Những vấn đề về sàn chậu

(4.28) - 69 đánh giá

Những vấn đề về sàn chậu là gì?

Các cơ quan vùng chậu bao gồm âm đạo, cổ tử cung, tử cung, bàng quang, niệu đạo, ruột non và trực tràng. Các cơ quan này được nâng đỡ bởi các cơ và “cân” (lớp mô liên kết) của sàn chậu. Các cơ và “cân” nâng đỡ có thể bị rách, giãn hoặc suy yếu vì lão hóa dẫn đến bệnh sa sàn chậu. Các vấn đề về sàn chậu thường kết hợp với sa các cơ quan trong vùng chậu do các cơ và cân không còn khả năng nâng đỡ các cơ quan vùng chậu. Kết quả là, các cơ quan vùng chậu có thể bị sa ra ngoài.

Triệu chứng

Nhiều phụ nữ không có triệu chứng và cũng không gặp trở ngại gì khi bị sa cơ quan vùng chậu. Đối với một số trường hợp có triệu chứng thì các triệu chứng có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng. Những triệu chứng phổ biến khi sa tạng vùng chậu được liệt kê như sau:

• Cảm giác đầy hoặc nặng ở vùng chậu

• Bên trong âm đạo phình lên

• Các cơ quan lồi ra ngoài âm đạo

• Cảm thấy bị kéo căng và đau tức ở bụng dưới hoặc khung chậu

• Đau vùng lưng dưới

• Rò rỉ nước tiểu (tiểu không tự chủ) hoặc gặp khó khăn khi đại tiện

• Phải đẩy các cơ quan trở lại vào âm đạo để có thể đi tiểu hoặc đại tiện

• Quan hệ tình dục khó khăn

• Khó khăn khi dùng băng vệ sinh dạng tampons hay các dụng cụ thụt rửa âm đạo

• Áp lực vùng chậu có thể tăng lên khi đứng, mang vác, ho hay vào cuối ngày

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra sa tạng vùng chậu là do sinh con. Những phụ nữ sinh con ngả âm đạo thường có nguy cơ găp phải các vấn đề về vùng châu cao hơn những người đã sinh mổ.

Các nguyên nhân khác gây sa tạng sàn chậu bao gồm:

• Đã từng phẫu thuật vùng chậu

• Thời kỳ mãn kinh

• Lão hóa

• Hoạt động thể lực mạnh

• Các yếu tố làm tăng áp lực trong ổ bụng như là thừa cân hoặc béo phì, táo bón và đi tiêu khó khăn và ho mãn tính

• Các yếu tố di truyền

Phân loại

Có rất nhiều dạng sa tạng vùng chậu:

Sa tử cung -Tử cung sa xuống âm đạo.

Sa vòm âm đạo -Phía trên cùng của âm đạo gọi là “vòm âm đạo” bị sa xuống. Bệnh này rất thường gặp ở những phụ nữ đã cắt tử cung.

Sa bàng quang -Bàng quang từ vị trí bình thường của nó tụt xuống âm đạo.

Sa niệu đạo -Sa niệu đạo xảy ra khi niệu đạo lồi vào âm đạo, thường xảy ra cùng với sa bàng quang.

Sa ruột non -Ruột non đẩy vào thành sau của âm đạo, tạo ra một túi phình. Sa ruột non thường xảy ra cùng với sa vòm âm đạo.

Sa trực tràng -Trực tràng lồi vào âm đạo hoặc sa ra khỏi âm đạo.

Cần phải khám những gì để chẩn đoán những vấn đề về sàn chậu?

Bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ tiến hành thăm khám âm đạo và trực tràng kỹ lưỡng. Bạn có thể được khám ở tư thế nằm hoặc đứng. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn căng người hoặc ho trong lúc khám để xem có bị rỉ nước tiểu hay không, sau đó sẽ kiểm tra xem liệu bàng quang của bạn có thể tống hết nước tiểu ra được hay không.

Một số cách để làm giảm các triệu chứng mà không cần phẫu thuật là gì?

Thay đổi lối sống -Nếu vấn đề là tiểu tiện không tự chủ thì viêc hạn chế uống nước, bao gồm cả đồ uống có chứa caffeine (một chất làm lợi tiểu) có thể có tác dụng. Phụ nữ có vấn đề về đường ruột nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn để ngăn ngừa táo bón và co thắt trong quá trình đại tiện. Đôi khi trong một số trường hợp táo bón, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân.

Luyện tập bàng quang -Trong phương pháp trị liệu này, bạn sẽ đi tiểu tại các thời điểm đã định sẵn. Điều này có thể hữu ích cho một số phụ nữ có triệu chứng tiểu không tự chủ.

Giảm cân -Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể cũng như các triệu chứng sa sàn chậu của bạn.

Bài tập Kegel –Những bài tập này giúp cơ bắp xung quanh các lỗ niệu đạo, âm đạo và trực tràng trở nên dẻo dai hơn. Tập các bài tập này thường xuyên có thể cải thiện tiểu tiện không kiểm soát.

Mũ chụp (pessary) –Là một loại dụng cụ đặc biệt được đưa vào âm đạo để hỗ trợ nâng đỡ các cơ quan vùng chậu. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe có thể giúp bạn lựa chọn pessary có kích thước phù hợp.

Bài tập Kegel

• Co các cơ ngăn sự chảy của nước tiểu. Sự co này giúp kéo âm đạo và trực tràng lên trên lại.

• Giữ sự co cơ này trong 10 giây, sau đó thả ra.

• Thực hiện 50 lần một ngày trong 4-6 tuần.

Hãy chắc chắn rằng không co cơ dạ dày, đùi hoặc mông và nên tránh nín thở khi bạn đang tập các bài tập này.

Phẫu thuật có thể điều chỉnh các vấn đề về sàn chậu hay không?

Một số trường hợp sa vùng chậu có thể dùng phẫu thuật để khôi phục lại độ sâu và chức năng bình thường của âm đạo. Các triệu chứng như đau lưng, tăng áp lực vùng chậu và đau khi quan hệ tình dục có thể sẽ không thuyên giảm sau khi phẫu thuật, tuy nhiên khả năng sẽ thuyên giảm vẫn khá cao.

Sa sàn chậu có thể tái phát sau khi phẫu thuật. Các yếu tố ban đầu gây sa sàn chậu có thể làm sàn chậu sa thêm một lần nữa.

Xem thêm bài viết Sa niệu dục - Điều trị sa niệu dục của TS. Nguyễn Thị Thu Trang

Chú giải

  • Bàng quang: Cơ quan lưu trữ nước tiểu.
  • Cổ tử cung: phần tử cung ở dưới, hẹp lại, nhô vào âm đạo.
  • Đẻ mổ: em bé ra đời thông qua vết rạch ở bụng và tử cung của người mẹ.
  • Sa bàng quang: bàng quang lồi vào trong âm đạo.
  • Thuốc lợi tiểu: một loại thuốc dùng để tăng bài tiết nước tiểu.
  • Sa ruột non: ruột non phồng vào phần trên của âm đạo.
  • Cân: một loại mô giúp nâng đỡ các cơ quan và cơ bắp của cơ thể.
  • Không tự chủ: Không có khả năng kiểm soát chức năng cơ thể ví dụ như tiểu không kiểm soát.
  • Thuốc nhuận tràng: Một sản phẩm được sử dụng để làm sạch ruột.
  • Sàn chậu: một khối cơnằm dướibụnggắn liền với xương chậu.
  • Mũ chụp (pessary): một dụng cụ đưa vào âm đạo để nâng đỡ các cơ quan bị chùng xuống.
  • Sa trực tràng: trực tràng phình vào thành âm đạo.
  • Trực tràng: Đoạn cuối của đường tiêu hóa.
  • Niệu đạo: Một cấu trúc ống thông qua đó nước tiểu chảy từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể.
  • Sa niệu đạo: niệu đạo lồi vào thành âm đạo.
  • Sa tử cung: Hiện tượng võng xuống của tử cung vào âm đạo.
  • Tử cung: Một cơ quan nằm trong khung chậu nữ, có nhiệm vụ chứa và nuôi dưỡng thai nhi phát triển trong thời gian mang thai.
  • Âm đạo: Một cấu trúc ống được bao quanh bởi các cơ, nối tử cung với bên ngoài của cơ thể.
  • Sa vòm âm đạo: phần trên của âm đạo phình vào phần thấp hơn của âm đạo hoặc phình ra ngoài âm đạo

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq012.ashx

Biên dịch - Hiệu đính

Thái Khoa Bảo Châu - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều cần biết khi mang thai ( đặc biệt dành cho thanh thiếu niên)

(18)
Chăm sóc tiền sản là gì? Chăm sóc tiền sản là chăm sóc sức khỏe trong khi bạn đang mang thai. Điều này bao gồm chăm sóc y tế, giáo dục và tư vấn. Bạn càng ... [xem thêm]

Bài 3 – Chế độ dinh dưỡng khi mang thai và cho con bú

(89)
Tổng quan Khi mang thai, hầu hết các bà mẹ đều băn khoăn: Ăn uống như thế nào để thai nhi phát triển tốt? Câu hỏi đó vẫn chưa khó bằng không nên ăn gì, ... [xem thêm]

Bài 26 – Tại sao phụ nữ thường giảm trí nhớ sau sinh ?

(57)
Một bạn nhắn tin có link “chứng thực”: “Phụ nữ mang thai bị giảm chất xám” và kèm một câu ai oán “Bác sĩ ơi, mang thai là mất não, teo não đây này”. ... [xem thêm]

Siêu âm ngã âm đạo

(71)
Ai sẽ được làm xét nghiệm này? Nhiều phụ nữ sẽ được chỉ định siêu âm ngã âm đạo vào quý I thai kỳ. Ở giai đoạn này, siêu âm ngã âm đạo chính xác ... [xem thêm]

Vitamin trong thai kỳ

(57)
Biên dịch: Nguyễn Thúy Vân – Phạm Thiên Trang Hiệu đính: ThS.BS. Trần Mạnh Linh Các khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kỳ: Vitamin A Vitamin A, thuộc nhóm vitamin tan ... [xem thêm]

Vaccine cúm và thai kỳ

(33)
Cúm là gì? Cúm là dạng cảm nặng. Thường xảy ra đột ngột. Triệu chứng có thể bao gồm: sốt, đau đầu, mệt, đau cơ, ho, đau họng. Cúm có thể gây ra một ... [xem thêm]

Có bầu mệt quá đi thôi…nhưng vui…

(23)
Giai đoạn mang thai là giai đoạn đặc biệt, nhiều điều thú vị, trừ những lúc “không mấy thú vị” vì: 1. Ốm nghén 60% bà mẹ mang thai sẽ bị nghén. Bạn ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp về dị tật bẩm sinh

(93)
Thế nào là dị tật bẩm sinh? Dị tật bẩm sinh là những bất thường trên cơ thể có từ lúc mới sinh ra. Dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến ngoại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN