Những cách làm hạ huyết áp nhanh trong vòng 10 phút

(3.65) - 15 đánh giá

Nếu thường bị đau đầu dữ dội, mệt mỏi, nhịp tim không đều hoặc tức ngực, bạn đang có nguy cơ bị tăng huyết áp hoặc huyết áp cao. May mắn thay, có một số cách làm hạ huyết áp nhanh giúp thư giãn các mạch máu và cơ bắp, từ đó giúp bạn kiểm soát được huyết áp của mình.

Tăng huyết áp có thể là hệ quả của tình trạng căng thẳng, thiếu ngủ, béo phì hoặc các bệnh tiềm ẩn khác và đôi khi ngay cả những người khỏe mạnh cũng mắc phải. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về 8 cách làm hạ huyết áp nhanh chóng ngay tại nhà mà không cần dùng thuốc nhé.

1. Ngâm chân trong nước nóng

Ngâm chân trong nước nóng (càng nóng càng tốt, nhưng nên lưu ý là nước không quá nóng để tránh bị bỏng) có thể giúp bạn giữ cho đầu và cổ mát mẻ hơn so với chân, đồng thời giúp ngăn máu chảy lên não. Bạn chỉ cần đổ nước nóng đầy một cái xô hoặc một cái chậu, sau đó ngồi xuống ghế và ngâm chân trong vòng 10 – 15 phút. Máu từ não sẽ di chuyển về phía bàn chân và huyết áp của bạn sẽ dần trở lại bình thường.

2. Thư giãn trong tư thế savasana

Savasana (hoặc còn gọi là tư thế xác chết) là một tư thế yoga có thể giúp giảm nhịp tim và giảm huyết áp đáng kể. Phương pháp này không đòi hỏi bạn phải làm gì quá nhiều, chỉ cần nằm ngửa, nhắm mắt lại và cố gắng thư giãn từng cơ bắp trên cơ thể. Việc nghỉ ngơi ở tư thế này trong khoảng 10 – 15 phút sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Bên cạnh việc làm cho huyết áp của bạn trở lại bình thường, tư thế savasana cũng sẽ giúp cân bằng hệ thần kinh của bạn.

3. Uống một ly nước

Trong một số trường hợp, mất nước có thể làm huyết áp tăng cao. Khi bạn bị mất nước, thể tích máu trong cơ thể sẽ giảm nhưng ngược lại, sức cản ngoại biên lại tăng lên.

Để tránh tình trạng này, mỗi khi bạn bắt đầu cảm nhận được các triệu chứng tăng huyết áp, hãy cố gắng uống 1 hoặc 2 ly nước. Điều này sẽ giúp bạn khôi phục lượng máu đầy đủ trong cơ thể và giảm huyết áp.

4. Nghe nhạc cổ điển

Hóa ra việc nghe những thể loại nhạc êm dịu như nhạc cổ điển hay nhạc thính phòng có thể giúp giảm huyết áp. Đặc biệt hơn nếu bạn kết hợp nghe nhạc với luyện tập các bài tập thở hoặc thiền thì tác dụng này lại càng tăng lên. Qua tìm hiểu, các nhà khoa học nhận thấy rằng, những thể loại nhạc này tạo ra một tác dụng làm dịu cơ thể và giúp giảm hormone cortisol gây căng thẳng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng những thể loại âm nhạc có thể giúp giảm huyết áp thường có âm lượng hoặc nhịp điệu không thay đổi nhiều, không có lời và có những phần được lặp lại đều đặn.

5. Thở kiểu ong

Nguồn: The Art of Living

Thở kiểu Bhramari pranayama, hay còn gọi là thở kiểu ong rít, sẽ giúp bạn thư giãn ngay lập tức, thoát khỏi những cơn đau đầu và đau nửa đầu có liên quan đến tăng huyết áp.

Cách thở kiểu ong cũng khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Ngồi xuống sàn với tư thế thoải mái, giữ lưng thẳng
  • Chạm ngón tay trỏ của bạn lên lỗ tai (cả 2 tai)
  • Hít một hơi thật sâu
  • Hãy cố gắng ấn mạnh tay vào tai và thở mạnh để nghe được tiếng như tiếng ong kêu
  • Lặp lại bài tập này 7 – 10 lần.

6. Tập thở mũi trái

Thở sâu bằng mũi trái sẽ giúp thư giãn các mạch máu và làm giảm các hormone gây căng thẳng, từ đó giúp bạn kiểm soát huyết áp của mình.

Cách thực hiện:

  • Ngồi trên sàn hoặc trên ghế ở tư thế thoải mái, thẳng lưng
  • Đặt bàn tay trái lên bụng
  • Dùng ngón tay cái bên phải bịt lỗ mũi phải lại
  • Hít một hơi thật sâu bằng mũi trái, giữ trong vài giây, rồi thở ra
  • Hít thở chậm và sâu bằng mũi trái trong khoảng 3 – 5 phút

7. Bấm huyệt phong trì

Huyệt phong trì (hay còn gọi là huyệt GB 20) là một trong những huyệt đạo hiệu quả nhất để điều trị huyết áp cao. Huyệt này nằm phía đằng sau tai, ngay chỗ lõm giữa cổ và đáy sọ. Hãy xoa nhẹ rồi nhấn từ từ đồng thời cả hai huyệt này bằng ngón cái trong khoảng từ 1 – 2 phút, bạn sẽ cảm thấy cơn đau đầu thuyên giảm rất nhiều.

8. Massage tai và cổ

Nguồn: BrightSide

Có 3 vị trí trên đầu và cổ có thể giúp hạ huyết áp của bạn chỉ trong vài phút.

√ Tìm vị trí đầu tiên ngay dưới dái tai của bạn và vẽ một đường thẳng kéo dài từ điểm này đến giữa cổ, đây chính là vị trí thứ hai. Dùng các ngón tay nhẹ nhàng xoa bóp cổ dọc theo đường thẳng này. Lặp lại động tác này 10 lần mỗi bên cổ.

√ Vị trí thứ ba nằm ở trên mặt của bạn. Từ dái tai, kéo ngón tay của bạn ra trước khoảng 0,5cm, bạn sẽ tìm thấy vị trí này. Massage nhẹ nhàng theo vòng tròn ở cả hai bên mặt khoảng 1 phút.

Massage những vị trí này sẽ giúp làm giảm căng cơ ở cổ và giúp điều hòa lượng máu lên não.

Trên đây là 8 cách làm hạ huyết áp nhanh chóng tại nhà chỉ trong vài phút. Tuy nhiên, đừng để đến khi những triệu chứng của huyết áp cao khiến bạn mệt mỏi và khó chịu thì mới bắt đầu điều trị, hãy cố gắng kiểu soát huyết áp ở mức ổn định để giúp cho cuộc sống và sức khỏe của bạn trở nên tốt hơn. Hãy thử một phương pháp đơn giản có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp một cách dễ dàng.

Cách duy trì huyết áp ổn định

Các bài tập co bóp tay hoặc những bài tập thả lỏng cơ tay sẽ giúp bạn cải thiện tính đàn hồi của các mạch máu và giúp chúng hoạt động tốt hơn. Bài tập này rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần cầm bóp banh tennis hoặc những vật khác trong khoảng 12 – 15 phút mỗi lần, 3 lần trong 1 tuần. Sau một tháng, huyết áp của bạn có thể giảm đến 10%.

Chế độ ăn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến huyết áp. Ăn những món ăn quá mặn hoặc chứa quá nhiều muối có thể khiến huyết áp của bạn tăng lên. Ngoài ra, các đồ uống có chứa cồn và caffeine cũng làm tăng huyết áp đáng kể. Rau xanh và trái cây sẽ giúp duy trì huyết áp của bạn.

Lối sống cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến huyết áp. Hút thuốc lá cũng có thể khiến huyết áp của bạn không kiểm soát được. Vì vậy, để duy trì huyết áp ở mức ổn định, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn cũng như lối sống của mình. Còn khi cảm thấy xuất hiện các triệu chứng của huyết áp cao, hãy thử áp dụng những cách trên để kiểm soát huyết áp một cách sớm nhất nhé.

Phương Quỳnh/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí 7 tác dụng thú vị của tinh dầu xá xị

(72)
Tinh dầu xá xị được chiết xuất từ nhựa cây. Loại dầu này khá được yêu thích trong liệu pháp mùi hương nhờ vào khả năng giảm stressBạn đã bao giờ nghe ... [xem thêm]

Triệu chứng khi con bạn mắc bệnh hồng cầu hình liềm

(20)
Bệnh hồng cầu hình liềm được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Bệnh này thường gặp ở trẻ em và đến nay việc điều ... [xem thêm]

Nhiễm virus tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh viêm cơ tim

(66)
Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên do virus Epstein Barr gây ra. Để bảo vệ trẻ, tốt ... [xem thêm]

8 tác dụng phụ của dầu cá ít người biết đến

(18)
Dầu cá có nhiều giá trị trong việc tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng phụ của dầu cá cũng có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu cực cho người dùng. ... [xem thêm]

Làm thế nào để chiến đấu với stress?

(91)
Căng thẳng (stress) là một trong những nguyên nhân khiến cuộc sống của bạn trở nên nặng nề. Vậy căng thẳng là gì và liệu có biện pháp nào để giảm bớt ... [xem thêm]

11 điều bạn nên biết về bệnh máu khó đông

(91)
Bệnh máu khó đông không chỉ khiến bạn khó cầm máu khi bị thương mà còn có thể gây ảnh hưởng tới các khớp và đôi khi gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy ... [xem thêm]

Vì sao chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe?

(42)
Bạn thường đã nghe rất nhiều về chất béo chuyển hóa có hại cho sức khỏe. Chúng có mặt trong các sản phẩm chế biến sẵn. Nhưng vì sao chất béo thuộc ... [xem thêm]

Cách nhận biết 8 căn bệnh tâm thần kỳ lạ

(37)
Thông tin từ Brightside cho biết, các chuyên gia về tâm thần nhận định rằng cứ 4 người thì sẽ có 1 người bị rối loạn tâm thần hoặc mắc các bệnh khác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN