Những chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ

(4.45) - 94 đánh giá

Có 1 số trường hợp chống chỉ định bú mẹ. Dưới đây là những chống chỉ định bao gồm cả các sửa đổi của viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kì vào năm 2012 về vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ và sử dụng sữa mẹ (được tóm tắt trong bảng).

Những nhiễm trùng của người mẹ.

HIV

Những phụ nữ sống ở các nước giàu nên được tư vấn không cho con bú nếu họ bị nhiễm HIV. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo những phụ nữ nhiễm HIV tránh cho con bú nếu những thức ăn thay thế có giá cả phải chăng, khả thi, chấp nhận được, bền vững và an toàn nếu thức ăn thay thế không có sẵn thì mới bú mẹ

Đối với các nước nghèo và đang phát triển khi nguồn thức ăn thay thế không sẵn có thì việc cho con bú mẹ cần cân nhắc giữa nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh tật như suy dinh dưỡng, nhiễm trùng khác tại địa phương, bà mẹ và/ hoặc đứa bé cần được cung cấp thuốc kháng HIV để giảm sự lây truyền. (xem thêm bài phòng ngừa lây truyền HIV thông qua bú mẹ ở các nước đang phát triển.[2])

HTLV type 1 hoặc 2

Những phụ nữ dương tính với HTLV type 1 hoặc 2 (HTLV là viết tắt của từ Human T -cell Lymphotropic Virus – tạm dịch là virus gây u lympho T ở người) hoặc bị bệnh Brucellosis không điều trị thì không nên cho con bú hoặc cung cấp sữa cho con.

Tổn thương vú

Những phụ nữ đang có tổn thương vú tiến triển không nên cho con bú bên vú bị ảnh hưởng cho đến khi tổn thương được giải quyết, bởi vì sự tiếp xúc trực tiếp với tổn thương có thể truyền virus herpes simplex cho em bé.

Các bà mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ và che chắn vùng vú bị tổn thương để tránh tiếp xúc với em bé. Các bà mẹ có thể hút sữa ra và cho trẻ dùng sữa này.

Thủy đậu

Những phụ nữ bệnh thủy đậu trong vòng 5 ngày trước sinh cho tới 2 ngày sau sinh thì nên cách ly khỏi em bé. sữa hút ra vẫn có thể cho bé uống

Lao

Các bà mẹ bị bệnh lao tiến triển không nên cho con bú trừ phi không còn khả năng lây lao nữa (thường là sau 2 tuần sử dụng thuốc kháng lao) tuy nhiên sữa hút ra vẫn có thể cho trẻ uống.

H1N1

Những bà mẹ bị cúm H1N1 nên cách ly khỏi đứa bé cho đến khi hết sốt. Mẹ có thể vắt sữa và sữa đó con có thể uống được.

CMV

Nguy cơ lây truyền virus CMV thông qua việc cho con bú là không phổ biến trừ những sơ sinh rất nhẹ cân, những trẻ này có nguy cơ nhiễm CMV không triệu chứng. ở những trẻ này, giữ sữa ở nhiệt độ 62.5 độ trong 30 phút hoặc 72 độ C trong 5 phút có thể làm bất hoạt CMV.

Bà mẹ lạm dụng chất

Những bà mẹ lệ thuộc opioid nhưng đang dùng methadone theo chương trình và âm tính với các xét nghiệm sàng lọc HIV và các thuốc bất hợp pháp khác thì có thể cho con bú.

Tuy nhiên, việc cho bú bị chống chỉ định trong trường hợp người mẹ đang dùng các thuốc như là phencyclidine, cocaine, cannabis vìcó thể ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của đứa trẻ.

Rượu có thể làm chậm phản ứng prolactin đối với việc bú sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sự vận động của trẻ sơ sinh

Mặc dù bà mẹ hút thuốc lá không phải chống chỉ định tuyệt đối cho con bú nhưng nên cảnh cáo mạnh mẽ vì làm gia tăng nguy cơ đột tử và dị ứng đường hô hấp của trẻ

Các bà mẹ phải dùng thuốc

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc tham khảo từ nguồn dữ liệu [3] để tránh cho con bú với một số loại thuốc. Trẻ bị bệnh Galactosemia: là một bệnh chuyển hóa bẩm sinh, đây là 1 chống chỉ định tuyệt đối việc bú sữa mẹ.

Các rối loạn chuyển hóa

Các rối loạn chuyển hóa khác như phenylketon niệu có thể bú mẹ một phần nhưng cần theo dõi sát và xét nghiệm máu để duy trì ngưỡng an toàn.

Bà mẹ đang phải hoá hay xạ trị

Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/711058999091623?__tn__=K-R
  • uptodate.com/…/prevention-of-hiv-transmission-during-breast…
  • https://toxnet.nlm.nih.gov/newtoxnet/lactmed
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ

    (21)
    Có nhiều cách tiêm ngừa viêm gan B khác nhau tuỳ từng nước. Dưới đây là khuyến cáo của CDC là cách tiêm ở Mĩ. Ở Việt Nam ngoài mũi viêm gan B sơ sinh thì ... [xem thêm]

    Xổ mũi ở trẻ em

    (29)
    Con nít thế nào cũng có lúc bị xổ mũi , khụt khịt Xổ mũi Xổ mũi, nghẹt mũi sẽ làm bé khó ngủ, khó bú Xổ mũi thở mũi không được thở miệng sẽ làm ... [xem thêm]

    Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

    (60)
    Cảm lạnh và bệnh cúm là hai bệnh khác nhau, thế nhưng đa số người dân thậm chí một số nhân viên y tế lại không biết điều đó và đánh đồng là một. ... [xem thêm]

    Vùi dương vật ở trẻ em

    (58)
    Nhiều phụ huynh thấy dương vật bé ngắn, không thấy rõ đâm lo. Vùi dương vật cũng có thể là vậy nhưng đa số là do bụ bẩm có thể thấy vậy, kéo nhẹ ... [xem thêm]

    Viêm họng và amiđan do liên cầu khuẩn

    (25)
    Liên cầu beta tan huyết nhóm A là một tác nhân vi khuẩn quan trọng gây viêm họng – amidan ở trẻ em. Vì sao phải quan tâm đến nó? Vì nó có thể gây biến chứng ... [xem thêm]

    Làm sao cho trẻ hết bệnh vặt

    (80)
    Mấy bạn thường xuyên hỏi : con tôi hay ốm, đi nhà trẻ tháng nào cũng sốt, ho sổ mũi, đôi tuần lại sốt nhẹ nhẹ.. làm sao cho hết chuyện đó? Xin thưa là ... [xem thêm]

    Viêm phổi

    (71)
    Đại cương Viêm phổi và một trong những nguyên nhân hàng đầu đưa đến nhập viện và tử vong ở trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Trẻ dưới 5 tuổi ... [xem thêm]

    Làm thế nào để nhận biết trẻ bị trầm cảm

    (79)
    Các bậc cha mẹ hãy trả lời các câu hỏi “ có, không” sau, nếu cha mẹ trả lời có với vài câu hỏi thì rất có thể trẻ đã bị trầm cảm Một số dấu ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN