Nỗi khổ của mẹ bầu lúc ngủ: bị chuột rút

(3.64) - 42 đánh giá

Chuột rút là hiện tượng thường gặp ở các mẹ bầu khi đang ngủ. Nguyên nhân chính xác gây nên hiện tượng chuột rút khi ngủ trong thai kỳ vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu cách để có thể ngăn chặn hiện tượng này để bạn có một giấc ngủ ngon hơn nhé.

Hãy làm căng cơ bắp chân trước khi ngủ

Khi bắt đầu bài tập, bạn cần đứng thẳng cách tường khoảng một cánh tay, giơ thẳng hai tay chống vào tường. Đặt chân trái trước chân phải, từ từ khuỵu chân trái, giữ chân phải thẳng và gót chân phải vẫn nằm trên sàn nhà và giữ yên tư thế trong 30 giây. Nhớ chú ý giữ hông và lưng thẳng, bàn chân thẳng góc với tường, sau 30 phút thì đổi chân lại. Bài tập này sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng chuột rút xuất hiện khi bạn ngủ.

Đừng quên tập thể dục

Vận động thể lực hợp lý và thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng chuột rút khi mang thai. Hãy lựa chọn bài tập phù hợp với từng giai đoạn của thai kì và hãy hỏi ý kiến bác sĩ chăm sóc bạn trước khi quyết định thử bài tập mới nào đó nhé.

Bổ sung thêm magiê

Một số nghiên cứu đã khẳng định magiê có vai trò ngăn ngừa chuột rút khi mang thai. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ chăm sóc bạn về việc sử dụng thêm thuốc có chứa magiê hoặc ăn bổ sung thêm các thức ăn giàu magiê như ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt và rau củ sấy.

Luôn uống đủ nước

Hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể, giúp cho cơ bắp hoạt động “trơn tru” hơn. Nếu nước tiểu của bạn sậm màu hơn thường ngày, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn thiếu nước, hãy tìm ngay ly nước và uống thật nhiều bạn nhé.

Nên chọn giày phù hợp

Trong ngày, bạn hãy chọn loại giày vừa vặn, thoải mái và phù hợp với chân bạn để bàn chân luôn được thả lỏng và thư giãn.

Chọn đồ ngủ thật thoải mái

Trước khi đi ngủ, bạn nên tắm nước nóng để cơ thể được thư giãn. Khi ngủ, hãy mặc quần ống rộng hoặc váy ngủ để giúp chân bạn thoải mái hơn. Nếu bị chuột rút, bạn vẫn có không gian để duỗi thẳng chân ra.

Bạn nên làm gì khi bị chuột rút?

Hãy làm căng cơ của bạn ngay lập tức. Duỗi bắp chân, gót chân ra trước tiên, sau đó từ từ là đến mắt cá và các ngón chân. Việc này ban đầu có thể khá đau đớn, nhưng cơn đau sẽ nhanh chóng qua đi và kéo theo cả chuột rút đi xa. Sau đó, bạn hãy tự mát-xa bắp chân mình hoặc tự đi qua đi lại trong phòng vài phút.

Nếu bạn vẫn còn đau, chuột rút thường xuyên lặp lại hoặc chân bạn sưng to lên, hãy báo ngay cho bác sĩ chăm sóc bạn. Trong một vài trường hợp hiếm gặp với tỉ lệ xảy ra là 1/2000, bạn có thể bị một cục huyết khối gây thuyên tắc tĩnh mạch chân. Đây là một tình trạng vô cùng khẩn cấp. Hãy báo bác sĩ của bạn nếu bạn có những dấu hiệu kể trên nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

[Hỏi đáp bác sĩ] Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?

(66)
Khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật, rất nhiều người lo lắng “cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?”. Mặc dù đây là một phẫu thuật tương ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Quận 10

(11)
Nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho người dân ngày càng tốt hơn, Bệnh viện Quận 10 đã áp dụng mô hình phòng khám Bác sĩ gia đình. Đến ... [xem thêm]

Bất ngờ với các bài tập đơn giản đem lại thân hình đẹp

(20)
Chỉ mất vài phút mỗi ngày, thực hiện các bài tập đơn giản sau có thể giúp bạn sở hữu một thân hình đẹp và khỏe mạnh.Tất cả chúng ta đều muốn một ... [xem thêm]

Triệu chứng và các thể bệnh zona bạn có thể gặp

(22)
Bệnh zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn với triệu chứng thường nặng và dai dẳng hơn. Triệu chứng đặc ... [xem thêm]

Chấn thương xương cụt và cách sơ cứu

(19)
Xương cụt là xương nhỏ nằm ngay đoạn cuối của cột sống. Xương cụt thường bị thương khi ta ngã vào một bề mặt cứng như sàn nhà hay cầu thang. Cơn đau ... [xem thêm]

Mẹo vặt hay giúp kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp

(84)
Việc kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp ngày nay khá được chú trọng. Bởi lẽ, theo các nghiên cứu cho thấy, 2 trong số 3 người bị mắc bệnh đái ... [xem thêm]

Cơ chế tăng huyết áp gây tổn thương thận

(47)
Cơ chế tăng huyết áp và tình trạng thận bị thương tổn, cụ thể hơn là suy thận, có khả năng tác động lẫn nhau. Do đó, nếu rơi vào hai tình huống này, ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp khi con bạn bị bệnh vẩy nến

(74)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN