Phân biệt men vi sinh và men tiêu hóa

(3.98) - 98 đánh giá

Không chỉ các phụ huynh thậm chí 1 số bác sĩ cũng hay lẫn lộn men vi sinh và men tiêu hoá. Sau đây là 3 khái niệm dễ hiểu giúp bạn phân biệt và 1 số ví dụ

Men vi sinh (probiotic)

  • Là các vi sinh vật sống trong ruột người. Chúng ta hay dùng 1 số vi khuẩn và nấm, chúng là những vi sinh vật có lợi sống trong ruột người giúp cân bằng hệ sinh thái sinh vật ruột và giúp tiêu hoá thức ăn, còn liên quan đến khả năng miễn dịch, chống dị ứng.
  • Các loại vi khuẩn hay dùng: Bacillus clausii (enterogeminal), lactobacillus acidophilus (probio), Bacillus Subtilis và Streptococus feacalis (bio acimin), Bifido bacterium…
  • Nấm men: saccharomyces boulardii (normagut)…

Men tiêu hóa

Men tiêu hóa còn gọi là men sinh học (các enzyme) do cơ thể tiết ra để tiêu hóa thức ăn, cắt nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để được hấp thu vào máu như amylase, pepsin, papain… Sản phẩm tiêu biểu hay dùng là Neopeptin dạng nhỏ giọt, siro, viên

Prebiotic

Đây là những thức ăn của Probiotics. Nói rõ hơn là những chất bột đường glucide không tiêu hóa được và vẫn còn nguyên vẹn khi vào đến ruột già.

Cách sử dụng và lưu ý

Cách dùng men vi sinh

  • Dùng trong các trường hợp:
    • Các rối loạn tiêu hoá: tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài, chướng bụng đầy hơi, nôn trớ…
    • Phải dùng kháng sinh các nhóm hay gây rối loạn tiêu hoá;
    • Biếng ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng…
    • Bất dung nạp đường lactose.
  • Liều lượng nên theo chỉ định của bác sĩ, hoặc có thể theo hướng dẫn trên bào bì. Phụ huynh lưu ý chọn các chế phẩm có hàm lượng vi sinh trên 100 triệu con mới có tác dụng.
  • Thời gian uống: nên uống sau ăn. Với 1 số chế phẩm bào chế dưới dạng viên nang hoặc bào tử có thể vượt qua hàng rào acid dạ dày an toàn thì uống lúc nào cũng được. Nếu phải dùng kháng sinh cần uống trước hoặc sau kháng sinh ít nhất 1 tiếng.
  • Uống trong bao lâu: men vi sinh tương đối an toàn, bạn có thể dùng 2-3 tuần liên tiếp. Nếu dùng lâu hơn hay liều lớn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Sản phẩm nào tốt trên thị trường: Enterogeminal có 2 tỷ vi khuẩn vượt được hàm lượng tối thiểu cần thiết; vi khuẩn có thể tráng toàn bộ đường ruôt từ ruột non tới ruột già, có thể đi qua dạ dày an toàn. Dùng được cho trẻ sơ sinh, và ít chịu ảnh hưởng của kháng sinh. Normagut là sản phẩm được lựa chọn đầu tay trong tiêu chảy do kháng sinh, cũng có hiệu quả trên tiêu chảy cấp.

Còn men tiêu hoá thì sao?

Neopeptin là 1 ví dụ nó gồm: amylase, papain, dạng viên có thêm simethicon. Có thể dùng trong trường hợp:

  • Rối loạn tiêu hoá: đi cầu phân sống (phân lổn nhổn xanh, vàng, trắng), chướng bụng đầy hơi, khó tiêu…
  • Dùng bao lâu? Không nên dùng quá 10 ngày; nếu dùng lâu dài sẽ làm cho hệ tiêu hoá lười tiết men.
  • Liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Tiền trợ sinh thì thế nào?

  • Tiền trợ sinh (Prebiotic) là thức ăn của lợi khuẩn đường ruột.
  • Hầu hết là thành phần trong thực phẩm: bánh quy, ngũ cốc, chocolate, sản phẩm từ sữa.
  • Các prebiotic phổ biến là: Oligo Ffuctose, Inulin, lactulose, galactooligosacharides…

Yaourt, các sản phẩm lên men khác có thay thế được probiotic không?

Các men vi sinh có trong sữa chua, kim chi, dưa chua… đã được dùng từ lâu tỏ ra có lợi và an toàn tuy nhiên các vi khuẩn này không sống và tăng trưởng trong cơ thể người, hoặc số lượng vi khuẩn sống có hoạt tính rất thay đổi nên không thể thay thế được probiotic.
Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm gì có liên quan.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/316168765247317

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đôi lời cho phụ huynh đang sầu não vì con không chịu ăn

(50)
Trẻ không bao giờ tự nhịn đói đến chết Không có một đứa trẻ khỏe mạnh nào nhịn đói đến chết, trừ phi đó là những đứa trẻ có bệnh bẩm sinh ... [xem thêm]

Chuẩn bị gì cho trẻ bị suyễn du xuân?

(77)
Gần sắp Tết rồi, chắc hẳn các bậc phụ huynh đang lên kế hoạch cho các chuyến du lịch dài ngày cho cả gia đình. Đối với gia đình có các cháu nhỏ bị ... [xem thêm]

Có nên tiêm chung các vaccine không?

(86)
Tiêm chung hay riêng? Nếu là một vắc xin “sống” (Lao, Sởi, Quai bị, Rubella, Thủy đậu) với một vắc xin “bất hoạt” (các loại còn lại): tiêm cùng lúc ... [xem thêm]

Biếng ăn – Mất cảm giác ngon

(71)
Trẻ biếng ăn? Nhiều phụ huynh rất lo lắng khi con họ ăn không đủ, nhưng hầu hết trẻ em đều ăn những gì các bé cần để có năng lượng cho phát triển và ... [xem thêm]

Những đồ uống nên tránh ở trẻ dưới 1 tuổi

(92)
Nhìn chung những thức uống sau nên tránh ở trẻ em dưới 1 tuổi trừ những trường hợp có chỉ định y khoa đặc biệt. Sữa bò toàn phần (sữa công thức khác ... [xem thêm]

Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn

(81)
Ép ăn, dọa nạt Cố gắng nhồi ép càng nhiều càng tốt, mặc dù con đã tỏ ra ngán, ngậm, ói….. có nhà còn dùng lời quát mắng, roi vọt để ép trẻ ăn theo ... [xem thêm]

Chăm sóc da quy đầu cho trẻ – Khi nào cần cắt bao quy đầu?

(93)
Ở hầu hết các nơi trên thế giới việc cắt bao quy đầu là không phổ biến. Sự phát triển bình thường của da quy đầu Da quy đầu là 1 bao da dài khoảng 1cm ... [xem thêm]

Khi trẻ bị ho

(34)
Trẻ thì thế nào cũng bị ho, nhiều khi 1 năm vài lần, 3-4 tuổi mới bớt Ho có thể do họng, do mũi, do phế quản, do tiểu phế quản, do phổi, do trào ngược… ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN