Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Mẹ bầu có nên uống viên bổ sung vitamin không?

(3.56) - 40 đánh giá

Ăn uống khỏe mạnh luôn là một ý tưởng thông minh, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Để bù đắp dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể uống các viên bổ sung vitamin chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là axit folic, chất sắt, i-ốt và canxi. Khi nào là thời điểm thích hợp để bạn uống và có những lưu ý nào mà bạn cần quan tâm?

Mẹ bầu cần bao nhiêu axit folic mỗi ngày?

Axit folic giúp phát triển não bộ và tủy sống của bé con trong bụng mẹ. Ngoài ra, axit folic còn giảm nguy cơ dị tật khi sinh, ví dụ như tật cột sống chẻ đôi và tật thiếu não.

Dị tật ống thần kinh xảy ra trong vòng 28 ngày đầu sau khi thụ tinh, thời điểm mà nhiều phụ nữ vẫn chưa nhận ra là họ đã có thai. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ muốn có thai nên uống 400 microgram axit folic mỗi ngày, bắt đầu từ trước ngày dự tính thụ tinh cho đến 12 tuần tiếp theo.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các bà mẹ đã từng có con bị dị tật ống thần kinh nên uống liều cao axit folic (4000 mcg) ít nhất là 1 tháng trước khi thụ tinh và kéo dài đến hết tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, bạn nên tư vấn với bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ việc gì.

Những loại thực phẩm giàu axit folic bao gồm các loại rau lá màu xanh, hạt, đậu, cam quýt và các viên bổ sung axit folic với liều lượng thích hợp.

Mẹ bầu cần ăn uống bổ sung chất sắt hoặc uống viên bổ sung sắt

Sắt là thành phần không thể thiếu để tạo hồng cầu giúp vận chuyển oxy, tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Chất sắt còn giúp ngăn chặn tình trạng sinh non và sinh nhẹ cân. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sắt cần thiết cho thể trạng của riêng bạn lúc mang thai.

Canxi rất cần cho thai phụ và thai nhi

Canxi là một thành phần quan trọng cho phụ nữ mang thai vì vi chất này bảo vệ xương của mẹ khi bé dần lớn lên. Đồng thời, bé cũng hấp thu canxi từ xương và răng của mẹ. Mẹ bầu có thể giảm mật độ xương nếu không được cung cấp đủ canxi khi bé phát triển.

Khi nào mẹ bầu cần cung cấp vitamin?

Bạn nên bắt đầu bổ sung vitamin ngay khi bắt đầu mang thai. Nếu mẹ được cung cấp đủ axit folic trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ thì có thể giảm thiểu nhiều dị tật thai nhi. Ngoài ra, bạn hãy nhớ cung cấp đủ axit folic ít nhất là 1 tháng trước khi thụ tinh.

Nếu chưa cung cấp đủ vitamin trước khi mang thai thì bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Bạn có thể làm việc đó ngay khi biết được mình đã có thai cũng chưa muộn.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bổ sung loại vitamin nào là tốt nhất. Nếu đã uống bổ sung rồi, bạn nên mang theo loại vitamin đó để bác sĩ có thể kiểm tra lại hàm lượng đã phù hợp với bạn chưa.

Viên vitamin tổng hợp “hoàn hảo” cho mẹ bầu nên chứa gì?

Bạn nên uống viên bổ sung có chứa đầy đủ các thành phần sau:

  • 400 mcg axit folic;
  • 400 IU vitamin D;
  • 200-300 mg canxi;
  • 70 mg vitamin C;
  • 3 mg thiamine;
  • 2 mg riboflavin;
  • 20 mg niacin;
  • 6 mcg vitamin B12;
  • 10 mg vitamin E;
  • 15 mg kẽm;
  • 17 mg sắt;
  • 150 mcg i-ốt.

Trong vài trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một số loại vitamin nhất định.

Nếu thai phụ uống quá nhiều vitamin, nguy cơ gì có thể xảy ra?

