịp thời.Bạn thắc ... [xem thêm]

Trị mụn thịt tại nhà có nên hay không?

(49)
Mụn thịt xuất hiện trên gương mặt có thể khiến bạn lo lắng và cảm thấy tự ti. Nhiều người còn tìm đến các phương pháp trị mụn thịt tại nhà tuy dễ ... [xem thêm]

Chấn động não ở trẻ: Bố mẹ đã biết làm gì để bảo vệ con?

(95)
Bố mẹ thường nghĩ chấn động não ở trẻ chỉ xảy ra nếu con chơi những môn thể thao mạnh như đá banh hay cầu lông. Thật ra, trẻ có thể bị chấn động ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN