Những điều bạn cần biết về phẫu thuật ghép gan

(3.71) - 84 đánh giá

Ghép gan là phẫu thuật điều trị bệnh gan với tỷ lệ sống sót cao. Việc hiểu rõ về quá trình phẫu thuật gan cũng như cách chăm sóc sau phẫu thuật sẽ giúp bạn nhanh khỏe mạnh và ít mắc các biến chứng hơn.

Nếu bạn bị bệnh gan và các phương pháp điều trị khác đều thất bại, có lẽ bạn cần được phẫu thuật ghép gan. Bạn có biết rằng cấy ghép gan có tỷ lệ sống sót cao nhất cho người bị bệnh gan. Với sự chăm sóc y tế thích hợp và thay đổi lối sống, cơ thể bạn có thể nhanh chóng hồi phục với ít biến chứng.

Phẫu thuật ghép gan là gì?

Ghép gan là một thủ thuật y tế được sử dụng để thay thế gan bị suy yếu bằng một gan mới khỏe mạnh từ người hiến tặng. Gan có thể được thay toàn bộ hoặc một phần từ người đã qua đời hoặc còn sống.

Có ba phẫu thuật liên quan đến ghép gan: phẫu thuật cho người hiến tặng, phẫu thuật tại bàn và phẫu thuật cho người nhận. Các chuyên viên y tế sẽ điều phối các hoạt động này.

Phẫu thuật cho người hiến tặng

Phẫu thuật cho người hiến tặng là lấy gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Phẫu thuật này nhằm lấy gan của người hiến tặng.

Gan có thể đến từ một người hiến tặng gần đây đã qua đời. Trong trường hợp này, điều quan trọng là nhân viên y tế duy trì các chức năng nội tạng cho đến khi nó được lấy ra. Người hiến tặng được đặt trên một máy thở để tiếp tục cung cấp oxy cho các cơ quan khỏe mạnh. Phẫu thuật này sẽ là một phẫu thuật đa cơ quan, trong đó thận, tim và phổi và đôi khi là tuyến tụy, ruột non, giác mạc, da và xương cũng được lấy đi.

Gan cũng có thể đến từ người còn sống. Vì gan vốn có khả năng tái tạo, cả phần cấy ghép và phần gan còn lại của người hiến sẽ trở lại bình thường.

Phẫu thuật tại bàn

Phẫu thuật tại bàn được thực hiện tại bệnh viện của người nhận để thực hiện bất kỳ sửa đổi cần thiết nào đối với gan của người hiến tặng như giảm kích thước gan. Điều này thường được thực hiện ngay trước khi phẫu thuật cho người nhận.

Phẫu thuật cho người nhận

Phẫu thuật cho người nhận là bước cuối cùng để ghép gan. Đây là khi gan suy được thay thế bằng gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Bạn được gây mê để giảm đau và dùng thuốc để ngăn ngừa mất máu quá nhiều. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch vùng bụng để thay gan. Họ sẽ đặt một số ống để giúp bạn thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể sau khi phẫu thuật.

Điều gì xảy ra sau phẫu thuật ghép gan?

Một khi gan đã được cấy ghép, cơ thể thường xử lý gan mới như một dị vật từ bên ngoài và sẽ tấn công nó. Điều này được gọi là thải ghép và có thể làm cho cơ quan mới cấy ghép hoàn toàn bị hư và tổn thương. Để ngăn chặn điều này, một số loại thuốc được gọi là các thuốc ức chế miễn dịch sẽ được bác sĩ chỉ định. Một bệnh nhân ghép gan cần phải dùng những loại thuốc này suốt đời để ngăn chặn sự thải ghép gan.

Bên cạnh việc từ chối, có một số vấn đề khác bạn nên biết sau khi ghép gan:

  • Nhiễm trùng. Giống như nhiều phẫu thuật, nguy cơ nhiễm trùng thường cao sau phẫu thuật. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc kháng nấm để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Tình trạng đường mật. Điều này liên quan đến các tình trạng của ống mật như tắc nghẽn hoặc rò rỉ dịch mật.
  • Suy thận. Có nguy cơ của thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng có thể dẫn đến suy thận. Bác sĩ cần theo dõi chức năng thận chặt chẽ sau khi phẫu thuật.
  • Thất bại ghép. Gan mới có thể không hoạt động đúng cách sau khi cấy ghép. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể cần gan mới càng sớm càng tốt. Trong khi đó, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc để kiểm soát các vấn đề.
  • Ung thư da. Da của bạn sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Luôn luôn sử dụng quần áo chống nắng và bảo vệ trước khi đi ra ngoài.

Ngoài ra, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch vành sau khi cấy ghép. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bình thường hóa cuộc sống sau khi ghép gan.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 kiểu bệnh rối loạn ám ảnh thường gặp và cách điều trị

(29)
Mỗi bệnh nhân rối loạn ám ảnh sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Phương pháp điều trị bệnh cũng phải căn cứ vào biểu hiện và mức độ nghiêm ... [xem thêm]

Thực hư về dị ứng bột ngọt

(59)
Dị ứng bột ngọt có thể là mối lo ngại của nhiều người. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, những nghiên cứu khoa học về vấn đề này vẫn còn ... [xem thêm]

Bạn nói, con cứ làm ngơ? 5 cách khiến trẻ nghe lời

(50)
Trẻ nhỏ thường thích làm những điều theo ý muốn của mình và đôi khi điều đó khiến bố mẹ cảm thấy khó chịu. Thay vì la mắng con, bạn nên tập cho bé ... [xem thêm]

3 cách để cuộc sống gia đình thật thoải mái, hạnh phúc

(83)
Chất lượng cuộc sống gia đình bạn như thế nào tùy thuộc vào cách vun vén của các thành viên. Song vun vén thế nào cũng cần biết cách làm cho đúng. Ngoài ... [xem thêm]

Cân nhắc 6 điều này trước khi quyết định xỏ khuyên

(13)
Xỏ khuyên trên cơ thể không còn là chuyện quá xa lạ. Không chỉ khuyên tai, mà nhiều bộ phận trên cơ thể cũng có thể được xỏ khuyên tùy theo cá tính của ... [xem thêm]

Làm dịu chứng đau cổ chân bằng phương pháp RICE tại nhà

(44)
Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ chân thường là do viêm hoặc do các chấn thương tác động lên những vùng xương, khớp, sụn, dây chằng, gân hoặc cơ ở cổ ... [xem thêm]

Tắc tia sữa – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

(88)
Không ít mẹ nuôi con bằng sữa mẹ bị tắc tia sữa nhưng không biết cách xử lý kịp thời khiến bầu vú bị áp xe, viêm vú gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ... [xem thêm]

Bà bầu đau nhức vùng kín, nguyên nhân do đâu?

(66)
Đau nhức vùng kín là hiện tượng tương đối phổ biến ở phụ nữ. Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện trong lúc mang thai và xảy ra thường xuyên, mẹ bầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN