Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Mẹ bị nhiễm HIV: Những nguy cơ sức khỏe và làm gì để con an toàn?

(4.04) - 50 đánh giá

Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng HIV/AIDS là căn bệnh chết người, phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên mang thai. Tuy nhiên, ngày nay, với sự tiến bộ về y học, phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV không chỉ sinh con an toàn mà bé cưng cũng ít có nguy cơ bị lây nhiễm.

Mang thai là một hành trình đầy khó khăn, thách thức nhưng cũng vô cùng hạnh phúc. Với những bà mẹ chẳng may bị nhiễm HIV, hành trình ấy lại càng khó khăn hơn gấp vạn lần với biết bao nỗi lo từ sức khỏe cho đến tương lai của bé.

Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để có thể chăm sóc cho bản thân trong suốt 9 tháng của thai kỳ.

HIV/AIDS – Căn bệnh chưa có thuốc chữa

HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Virus này có khả năng phá vỡ dần hệ miễn dịch và khiến bạn dễ mắc những bệnh thông thường mà hệ miễn dịch có thể chống lại như viêm phổi, ung thư và nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội khác.

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng HIV và AIDS tương tự nhau. Thực tế không phải như vậy. Một người có thể bị nhiễm HIV trong nhiều năm mà không bị AIDS. Người bị nhiễm HIV khi phát hiện loại virus này trong máu thông qua xét nghiệm. Tuy nhiên, chỉ sau khi các triệu chứng xuất hiện và hệ miễn dịch bị phá vỡ thì người nhiễm mới được xem là bị AIDS. Chính vì vậy, AIDS được xem là giai đoạn cuối của HIV.

Không giống như cúm siêu vi, HIV không lây lan qua tiếp xúc thông thường hoặc qua thức ăn và nước mà loại virus này lây lan qua 3 con đường chính:

  • Quan hệ tình dục (phổ biến nhất)
  • Qua đường máu
  • Từ mẹ sang con qua nhau thai hoặc sữa mẹ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con

  • Số lượng virus: Đây là yếu tố quan trọng nhất. Tốc độ lây truyền là 1% nếu số lượng virus HIV trong máu người mẹ dưới 400/ml. Tuy nhiên, nếu số lượng virus trong máu người mẹ cao hơn 100.000/ml, tốc độ lây truyền sẽ tăng lên đến 30%.
  • Sinh non: Trẻ sinh non có nguy cơ bị nhiễm virus HIV tăng gấp bốn lần.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ: Nếu bạn cho con bú khi bị nhiễm HIV, nguy cơ bé bị lây nhiễm là khoảng 30%.
  • Can thiệp y tế: Một số thủ tục y tế được thực hiện trong khi sinh như dùng kẹp forcep, theo dõi thai nhi xâm lấn có thể làm tăng nguy cơ lây truyền virus từ mẹ sang con.

Bà bầu bị nhiễm HIV sẽ có nguy cơ phải đối mặt với điều gì?

Đối với sức khỏe người mẹ

Người mẹ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng dễ gặp phải các biến chứng thai kỳ như chuyển dạ trước ngày dự sinh, tăng huyết áp, đái tháo đường.

Đối với sức khỏe của bé

Người mẹ bị nhiễm HIV có thể lây nhiễm virus sang cho con. Bên cạnh đó, các bệnh nhiễm trùng mà người mẹ mắc phải cũng có thể truyền sang em bé và đe dọa đến tính mạng của trẻ. Không những vậy, tất cả các chức năng trên cơ thể của bé cũng có thể bị ảnh hưởng.

HIV lây truyền từ mẹ sang con như thế nào?

Virus HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai và sữa mẹ trong các giai đoạn sau:

Lây truyền ở giai đoạn sớm

Nhai thai là một hàng rào vững chắc ngăn cách máu mẹ và máu con. Virus khó có thể vượt qua bức tường này để xâm nhập vào cơ thể bé. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, khi trứng được thụ tinh đang bám vào tử cung và nhau thai đang trong quá trình hình thành, virus sẽ nhân cơ hội này tiếp xúc với thai nhi và xâm nhập vào cơ thể bé.

Trong quá trình chuyển dạ

Trong thời gian mẹ bầu chuyển dạ, virus HIV có nhiều nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con.

Lây truyền trong thời gian cho con bú

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng virus HIV có trong sữa mẹ và trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ có nguy cơ nhiễm loại virus này rất cao.

Phương pháp sinh mổ có làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con không?

Theo thống kê, nếu mẹ bầu nhiễm HIV sinh con theo hình thức sinh mổ, nguy cơ lây nhiễm là khoảng 50%. Đặc biệt, nguy cơ này sẽ giảm đến 87% nếu sinh mổ kết hợp với việc điều trị HIV bằng thuốc kháng virus.

Làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ lây truyền virus HIV từ mẹ sang con?

Dưới đây là một số biện pháp hiện đang được áp dụng để làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con:

  • Uống thuốc kháng virus dạng kết hợp trong suốt quá trình mang thai
  • Sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai nếu kết quả xét nghiệm cho thấy tải lượng virus HIV trong máu mẹ tăng
  • Duy trì uống thuốc kháng virus ngay cả khi chuyển dạ và khi sinh nếu cần
  • Cho em bé uống thuốc kháng virus sau sinh
  • Không cho em bé bú sữa mẹ.

Nếu tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn này thì có đến 99% số phụ nữ mang thai nhiễm HIV sẽ không lây truyền cho em bé.

Những lưu ý dành cho người chăm sóc phụ nữ mang thai nhiễm HIV

Trong quá trình chăm sóc thai phụ nhiễm HIV, bác sĩ và người nhà bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

  • Để thai phụ dùng riêng một số đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, dụng cụ nạo lưỡi, bấm móng tay, kim tiêm…
  • Mang găng tay cao su khi chăm sóc vết thương hở cho bà bầu, tránh tiếp xúc trực tiếp.
  • Các dụng cụ như khăn, quần áo… đã dính máu cần phải được ngâm nước Javen (0,1 – 0,5%) 30 phút trước khi giặt lại bằng xà phòng.
  • Khi bị dính máu hoặc dịch tiết, người chăm sóc cần rửa tay bằng xà bông ngay và sát trùng lại bằng cồn. Sau khi xử lý, người thân của thai phụ có nhiễm HIV nên liên lạc với trung tâm y tế chuyên khoa để được hướng dẫn biện pháp phòng lây nhiễm.
  • Với các loại rác có máu, dịch tiết như giấy vệ sinh, bông, kim tiêm, băng gạc… cần cho vào 2 lần túi nilông, buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác. Bên cạnh đó, người thân của thai phụ nhiễm HIV cũng nên làm việc với nhân viên vệ sinh, người thu gom rác để họ phân loại những loại rác y tế này với rác thường, tránh nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác.

Ngoài ra, người chăm sóc thai phụ nhiễm HIV cần giữ cho tâm lý của bệnh nhân luôn ổn định vì những chấn động tâm lý có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có nên tiếp tục dùng thuốc điều trị HIV không?

Theo các chuyên gia, dù bạn mang thai thì việc điều trị cũng không nên dừng lại. Thuốc điều trị HIV có thể gây ra những tác dụng phụ thường gặp như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ.

Ngoài ra, còn có các biến chứng ít gặp như thiếu máu, tổn thương gan, loãng xương. Một số trường hợp hiếm gặp cũng có thể xảy ra như ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên nếu không dùng thuốc thì thai nhi có nguy cơ cao bị nhiễm virus từ mẹ.

Nếu sau khi sinh, kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị nhiễm HIV thì phải làm sao?

Tất cả các bé có kết quả dương tính với HIV cần được dùng thuốc kháng virus. Nếu bé không uống được, bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng thuốc tiêm. Bé sẽ phải dùng thuốc suốt đời và có những chế độ điều trị khác giống như người lớn.

Nếu bạn chẳng may bị nhiễm HIV, hãy chia sẻ điều này với bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa phù hợp. HIV làm giảm khả năng miễn dịch của bạn, do đó bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh nhiễm trùng như giữ vệ sinh cá nhân, duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và một bé cưng đáng yêu.

Ngân Phạm / HELLO BACSI

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Các bệnh về tim ở người cao tuổi không phải ai cũng biết

(99)
Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc rất nhiều bệnh, nhất là các bệnh về tim mạch, chẳng hạn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh van tim, suy ... [xem thêm]

12 lợi ích không ngờ từ việc uống nước ấm

(19)
Có thể bạn chưa biết, uống nước ấm có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe so với nước lạnh. Hầu hết chúng ta đều biết nước là nguồn ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của chất xơ đối với cơ thể

(38)
Tầm quan trọng của chất xơ đối với cơ thể khiến nó trở thành một trong những thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống mỗi ngày của bất kỳ ... [xem thêm]

Giải pháp nào cho biến chứng tê bì chân tay ở người đái tháo đường?

(89)
Ông Dũng (65 tuổi) đã mắc đái tháo đường 5 năm nay, nhưng do dùng thuốc đều đặn cộng thêm kiêng khem tốt, sức khỏe của ông vẫn ổn. Bỗng nhiên một ... [xem thêm]
Đang tải ...

Tiết dịch núm vú – có nguy hiểm hay không?

(100)
Núm vú tiết dịch là hiện tượng một hoặc cả hai núm vú đôi khi tiết ra chất dịch. Tiết dịch núm vú có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc cũng ... [xem thêm]

Trầm cảm

(79)
Bạn đã nghe nhiều về trầm cảm nhưng chưa biết căn bệnh này nguy hiểm ra sao? Làm thế nào để phát hiện bệnh ngay từ đầu? Liệu có thể chữa trị trầm ... [xem thêm]

Chống ô nhiễm tiếng ồn để bạn tận hưởng không gian riêng

(92)
Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn không những khiến bạn cảm thấy khó tập trung làm việc hay tận hưởng không gian riêng mà còn gây tổn hại thính giác. Làm sao ... [xem thêm]

Thực phẩm giúp dễ ngủ và thực phẩm gây mất ngủ

(24)
Mất ngủ không những khiến bạn khó chịu mà còn cảm thấy kiệt quệ, mệt mỏi trong những ngày sau. Nên ăn những thực phẩm giúp dễ ngủ và tránh thực phẩm ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...