Viên bổ sung vitamin chứa đầy đủ tất cả loại vitamin và khoáng chất mà mẹ bầu cần. Song, uống quá liều vitamin hoặc khoáng chất cũng có thể gây hại cho thai nhi. Ví dụ như một lượng lớn vitamin A có thể gây dị tật thai nhi. Nếu đã uống bổ sung một lượng vitamin và khoáng chất đặc biệt trước khi có thai, bạn không nên uống tiếp nếu không được bác sĩ đồng ý.

Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn bổ sung omega-3. Đây là loại axit béo có thể giúp phát triển trí não của thai nhi. Nếu không thích ăn các loại cá chứa omega-3 cao như cá cơm, cá trích, cá hồi hay cá mòi, mẹ bầu có thể uống viên bổ sung omega-3.

Tác dụng phụ của vitamin

Vitamin có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nhất là với những mẹ bầu đã có cảm giác ốm nghén, buồn nôn trước đó. Để làm giảm triệu chứng này, thời điểm thích hợp nhất để uống viên bổ sung vitamin là trước khi đi ngủ hay uống kèm với thức ăn. Bạn cũng có thể đề nghị bác sĩ chuyển loại vitamin khác hoặc sử dụng viên vitamin dạng nhai để làm dịu dạ dày.

Lượng sắt có trong vitamin có thể khiến bạn bị táo bón. Để giảm triệu chứng này, bạn có thể ăn thêm trái cây và rau xanh để tăng cường chất xơ và uống nhiều nước để tăng thải chất xơ, giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn.

Mặc dù viên vitamin mang theo nhiều triệu chứng phụ khó chịu, mẹ hãy cố gắng sử dụng vì nó chứa đựng vô vàn lợi ích cho bé cưng. Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn hãy luôn tham vấn ý kiến của bác sĩ nhé.

Bạn có thể quan tâm đến đề tài:

  • Thực đơn cung cấp chất sắt cho mẹ bầu
  • 12 cách giảm bớt tình trạng ốm nghén

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Chứng đau xương cụt khi mang thai: Mẹ bầu cần biết điều gì?

(65)
Bên cạnh những triệu chứng đáng ghét như ốm nghén, ợ nóng, táo bón… thì suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu còn phải đối mặt với tình trạng đau xương cụt ... [xem thêm]

5 thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn phải… tránh xa!

(100)
Có bao giờ bạn dành ra một chút thời gian để đọc qua các dòng thông tin in trên nhãn mác của những loại thực phẩm mà mình yêu thích chưa? Nếu chưa, bạn nên ... [xem thêm]

11 lợi ích dành cho bé yêu khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ

(12)
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn hãy nuôi con bằng sữa mẹ. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho sự phát ... [xem thêm]

Viêm cầu thận cấp ở trẻ em có nguyên nhân do đâu?

(13)
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là một bệnh rất phổ biến. Khi trẻ mắc bệnh, bạn cần phải chú ý đến việc điều trị bởi nếu không bệnh sẽ chuyển ... [xem thêm]
Đang tải ...

Khiếm thị do biến chứng bệnh tiểu đường

(68)
Tiểu đường có thể gây hại cho mắt. Nó có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, phần sau của mắt, được gọi là bệnh võng mạc tiểu ... [xem thêm]

Ăn dưa leo giảm cân, thật không?

(32)
Nếu là một tín đồ làm đẹp thì hẳn dưa leo sẽ xuất hiện không ít trong thực đơn ăn uống và công thức làm đẹp của bạn. Thế nhưng, câu chuyện ăn dưa ... [xem thêm]

“Vén màn” mối liên hệ giữa sức khỏe não và cách hít thở

(92)
Khi bạn thở đúng cách, lượng dịch não tủy có thể tăng lên, giúp giảm thiểu căng thẳng cũng như xoa dịu chứng lo âu. Sức khỏe não từ đó cũng được cải ... [xem thêm]

Bố mẹ làm gì khi trẻ bị hen suyễn?

(68)
Khi trẻ bị hen suyễn lên cơn, khí quản sẽ bị sưng đỏ, tiết dịch nhầy và phế quản co thắt lại làm thu hẹp ống dẫn khí. Điều này khiến bé gặp tình ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...