Tiêm ngừa và thai kỳ

(3.59) - 18 đánh giá

Tiêm phòng là việc cực kỳ quan trọng trong bảo vệ sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng. Cá nhân mình cảm thấy việc phát minh ra vắc – xin (vaccine) là một việc vĩ đại. Vì bạn biết không, bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là những đối tượng mà virus, vi trùng nhắm vào tấn công. Vaccine giúp bạn phòng nhiều bệnh như cúm, viêm gan, thuỷ đậu,… Khi bạn có thai, vaccine không những bảo vệ bạn mà còn bảo vệ em bé trong bụng nữa. Vậy vaccine nào cần tiêm trước mang thai? Vaccine nào tiêm được khi đang mang thai và loại nào thì không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn biết rõ hơn.

Xem thêm bài viết Hành trình mang thai - hành trình kỳ diệu của BS. Lê Tiểu My

Vaccine tiêm trước khi có thai

  • MMR: vaccine 3 trong 1 phòng bệnh sởi – quai bị – rubella. Loại này cần cho cả người lớn và trẻ em. Nếu chưa được tiêm, bạn nên tiêm trước khi mang thai. Nhiễm rubella khi mang thai có thể gây nên hậu quả rất nghiêm trọng cho em bé. Bạn nên tiêm thuốc này 3 tháng trước khi mang thai, hoặc tối thiểu là 1 tháng trước khi có thai như khuyến cáo.
  • Bạch hầu – ho gà – uốn ván: loại này đôi khi được tiêm trong thai kỳ và có thể tiêm trước tuần thứ 20 của thai kì.
  • Thuỷ đậu: nhiễm thuỷ đậu khi mang thai không phải luôn gây biến chứng cho mẹ và thai, nhưng nếu bạn được tiêm phòng trước thì sẽ yên tâm hơn. Vì nhiễm virus gây thuỷ đậu có thể làm bé dị tật bẩm sinh nặng (tuỳ giai đoạn của thai kỳ). Cũng giống như MMR, bạn cần tiêm ít nhất 1 tháng trước khi có thai.

Vaccine có thể tiêm khi đang có thai

    • Viêm gan B: bà mẹ mang thai nhiễm virus viêm gan siêu vi B bị viêm gan siêu vi cấp tính, 90% sẽ truyền cho con, ảnh hưởng đến sự sống của thai, muộn hơn có thể là nguy cơ gây xơ gan hay ung thư gan sau khi trẻ được ra đời. Trước khi có thai bạn nên xét nghiệm tầm soát và tiêm dự phòng. Trong khi có thai vẫn tiếp tục tiêm tiếp được.
  • Cúm: vaccine ngừa cúm đã được chứng minh là an toàn cho thai kỳ và được khuyến cáo tiêm ở các nước (riêng nước mình thì chưa). Hình: Thông tin tiêm vaccine và thai kì

Vaccine và nguy cơ tự kỷ

Có dạo mình nghe lao xao thông tin vaccine gây tự kỷ ở trẻ, nhưng các đồng thuận và khuyến cáo của các hiệp hội Y khoa uy tín trên thế giới đều công bố không có mối liên quan.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/tieumy-le- tiem-ngua-va-thai-ki

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Gây tê tủy sống

(42)
Gây tê tủy sống là gì? Gây tê tủy sống còn được gọi là gây tê dưới nhện là một hình thức gây tê tại chỗ hay tê vùng , bằng việc tiêm thuốc gây tê ... [xem thêm]

Điều trị progesterone để ngừa sinh non

(32)
Sinh non là sinh trước tuần 37 của thai kỳ, trẻ sinh non cần nằm viện lâu hơn và có nhiều vấn đề sức khỏe hơn những trẻ sinh đủ tháng (trẻ được sinh ... [xem thêm]

Tập thể dục trong thai kì

(35)
Liệu có an toàn khi tập thể dục lúc mang thai? Nếu như bạn có sức khỏe tốt và quá trình mang thai bình thường thì việc tiếp tục hoặc bắt đầu hoạt động ... [xem thêm]

Nguy cơ khi sinh con muộn

(53)
Tại sao cần quan tâm đến vấn đề sinh con muộn? Mang thai sau 35 tuổi có thể có nhiều khó khăn và nguy cơ cho cả mẹ và bé. Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào ... [xem thêm]

Bài 17 – Giảm nguy cơ dị tật cho thai nhi

(62)
Tôi dành những bài này tặng cho những ai đang chuẩn bị cưu mang hình hài nhỏ bé và hạnh phúc lớn lao… Tôi mượn lời của Jean-Louis Fournier trong tác phẩm nổi ... [xem thêm]

Sinh cực non – Những vấn đề bạn cần biết

(27)
Thế nào là sinh cực non? Phần lớn thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần. Những trẻ sinh trong khoảng 32 và 37 tuần của thai kỳ được coi là sinh non. Những trẻ sinh ... [xem thêm]

Cắt tử cung

(81)
Phẫu thuật cắt tử cung là gì? Phẫu thuật cắt tử cung là dùng phương pháp cắt bỏ tử cung bằng việc mổ (can thiệp ngoại khoa). Cắt tử cung được thực ... [xem thêm]

Thai kỳ khỏe mạnh cho phụ nữ có bệnh tiểu đường

(71)
Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) là do có vấn đề với insulin. Insulin di chuyển glucose ra khỏi máu và vào các tế bào của cơ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN