Nên làm gì khi mắc bệnh chàm? Biện pháp nhỏ, kết quả to

(3.51) - 35 đánh giá

Không hiếm những trường hợp các bệnh nhân không biết làm gì khi mắc bệnh chàm, từ đó khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh chàm phần lớn là do di truyền, nên chữa khỏi bệnh hoàn toàn là điều không thể. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa triệu chứng và làm giảm các đợt bùng phát mà không cần dùng thuốc. Biết làm gì khi mắc bệnh chàm cũng như thay đổi hành vi có thể có tác động đáng kể và giảm nguy cơ bùng phát chàm.

Không nên làm gì khi mắc bệnh chàm?

1. Gãi

Theo Viện Hàn lâm bác sĩ da liễu Mỹ (AAD), bệnh nhân viêm da dị ứng (chàm) thường gãi 500 đến 1.000 lần mỗi ngày. Những vết gãi này có thể khiến các triệu chứng tồi tệ hơn và gây ra nhiễm trùng.

Tránh gãi bất cứ khi nào có thể. Có những cách khác để giảm ngứa gồm:

  • Đắp gạc lạnh lên da
  • Ngâm mình trong bồn tắm hơi ấm hoặc mát
  • Dùng kem chống ngứa loại không cần kê đơn của bác sĩ.

Bằng cách hạn chế gãi để giảm ngứa, bạn có thể ngăn ngừa viêm nhiễm và chống bị trầy xước da. Hơn nữa, điều này còn giúp bạn giảm khả năng bị nhiễm trùng và giúp làm lành da.

Bạn cũng nên cắt ngắn móng tay. Nếu bạn không thể không gãi vì quá ngứa, thì móng tay ngắn sẽ khó làm rách da bạn hơn.

2. Tránh các chất kích ứng

Một số chất kích ứng có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh chàm, bao gồm:

  • Vải tổng hợp
  • Vải thô như len
  • Bột giặt và chất làm mềm vải
  • Xà phòng và dưỡng thể
  • Thời tiết khắc nghiệt.

Hãy chú ý nhận biết các chất kích ứng gây ra triệu chứng bệnh chàm bằng cách theo dõi các sản phẩm mà bạn sử dụng và các loại quần áo bạn mặc khi bị bùng phát. Một khi bạn đã xác định được nguyên nhân, hãy cố tránh hoặc ít nhất giảm tiếp xúc với các chất kích ứng này. Bạn nên mặc quần áo vừa vặn làm từ vải cotton hoặc pha sợi bông, sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa nhẹ dịu và không có mùi thơm, đeo găng tay trong vào mùa đông để tránh bị khô tay.

Thói quen cần thay đổi để tránh tái phát bệnh chàm

1. Gãi ngứa

Các sợi thần kinh khiến cơ thể bạn có cảm giác ngứa và khiến bạn phải gãi để giảm ngứa. Tuy nhiên, chúng cũng có phản ứng với áp lực, nghĩa là thay vì gãi nhiều khiến da bị trầy xước và nhiễm trùng, bạn có thể chà xát nhẹ nhàng ở khu vực bị ngứa. Như vậy, da sẽ được xoa dịu, giảm ngứa mà không bị tổn thương và nhiễm trùng.

2. Giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể kích hoạt bùng phát chàm, nhưng căng thẳng là hiện tượng không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Hãy thử kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu, nghe nhạc thư giãn, yoga và thiền định. Những phương pháp này có thể làm dịu căng thẳng, kiểm soát và giảm bớt lo âu. Bên cạnh đó, bạn nên tham gia một nhóm hỗ trợ hoặc dành nhiều thời gian vui chơi và giao lưu xã hội cũng có thể giúp giảm bớt căng thẳng.

Bạn có thể đọc thêm bài 10 cách đơn giản để giảm thiểu căng thẳng và áp dụng nhé.

3. Giữ ẩm da

Da khô có thể khiến bùng phát chàm và làm bạn cảm thấy khó chịu hơn. Hãy hỏi bác sĩ da liễu về các loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc là thuốc mỡ (chẳng hạn những loại chứa petrolatum) hoặc kem, để làm dịu da và rất an toàn cho bệnh nhân bệnh chàm.

Bôi kem dưỡng ẩm lên da trong vòng ba phút sau khi tắm, khi da vẫn còn ẩm. Sử dụng kem dưỡng ẩm mỗi ngày, thậm chí những ngày bạn không bị bùng phát chàm.

Vaseline thường hoặc chất làm mềm da không kê đơn như kem dưỡng ẩm nói chung rất có tác dụng. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng kem hay dưỡng thể có mùi thơm hoặc thuốc nhuộm, những loại này có thể gây kích ứng da.

4. Ngủ đủ giấc

Một đêm ngon giấc có thể giảm căng thẳng và giúp bạn tránh bị tái phát bệnh chàm. Người lớn trung bình nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Nếu không thể ngủ đủ lượng thời gian lý tưởng ấy, bạn nên sắp xếp lại thời gian biểu của mình. Khi đó, bạn sẽ cảm nhận được rất nhiều lợi ích mà giấc ngủ đem lại cho mình. Để có giấc ngủ ngon, bạn có thể đọc thêm bài Thử 6 mẹo sau nếu bạn đang cần giấc ngủ ngon.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chữa trị khẩn cấp tại nhà khi lên cơn hen suyễn bằng 5 cách đơn giản

(41)
Cơn hen suyễn thường xuất hiện rất nhanh và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời. Bạn hoàn toàn có thể đối phó kịp thời ... [xem thêm]

3 lý do nam giới thích xem phim khiêu dâm

(81)
Là nam giới với khả năng sinh lý khỏe mạnh, bạn đã bao giờ xem một bộ phim khiêu dâm nào chưa? Câu trả lời chắc chắn là “có” với hầu hết mọi cánh ... [xem thêm]

Bà bầu có nên ăn hạt dẻ cười không?

(76)
Bà bầu có nên ăn hạt dẻ cười? Thật ra, hạt dẻ cười đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu. Dù vậy, bạn chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải bởi ... [xem thêm]

Đau đầu sau sinh: Nguyên nhân và giải pháp cho mẹ bỉm sữa

(84)
Có đến gần 40% phụ nữ mắc phải chứng đau đầu sau sinh mổ hoặc sinh thường. Tình trạng này còn liên quan đến các cơn đau vai gáy hoặc cổ và có thể ... [xem thêm]

9 thực phẩm giúp giục sinh tự nhiên an toàn cho mẹ và bé

(66)
Một trong số các phương pháp giục sinh tự nhiên an toàn được nhiều bác sĩ khuyên đó là dùng thực phẩm bổ sung gây chuyển dạ. Vì vậy, việc tìm hiểu về ... [xem thêm]

Cắt tử cung ngả âm đạo

(77)
Tìm hiểu chungCắt tử cung ngả âm đạo là gì?Đây là một phẫu thuật để cắt bỏ tử cung và cổ tử cung. Phẫu thuật này cũng có thể cắt bỏ luôn cả ... [xem thêm]

Phương pháp thông tim cho người bệnh tim mạch

(86)
Tìm hiểu chungThông tim là kỹ thuật gì?Thông tim là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các bệnh tim mạch. Khi thực hiện thông tim, ... [xem thêm]

10 lý do tại sao bạn cảm thấy mệt mỏi cả ngày

(68)
Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi cả ngày vì thiếu ngủ, công việc bận rộn, áp lực, không có thời gian nghỉ ngơi… Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra đột ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN