Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non?

(3.86) - 16 đánh giá

Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non trước khi thai nhi được 37 tuần? Những trẻ sinh non có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe.

Nếu bạn có dấu hiệu sinh non hoặc bị rò rỉ nước ối, hãy đến bệnh viện để xem xét tình hình. Bác sĩ sẽ theo dõi các cơn co thắt (cơn gò tử cung) đồng thời đánh giá nhịp tim thai nhi và kiểm tra xem liệu màng ối có bị vỡ hay chưa. Ngoài ra, bạn cần làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không. Bạn cũng có thể được kiểm tra fibronectin bào thai nữa.

Nếu màng ối vẫn chưa bị vỡ, bác sĩ sẽ khám âm đạo để đánh giá tình trạng của cổ tử cung hoặc siêu âm bụng để kiểm tra lượng nước ối và xác định sự tăng trưởng, tuổi thai và ngôi thai. Cuối cùng, một số bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm âm đạo để kiểm tra lại chiều dài cổ tử cung và tìm kiếm các dấu hiệu của sự xóa mở cổ tử cung.

Nếu tất cả các xét nghiệm âm tính, màng ối không vỡ, cổ tử cung không bị xóa mở sau vài giờ theo dõi, các cơn co thắt giảm đi, bạn và thai nhi vẫn khỏe mạnh thì bạn sẽ được cho về nhà. Mặc dù mỗi bác sĩ có thể xử trí tình hình khác nhau một chút, nhưng các bước tiến hành nhìn chung đều giống nhau.

Nếu đang ở tuần thai 34 hoặc hơn mà bị vỡ ối, bác sĩ sẽ giúp bạn khởi phát chuyển dạ hoặc mổ lấy thai. Nếu bạn đang mang thai dưới 34 tuần và nhận thấy có vấn đề về chuyển dạ sinh non, màng ối còn nguyên vẹn, không có dấu hiệu nhiễm trùng tử cung hay các vấn đề khác (tiền sản giật nặng hoặc dấu hiệu nhau bong non), nhịp tim của bé bình thường thì bác sĩ sẽ cố gắng trì hoãn việc sinh con. Điều này phụ thuộc tình trạng của bạn như thế nào và liệu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng hoặc lý do nào khác mà thai nhi cần được sinh sớm hay không.

Đầu tiên, bạn sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh IV (dùng cho đường tĩnh mạch) để dự phòng nhiễm trùng liên cầu khuẩn Streptococcus nhóm B (GBS) cho thai nhi. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn một liều corticosteroid để giúp đẩy nhanh sự phát triển phổi của thai nhi để khi ra đời, bé sẽ hạn chế được những rủi ro về sức khỏe do sinh non.

Mục đích của việc chờ đợi là cố gắng cho thai nhi thêm thời gian để trưởng thành. Nhược điểm của việc chờ sinh tự nhiên là nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn. Nhưng ở tuổi thai còn quá nhỏ, lợi ích của việc chờ đợi thường cao hơn là rủi ro phải chấm dứt thai kỳ ngay lập tức hoặc mổ lấy thai. Nếu thai nhi chưa đạt đến 24 tuần tuổi, không nên dùng kháng sinh để dự phòng GBS hoặc sử dụng corticosteroid.

Trẻ sinh non sẽ cần được ở lại trong lồng ấp cho đến khi các vấn đề sức khỏe của bé được giải quyết. Bé có thể được nuôi tốt mà không có vấn đề và sẽ phát triển đầy đủ.

Hãy đón xem các bài viết tiếp theo của Chúng tôi để biết được các bé non tháng sẽ được chăm sóc ra sao trong các đơn vị chăm sóc trẻ sơ sinh tích cực nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cửa sổ thụ thai: Thời điểm quan hệ dễ thụ thai nhất

(19)
Thời gian tốt nhất để thử và cố gắng thụ thai là trong thời kỳ “cửa sổ thụ thai” của chu kỳ kinh nguyệt. Mỗi phụ nữ sẽ có thời gian thụ thai khác ... [xem thêm]

Làm thế nào để trở thành một người chơi thể thao tốt

(36)
Bạn đã bao giờ chơi cho một đội với những người ghét bị thua cuộc ? Hoặc có thể bạn có một thời gian khó khăn khi bạn để thua điều gì – thậm chí ... [xem thêm]

Toner cho da mụn liệu có thật sự cần thiết?

(91)
Đối với các cô gái, trong mọi trường hợp, sử dụng toner là bước không thể thiếu của quá trình chăm sóc da hàng ngày. Tuy nhiên, với những người da dầu, ... [xem thêm]

Tiểu ra máu: Nỗi lo không của riêng ai

(86)
Tìm hiểu chung về xét nghiệm nước tiểuXét nghiệm nước tiểu là gì?Xét nghiệm nước tiểu là một phân tích được thực hiện trên mẫu nước tiểu, dùng ... [xem thêm]

Tổ yến: Cao lương mỹ vị chốn cung đình xưa

(70)
Ngày xưa, tổ yến được xếp vào hàng thượng phẩm chỉ dành cho vua chúa và quý tộc trong cung đình. Với mức sống ngày càng nâng cao, bây giờ bạn cũng có ... [xem thêm]

35 tháng

(73)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Hãy cố đừng chạnh lòng khi con tỏ ra thích bố mẹ của mẹ bè hơn là mẹ. Bé có thể tới một ngày bỗng dưng ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về vắc xin viêm não Nhật Bản

(83)
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh bị muỗi đốt trong các khu ... [xem thêm]

3 cách chữa rạn da sau sinh bằng nghệ bạn có thể tin dùng

(58)
Nghệ không chỉ đơn thuần là loại gia vị phổ biến mà còn có thể giúp bạn cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe hoặc làm đẹp. Đặc biệt, việc chữa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN