Môi tiếp xúc với nắng nhiều dễ bị ung thư miệng

(4.42) - 48 đánh giá

Tìm hiểu chung

Ung thư miệng là bệnh gì?

Ung thư miệng là ung thư phát triển trong mô của vùng miệng. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ phần nào trong miệng như môi, lưỡi, má, lợi, sàn miệng, vòm miệng cứng hay mềm, xoang và họng, nhưng thường xảy ra ở miệng, lưỡi và môi.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư miệng là gì?

Triệu chứng thường gặp của ung thư miệng khá giống với những bệnh ở miệng khác. Vì vậy, rất khó cho bạn để tự mình kiểm tra, tốt nhất là bạn nên gặp nha sĩ hay bác sĩ nếu có những triệu chứng sau đây:

  • Sưng, dày, u hay bướu, nốt thô, bong hay bị mòn trên môi, lợi hoặc vùng khác trong miệng mà không lành trong 2 tuần;
  • Máu trong miệng chảy không rõ nguyên nhân;
  • Tê, mất cảm giác, đau không giải thích được ở môi dưới, mặt, cổ hay cằm;
  • Rụng răng;
  • Đau đớn hay cảm giác có gì đó vướng thành sau họng;
  • Đau hay thấy khó nuốt;
  • Gặp khó khăn khi dùng răng giả;
  • Sưng vùng cổ;
  • Đau tai kéo dài;
  • Sụt cân nhanh;
  • Khàn giọng, đau họng kinh niên hoặc thay đổi giọng nói.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư miệng?

DNA di truyền cho phép tế bào phát triển một cách không kiểm soát gây ra ung thư miệng. Những tế bào này thực hiện sai chức năng bình thường và lấn át những tế bào khỏe mạnh. Theo thời gian, khối u sẽ xuất hiện trong miệng. Mặc dù, bác sĩ vẫn chưa rõ quá trình di truyền tế bào dẫn đến ung thư miệng diễn ra như thế nào, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh ung thư miệng?

Ung thư miệng thường ảnh hưởng đến nam giới trên 44 tuổi và lứa tuổi trung bình bệnh nhân mắc bệnh là 62 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng dần theo lứa tuổi. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng?

Có nhiều yếu tố làm nguy cơ mắc bệnh như:

  • Hút thuốc lá (thuốc lá, xì gà, ống hay nhai);
  • Uống rượu;
  • Nhiễm HPV (vi rút lây qua quan hệ tình dục);
  • Mặt tiếp xúc ánh sáng mặt trời kéo dài;
  • Chẩn đoán từ trước hay từng bị ung thư miệng;
  • Tiền căn gia đình bị ung thư miệng hay ung thư khác;
  • Hệ miễn dịch suy giảm.

Điều quan trọng mà bạn cần nhớ là hơn 25% ung thư miệng xảy ra ở người không hút thuốc hoặc người thỉnh thoảng uống rượu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ung thư miệng?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra vòm và sàn miệng, họng sau, lưỡi, má, hạch vùng cổ. Bác sĩ cũng sẽ hỏi những triệu chứng của bạn, ví dụ như đau họng bắt đầu từ khi nào. Bạn cũng cần đến một vài xét nghiệm như X-quang, CT scan, MRI, nội soi hay PET scan hoặc sinh thiết để xét nghiệm một mẫu mô ở vùng nghi ngờ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ung thư miệng?

Bác sĩ sẽ dựa vào giai đoạn ung thư để có phương pháp điều trị thích hợp. Ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ khối ung thư và hạch lympho liên quan. Bệnh nhân cũng cần phẫu thuật giúp tái tạo miệng về cấu trúc và giải phẫu thông thường. Nếu ung thư tiến triển, bạn cần phương pháp quyết đoán hơn nữa. Bác sĩ có thể tiến hành điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp sau:

Tuy nhiên, những phương pháp này sẽ gây ra một số tác dụng phụ, gồm có:

Tác dụng phụ do xạ trị:

Tác dụng phụ do hóa trị:

Tác dụng phụ do liệu pháp nhắm trúng đích:

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư miệng?

Thuốc bổ sung hay thay thế đều không thể chữa khỏi ung thư miệng nhưng nó có thể giúp giảm các triệu chứng, tác dụng phụ của điều trị và được dùng trong giai đoạn hậu phẫu.

Những phương pháp không cần dùng thuốc gồm có tập thể dục, mát xa, thư giãn và châm cứu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh247.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Thèm ăn khi mang thai làm thế nào để mẹ bầu kiểm soát tốt?

(46)
Bà bầu thèm ăn khi mang thai là chuyện bình thường trong thai kỳ. Bạn có thể thèm món mặn, ngọt, món mình không thích và cả những món thật kỳ lạ.Khoảng 84% ... [xem thêm]

Triệu chứng của gai gót chân (viêm cân gan chân/viêm gan bàn chân)

(21)
Gai gót chân là tình trạng thường gặp ở những người trung niên nhưng cũng có thể xảy ra ở người trẻ, đặc biệt là những người vận động bàn chân ... [xem thêm]

15 căn bệnh bác sĩ thường chẩn đoán sai bạn nên cẩn thận

(98)
Khi phải trải qua những cơn đau bất thường hoặc các triệu chứng không thể giải thích được, bạn thường tìm đến bác sĩ để có lời giải đáp. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

Mông càng to, sống càng thọ và thông minh hơn!

(27)
Nếu bạn cảm thấy cần nâng cấp vòng 3 thì hãy bắt đầu ngay thói quen tập thể dục với các bài tập thích hợp. Việc có được vòng 3 tròn đẹp còn phụ ... [xem thêm]

Chế độ ăn Địa Trung Hải: Bạn nên áp dụng như thế nào?

(41)
Với những nguyên tắc ưu tiên thực phẩm lành mạnh, chế độ ăn Địa Trung Hải ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu áp dụng đúng cách, ... [xem thêm]

Điểm danh 8 quan niệm sai về ung thư vú thường gặp

(34)
Acid folic và vitamin B12 hẳn là không xa lạ với bạn. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng những chất này có mối liên hệ với bệnh ung thư vú không? Bài đọc dưới ... [xem thêm]

5 loại thú cưng phù hợp với trẻ nhỏ bạn có thể cho con nuôi

(76)
Bố mẹ có thể tìm hiểu các loại thú cưng phù hợp với trẻ nhỏ để giúp bé có thêm một người bạn thân thiết cũng như hiểu được giá trị của cuộc ... [xem thêm]

7 loại đồ chơi trẻ em không an toàn bạn tránh cho trẻ chơi

(12)
Đồ chơi trẻ em là vật không thể thiếu của mỗi gia đình có con nhỏ. Đồ chơi giúp trẻ khám phá thế giới và phát huy trí tưởng tượng. Tuy nhiên, muốn mua ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN