Mang thai lần đầu cần biết những gì?

(3.71) - 64 đánh giá

Sau nhiều tháng trông ngóng, dấu hiệu 2 vạch đã hiện rõ trên que thử thai. Niềm vui xen lẫn sự lo lắng trong lòng người sắp làm mẹ, đặc biệt là khi lần đầu mang thai. Vậy mang thai lần đầu cần biết những gì? Có 8 điều cơ bản mà bạn không thể bỏ qua.

Khi biết mình mang thai, phản ứng của bạn là vui mừng, phấn khởi. Tuy nhiên, đi kèm với niềm vui này, bạn sẽ có rất nhiều trách nhiệm. Việc quan trọng nhất bạn cần làm là chăm sóc tốt cho bản thân và bé cưng trong bụng. Trong những tháng mang thai sắp đến, bạn sẽ có nhiều điều cần chuẩn bị. Hãy cùng Chúng tôi theo dõi những chia sẻ dưới đây để biết 8 điều quan trọng mà bạn cần làm khi biết mình mang thai nhé.

1. Thông báo tin vui khi bạn mang thai lần đầu cho mọi người

Sau khi biết mình mang thai, bạn có thể sẽ muốn chia sẻ tin vui này với cả thế giới ngay lập tức. Thế nhưng, bạn nên nói tin này khi nào và ra sao? Mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau cho vấn đề này. Một số người sẽ nói với mọi người ngay sau khi đi khám trong khi một số khác đợi đến khi thai 3 tháng, lúc này, thai đã ổn định. Bạn có thể chọn cách hét thật to và tự hào hoặc chọn cách dè dặt và thận trọng. Khi nào nói và nói như thế nào, tất cả đều do bạn quyết định.

2. Chọn bác sĩ sản khoa

Bạn đã phát hiện ra mình mang thai như thế nào? Bạn dùng que thử thai hay qua các dấu hiệu mang thai? Dù thế nào tốt nhất bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ sản khoa để kiểm tra thật kỹ. Bạn có thể nhờ bạn bè hoặc người thân giới thiệu một bác sĩ sản khoa uy tín. Trong thời gian mang thai, bác sĩ sản khoa sẽ là người hướng dẫn cho bạn những việc cần làm trong 9 tháng tới. Ngoài ra, đây cũng sẽ là người tư vấn cho bạn về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, việc chọn bác sĩ sản khoa ngay từ đầu là một điều rất quan trọng mà bạn cần cân nhắc.

3. Chú ý đến chế độ ăn

Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý. Khi mang thai, thai nhi sẽ hấp thu chất dinh dưỡng từ cơ thể bạn. Vì vậy, bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn để đảm bảo sức khỏe của cả bạn và bé. Lượng calorie bạn cần mỗi ngày cũng sẽ tăng lên. Bạn nên xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với sự hướng dẫn của bác sĩ. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic trong 28 ngày đầu của thai kỳ để giảm nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu DHA cũng rất tốt đối với sự phát triển của não. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung thêm canxi trong tam cá nguyệt thứ 3 vì đây là giai đoạn mà xương của bé phát triển rất nhanh. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ cho bạn uống một số loại thuốc bổ sung phù hợp.

4. Suy nghĩ về thời gian chuyển dạ và sinh con

Bạn sẽ sinh con theo cách nào: sinh thường hay sinh mổ? Bạn có ý định gây tê ngoài màng cứng hoặc dùng các phương pháp giảm đau khác không? Trong những tháng tới, bạn sẽ phải quyết định tất cả những vấn đề này. Tốt nhất, bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ về tình trạng của bản thân để đưa ra quyết định chính xác nhất.

5. Chọn bệnh viện để sinh con

Bạn sẽ sinh con ở đâu? Điều này phụ thuộc nhiều vào kinh tế của gia đình và vị trí mà bạn ở. Bạn nên tìm hiểu về chất lượng bệnh viện và đội ngũ y bác sĩ trước khi quyết định.

6. Lên kế hoạch tập thể dục

Đối với người bình thường, tập thể dục rất quan trọng để có bảo vệ sức khỏe nhưng đối với phụ nữ mang thai, điều này lại càng cần thiết hơn nữa. Trong thai kỳ, cơ thể bạn sẽ trải qua rất nhiều thay đổi. Thói quen tập thể dục là điều cần thiết để đảm bảo bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tập thể dục sẽ giúp hạn chế tăng cân trong thời gian này. Nó cũng giúp việc chuyển dạ và sinh nở trở nên dễ dàng hơn. Không những vậy, tập thể dục còn là cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ lên đến 27%.

7. Mua quần áo cho bản thân và em bé sắp chào đời

Trong thời gian mang thai, bạn sẽ nhận thấy rằng quần áo bình thường không còn vừa với mình nữa. Bạn sẽ cần những bộ quần áo cho bà bầu với các kích cỡ khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau của thai kỳ. Bạn cũng nên bắt đầu mua sắm một ít quần áo cho bé vì trong giai đoạn sau của thai kỳ, bạn sẽ đi lại khó khăn hơn.

8. Tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản

Sau khi sinh con, bạn cần được nghỉ làm để có thể chăm sóc tốt cho con. Do đó, việc tìm hiểu về chế độ nghỉ thai sản thế nào rất cần thiết. Để biết thêm thông tin về chế độ nghỉ thai sản, bạn hãy đọc bài viết 5 điểm mới cần lưu ý trong chế độ thai sản năm 2018 của Chúng tôi. Khi đi làm trở lại, bạn nhớ làm hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản nữa nhé.

Bích Ngân/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 mục tiêu năm mới giúp bạn sống khỏe mỗi ngày

(82)
Bạn muốn đặt mục tiêu sống khỏe mỗi ngày nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Hãy thử với những điều đơn giản và dễ dàng nhất nhé!Năm mới ... [xem thêm]

8 cách ngăn ngừa mụn trứng cá

(100)
Nếu đã từng bị mụn trứng cá, ắt hẳn bạn sẽ hiểu cảm giác khó chịu mà nó mang lại! Tưởng tượng mà xem, một sáng nọ bạn thức dậy, tâm trạng của ... [xem thêm]

9 sự thật mà các huấn luyện viên thể hình hiếm khi tiết lộ

(54)
Bạn cần trao đổi với huấn luyện viên thể hình trước khi bắt đầu tập gym để lên kế hoạch đạt được vóc dáng mong muốn. Thế nhưng, liệu các huấn ... [xem thêm]

Dạy trẻ cách xử lý trong những ngày đèn đỏ khi ở trường

(30)
Đối với các cô bé, khi bước vào tuổi dậy thì, kinh nguyệt là một trong những vấn đề khiến trẻ bối rối. Là cha mẹ, bạn hãy hướng dẫn cho trẻ cách ... [xem thêm]

Tự đo kích thước tử cung đơn giản tại nhà

(100)
Bạn có biết chúng ta có thể tự đo bề cao tử cung để chẩn đoán chính xác số tuần bạn đang mang thai không? Vậy làm thế nào để đo được bề cao tử cung ... [xem thêm]

[Infographic] Màu nước tiểu nói lên điều gì về sức khỏe của bạn?

(91)
Tình trạng sức khỏe mỗi người thường được phản ánh qua các triệu chứng bệnh như ngứa, phát ban, sốt,… Bên cạnh đó, nước tiểu cũng là một trong ... [xem thêm]

6 dấu hiệu dưới cánh tay cảnh báo sức khỏe của bạn

(85)
Vùng da dưới cánh tay là khu vực khá nhạy cảm nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, một số dấu hiệu dưới cánh tay đôi khi có thể phản ánh những bất ... [xem thêm]

Điều trị lọc máu có khiến bạn nhiễm HIV/AIDS?

(86)
AIDS chính là một căn bệnh thế kỷ do virus HIV truyền nhiễm, gây ra một tỷ lệ tử vong cao nhất trong lịch sử loài người. Theo ước tính của Tổ chức Y tế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN