Những điều bạn cần biết về thuốc Motilium

(4.22) - 24 đánh giá

Thuốc Motilium có tác dụng điều trị triệu chứng nôn mửa và buồn nôn. Thuốc còn làm giảm triệu chứng khó tiêu, bệnh trào ngược dạ dày (GERD), viêm thực quản và các triệu chứng đầy bụng, đau vùng bụng trên, đầy hơi, ợ hơi và ợ nóng.

Ngoài những công dụng trong điều trị chứng nôn mửa và buồn nôn, thuốc Motilium còn chứa một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn thuốc nhưng đã được phê duyệt, bạn vẫn phải tuân theo chỉ định sử dụng của bác sĩ.

Chỉ định

Motilium dùng trong điều trị các triệu chứng ăn không tiêu mà thường liên quan đến rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản và viêm thực quản:

  • Cảm giác đầy bụng, mau no, căng tức bụng, đau bụng trên;
  • Đầy bụng, đầy hơi, ợ hơi;
  • Buồn nôn;
  • Buồn nôn và nôn do cơ năng, thực thể, nhiễm trùng, nôn do thuốc hoặc do xạ trị.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân không dung nạp được thuốc, có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột;
  • Bệnh nhân có khối u tuyến yên tiết prolactin (prolactinoma) không nên dùng loại thuốc này.

Thận trọng

Bạn nên lưu ý khi dùng Motilium cùng lúc với các thuốc kháng axit và thuốc giảm tiết axit, bạn phải dùng các thuốc này sau bữa ăn và không được dùng kết hợp cùng lúc với thuốc Motilium.

Trẻ sơ sinh đang bú mẹ

  • Vì chức năng chuyển hóa chưa phát triển hoàn chỉnh trong những tháng đầu đời ở trẻ sơ sinh, người mẹ nên cẩn thận khi sử dụng mọi loại thuốc và phải sử dụng dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ.
  • Mặc dù đặc thù của thuốc không gây tác dụng phụ lên thần kinh trung ương, nhưng các bậc phụ huynh cũng nên thận trọng khi cho trẻ dưới 1 tuổi dùng thuốc.

Rối loạn chức năng gan

Do domperidone được chuyển hóa mạnh ở gan nên những người mắc các chứng bệnh rối loạn chức năng gan cần thận trọng khi dùng thuốc.

Rối loạn chức năng thận

  • Đối với bệnh nhân suy thận nặng không cần điều chỉnh liều lượng thuốc khi đang điều trị một liều dùng duy nhất, tuy trong thuốc có một lượng rất nhỏ thuốc dưới dạng không chuyển hóa được thải trừ qua thận.
  • Tuy nhiên, với việc sử dụng lặp đi lặp lại, liều dùng thường xuyên phải giảm xuống ở mức 1−2 lần/ngày. Việc điều chỉnh liều lượng thích hợp tùy thuộc vào mức độ suy thận ở người bệnh. Nói chung, bệnh nhân điều trị dài ngày phải được theo dõi sức khỏe đều đặn.
  • Motilium không gây mất tỉnh táo khi sử dụng.

Phụ nữ có thai và cho con bú

  • Giống với phần lớn các thuốc khác, Motilium chỉ được dùng cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu thai kỳ khi đảm bảo các lợi ích thích ứng với cơ thể.
  • Hiện y học vẫn chưa có nghiên cứu chứng tỏ thuốc có gây hại cho trẻ sơ sinh hay không. Tuy nhiên, phụ nữ đang cho con bú vẫn được khuyến cáo không nên dùng Motilium.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc rất hiếm xảy ra, chỉ có một vài trường hợp ghi nhận người bệnh bị co thắt ruột sau khi dùng thuốc. Một số tác dụng khác bạn cần lưu ý như:

  • Hiện tượng ngoại tháp hiếm thấy ở trẻ nhỏ và không xảy ra với người lớn. Nếu có, người bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn và nhanh chóng ngay sau khi ngưng thuốc;
  • Motilium có thể làm tăng nồng độ prolactine trong máu, nên trong những trường hợp hiếm có, việc tăng prolactine trong máu có thể gây ra hiện tượng liên quan nội tiết − thần kinh như chứng vú to, tăng tiết sữa bất thường. Khi hàng rào máu não chưa trưởng thành (ở trẻ sơ sinh), tác dụng phụ của thuốc lên thần kinh trung ương không hoàn toàn được loại trừ;
  • Những trường hợp hiếm gặp hơn như trường hợp dị ứng bao gốm phát ban và nổi mề đay.

Liều lượng, cách dùng

Ăn không tiêu

  • Người lớn nên uống mỗi lần 1 viên hoặc 10 ml hỗn dịch x 3 lần/ngày, 15−30 phút trước bữa ăn và nếu cần thêm 1 lần trước khi đi ngủ.
  • Trẻ em nên uống mỗi lần 1/2 viên hoặc 2,5 ml dung dịch hỗn hợp/10 kg cân nặng, 3 lần/ngày trước bữa ăn và nếu cần có thể uống thêm 1 lần trước khi đi ngủ.

Nếu thuốc không hiệu quả

  • Liều thuốc có thể tăng gấp đôi ở người lớn và trẻ em trên 1 tuổi có thể dùng trong các trường hợp cấp bách (đặc biệt là buồn nôn và nôn mửa);
  • Người lớn nên uống mỗi lần 2 viên hoặc 20 ml hỗn dịch, 3−4 lần trước bữa ăn và trước khi đi ngủ;
  • Trẻ em từ 5−12 tuổi nên uống mỗi lần 1 viên hoặc 2 x 2,5 ml/10 kg cân nặng, 3−4 lần trước bữa ăn và trước khi đi ngủ;
  • Trẻ em dưới 5 tuổi không nên dùng dạng viên mà chỉ nên dùng Motilium dung dịch hỗn hợp.

Lưu ý

Bạn nên uống thuốc trước bữa ăn. Nếu bạn uống sau khi ăn, quá trình hấp thu thuốc có thể bị chậm lại. Đối với bệnh nhân suy thận, liều thuốc thường dùng nên giảm so với người bình thường (theo hướng dẫn của bác sĩ).

Chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về thuốc Motilium.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có biết cách chữa viêm gan B?

(74)
Hiện nay, thuốc chữa viêm gan B vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, một số phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ mắc viêm gan bạn có ... [xem thêm]

Có nên cho con uống sữa gạo và sữa đậu nành thay sữa?

(67)
Nhiều người trong quá trình nuôi con thường chọn sữa đậu nành để thay thế sữa bò giúp con nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, trẻ em uống ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống hợp lý cho người bị tiền tiểu đường

(31)
Tiền tiểu đường không phải là một loại bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có thể có mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Tuy nhiên, tiền ... [xem thêm]

8 cách ngăn ngừa các bệnh về thận phát sinh

(16)
Đối với các bệnh về thận, phương pháp điều trị tốt nhất chính là chủ động phòng ngừa chúng ngay từ đầu. Một trong những cách phổ biến là kiểm soát ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa đau nửa đầu và đột quỵ

(77)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Nước tăng lực hay tăng rủi ro sức khỏe?

(62)
Nước tăng lực tuy giúp tỉnh táo được trong chốc lát nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài nếu bạn uống quá thường xuyên. Món đồ uống lợi ít ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết về súc miệng

(90)
Trong suốt 8 tiếng đồng hồ ban đêm rất nhiều vấn đề có thể xảy ra với răng miệng, đặc biệt khi bạn ngủ vì lúc này là thời điểm vi khuẩn tích tụ ... [xem thêm]

4 mẹo thần thánh giúp mẹ không bị rách âm hộ khi sinh

(92)
Giải phẫu cắt tầng sinh môn được biết đến như là một biện pháp phòng ngừa rách âm đạo khi sinh. Tuy nhiên, đây có thực sự là giải pháp tốt?Các ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN