Mẹ bầu nên và không nên ăn những loại chất béo nào?

(4.16) - 57 đánh giá

Không phải chất béo nào cũng có hại cho sức khỏe. Axit béo omega-3 (một loại chất béo không no) được khuyên dùng đặc biệt cho phụ nữ có thai.

Chất béo là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống lành mạnh. Trong thời gian mang thai, bạn cần đảm bảo rằng có đủ chất béo “tốt” trong chế độ ăn uống và giảm thiểu các chất béo “xấu” để cho mẹ và thai nhi phát triển tốt.

Chất béo đóng vai trò gì cho phụ nữ mang thai?

Một số chất béo (và các axit béo trong chúng) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai nhờ vào khả năng hỗ trợ sự phát triển của não và mắt ở trẻ trước và sau khi sinh. Chất béo cũng giúp nhau thai và các mô khác phát triển. Một vài nghiên cứu cho thấy chất béo có thể giúp ngăn ngừa sinh non và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.

Khi mang thai, bạn nên ăn loại chất béo nào?

Mỗi loại chất béo được tạo thành từ sự kết hợp của các axit béo. Có bốn loại chất béo trong thực phẩm là:

  • Chất béo không bão hòa đơn
  • Chất béo không bão hòa đa
  • Chất béo bão hòa
  • Chất béo chuyển hóa.

Chất béo không bão hòa đơn được tìm thấy trong ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng, cũng như trong ô liu, bơ, các loại hạt và bơ hạt. Chúng được coi như chất béo “tốt” bởi vì chúng có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

Chất béo không bão hòa đa rất có lợi. Các loại chất béo này chứa axit béo omega-3, như DHA và ALA (cả hai đều rất quan trọng cho sự phát triển khỏe mạnh của bé), và axit béo omega-6. Omega-3 được tìm thấy trong một số loại cá sống ở vùng nước lạnh, dầu hạt lanh, quả óc chó, dầu canola, và omega-6 được tìm thấy trong dầu hướng dương, hạt bông, ngô, và đậu tương. Dầu đậu nành trong nhiều món salad và các loại thực phẩm chế biến cũng chứa nhiều omega-3.

Cá là một nguồn axit béo omega-3 tuyệt vời cho phụ nữ mang thai. Các bà mẹ được khuyến khích ăn khoảng 0,3 kg hải sản mỗi tuần. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế những loại cá có chứa chất độc như thủy ngân. Hãy chọn hải sản cao DHA và lượng thuỷ ngân thấp, chẳng hạn như cá hồi, cá cơm, cá mòi, cá trích.

Chất béo bão hòa rơi vào danh mục các chất béo có hại cho sức khỏe. Lượng phù hợp cho cơ thể bạn là ít hơn 10% tổng số calo dung nạp vào cơ thể. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong các loại thịt có chất béo cao, sữa toàn phần và sữa 2% béo, dầu nhiệt đới (như hạt cọ và dừa), bơ, và mỡ heo. Không giống như các chất béo không bão hòa, chất béo bão hòa thường rắn ở nhiệt độ phòng.

Đối với chất béo chuyển hóa, bạn cần tránh hoàn toàn. Những chất béo này thường có dạng rắn ở nhiệt độ phòng và được tìm thấy trong các loại thực phẩm chiên, một số bơ thực vật. Ngoài ra, các mẹ bầu dễ ăn phải loại chất béo này trong một số loại thực phẩm đóng gói như bánh quy giòn, bánh quy,… Bạn nên đọc kĩ nhãn dinh dưỡng để tìm ra lượng chất béo bão hòa và chuyển hóa trong một sản phẩm. Một lưu ý nho nhỏ là chất béo chuyển hóa chỉ được liệt kê nếu có nhiều hơn 0,5 gram.

Một chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có thể làm tăng cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy chất béo bão hòa và hydro hóa cũng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh ung thư và tiểu đường. Vì vậy, bạn nên chọn lọc kĩ những loại thức ăn lành mạnh để có một sức khỏe thật tốt và để chuẩn bị đón chào con trẻ ra đời nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những tác dụng tuyệt vời khi bà bầu ăn quả óc chó

(14)
Quả óc chó là một đáp án nằm trong danh sách trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn gì để con thông minh sáng dạ. Lý do là hạt của loại quả này chứa nhiều chất ... [xem thêm]

Sự thật về việc uống kháng sinh có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

(56)
Đã có rất nhiều lời đồn thổi xoay quanh việc uống kháng sinh có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai. Thế nhưng, hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào ... [xem thêm]

Những phương pháp giúp giảm đau răng hiệu quả

(54)
Khi bị đau răng, điều trị các cơn đau là mối quan tâm hàng đầu. Điều đầu tiên cần làm là hẹn gặp nha sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều ... [xem thêm]

Những bài tập giúp tăng sự hưng phấn trong chuyện ấy cho phái nữ

(88)
Việc luyện tập thường xuyên không những giúp phái nữ có một thân hình hấp dẫn, tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng mà còn giúp chuyện ấy của bạn ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

(76)
Tình trạng hở van tim 3 lá có nguy hiểm không là do bạn có sẵn sàng bước vào cuộc chiến giành giật sinh mạng của mình hay buông xuôi chấp nhận số phận. ... [xem thêm]

Da dầu và da hỗn hợp: Đâu là sự khác biệt?

(69)
Bạn thấy vùng chữ T trên gương mặt (vùng trán, mũi và cằm) đã đổ dầu dù chỉ mới vào giữa ngày, và ngay lập tức bạn kết luận rằng mình thuộc tuýp da ... [xem thêm]

Đỉa – cứu tinh mới cho bệnh tiểu đường?

(79)
Kể từ buổi sơ khai của nền văn minh nhân loại, đỉa đã được sử dụng trong việc điều trị một số loại bệnh, bao gồm các rối loạn hệ thần kinh, các ... [xem thêm]

6 dưỡng chất quan trọng nhất cho trẻ

(83)
Các ông bố bà mẹ thường tốn rất nhiều thời gian, công sức để chọn ra những thực phẩm bổ dưỡng cho con họ, nhất là những thực phẩm giúp phát triển ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN