Nội soi khớp khuỷu

(4.09) - 25 đánh giá

Tìm hiểu chung

Nội soi khớp khuỷu là gì?

Nội soi khớp là thủ thuật đưa một camera có đèn vào bên trong khớp để quan sát bên trong khớp khuỷu, thường dụng cụ sẽ được đưa vào thông qua một đường rạch nhỏ trên da. Đôi khi trong quá trình nội soi, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng các dụng cụ phẫu thuật đặc biệt đưa qua vết rạch nhỏ trên da vào khớp giống như cách đưa camera vào khớp.

Khi nào bạn nên thực hiện nội soi khớp khuỷu?

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên nội soi khớp khuỷu nếu bạn đang bị đau khớp mà không hồi phục sau khi sử dụng phương pháp điều trị không phẫu thuật thông thường. Những phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, dùng thuốc hoặc tiêm thuốc làm giảm viêm. Viêm là một phản ứng bình thường của cơ thể với chấn thương hoặc bệnh tật. Trong chấn thương hay bệnh lý khớp khuỷu, viêm gây sưng, đau và cứng khớp.

Những chấn thương hoặc tình trạng sử dụng khớp quá mức và mòn khớp liên quan đến lão hóa là nguyên nhân của hầu hết các vấn đề khuỷu tay. Nội soi khớp khuỷu có thể làm giảm triệu chứng đau gây ra bởi những vấn đề làm tổn thương bề mặt sụn và các mô mềm khác xung quanh khớp. Nội soi khớp khuỷu cũng có thể được khuyến cáo nhằm loại bỏ mảnh xương, sụn hoặc loại bỏ mô sẹo gây khó khăn cho việc vận động.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện nội soi khớp khuỷu?

Vì bệnh nhân có thể có rất nhiều dạng bệnh lý khuỷu tay khác nhau nên thời gian phục hồi hoàn toàn là khác nhau với mỗi người.

Nếu bạn chỉ làm tiểu phẫu, bạn có thể không cần nẹp và tầm vận động cũng như chức năng có thể trở lại sau một thời gian ngắn tập phục hồi chức năng. Bạn có thể trở lại làm việc và học tập bình thường trong vòng một vài ngày sau khi làm thủ thuật.

Phải mất nhiều thời gian để phục hồi từ các thủ thuật phức tạp hơn. Mặc dù các đường rạch ở khớp khá nhỏ nhưng thủ thuật có thể giúp sửa chữa những tổn thương lớn trong khớp.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có những nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Các biến chứng chung khi nọi soi có thể có như:

  • Đau;
  • Chảy máu;
  • Nhiễm trùng vết mổ (vết thương);
  • Sẹo xấu.

Biến chứng chuyên biệt khi nội soi khớp khuỷu bao gồm:

  • Chảy máu vào khớp;
  • Nhiễm khuẩn khớp khuỷu;
  • Đau dữ dội, cứng khớp và mất khả năng sử dụng cánh tay, bàn tay của bạn (hội chứng đau vùng phức tạp);
  • Tổn thương thần kinh;
  • Tổn thương thần kinh quay.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện nội soi khớp khuỷu?

Phẫu thuật này thường được thực hiện khi bạn đã được gây mê. Bạn nên được hướng dẫn rõ ràng những thứ cần làm theo trước khi phẫu thuật, bao gồm cả việc bạn có thể ăn những gì trước khi phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên bắt đầu nhịn ăn khoảng sáu giờ trước khi phẫu thuật. Bạn có thể uống nước, chẳng hạn như cà phê, cho đến một vài giờ trước khi phẫu thuật.

Quy trình thực hiện nội soi khớp khuỷu như thế nào?

Phẫu thuật thường mất khoảng 30 phút. Bác sĩ phẫu thuật thường sẽ tạo khoảng 2-4 đường rạch nhỏ xung quanh khớp. Họ sẽ chèn một ống soi nhỏ thông qua một trong các đường rạch để có thể kiểm tra khớp. Họ sẽ đưa dụng cụ phẫu thuật thông qua các đường rạch khác nếu thấy cần phải xử lý các vấn đề khác của khớp.

Hồi phục sức khỏe

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện nội soi khớp khuỷu?

Sau phẫu thuật, bạn sẽ có thể về nhà trong ngày. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể kê cho bạn các bài tập và cho lời khuyên để giúp bạn phục hồi hậu phẫu. Có thể mất một vài tuần để trở lại hoạt động bình thường.

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn trở lại hoạt động bình thường ngay khi có thể. Trước khi bạn bắt đầu thực hiện, hãy hỏi ý kiến của các nhân viên y tế hoặc bác sĩ.

Hầu hết mọi người đều có cải thiện đáng kể nhưng cần có thời gian để giảm đau và khả năng vận động tăng lên. Các triệu chứng cũng có thể trở lại theo thời gian.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thoát vị rốn ở trẻ

(16)
Định nghĩaPhẫu thuật thoát vị rốn là gì?Phẫu thuật thoát vị rốn là một loại phẫu thuật nhằm loại bỏ các khối thoát vị quá lớn hoặc gây đau cho ... [xem thêm]

Cắt bỏ khối phồng bìu lành tính

(77)
Tìm hiểu chungKhối phồng bìu lành tính là gì?Khối phồng vùng bìu lành tính là một khối phồng xuất hiện ở bìu nhưng không phải ung thư. Hầu hết các ... [xem thêm]

Chọc ối

(47)
Tìm hiểu chungChọc ối là gì?Chọc ối là một thủ thuật thực hiện trước khi sinh. Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra xem thai nhi có bị bất ... [xem thêm]

Dẫn lưu bể thận

(84)
Tìm hiểu chungDẫn lưu bể thận là gì?Dẫn lưu bể thận là thủ thuật để dẫn lưu nước tiểu ra khỏi thận bằng cách sử dụng ống thông. Nước tiểu bình ... [xem thêm]

Cắt tử cung ngả âm đạo

(77)
Tìm hiểu chungCắt tử cung ngả âm đạo là gì?Đây là một phẫu thuật để cắt bỏ tử cung và cổ tử cung. Phẫu thuật này cũng có thể cắt bỏ luôn cả ... [xem thêm]

Thay bề mặt khớp háng

(72)
Tìm hiểu chungThay bề mặt khớp háng là gì?Thay bề mặtk khớp háng là phẫu thuật nhằm thay khớp háng để điều trị viêm khớp háng tiến triển quá nặng.Viêm ... [xem thêm]

Dẫn lưu áp xe

(69)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật dẫn lưu áp xe là gì?Phẫu thuật dẫn lưu áp xe là quá trình rút mủ ra khỏi chỗ áp xe để tổn thương mau lành hơn. Áp xe là một ổ ... [xem thêm]

Mở xương hàm kiểu Le Fort 1

(67)
Tìm hiểu chungMở xương hàm kiểu Le Fort 1 là gì?Mở xương kiểu Le Fort 1 là một phẫu thuật thay đổi vị trí xương hàm trên để sắp xếp lại răng của bạn. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN