Phụ nữ mang thai có nên ăn cá ngừ không?

(3.54) - 88 đánh giá

Chế độ ăn uống trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Câu hỏi đặt ra là phụ nữ mang thai có nên ăn cá ngừ không?

Sau 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhanh chóng lấy lại được cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, đối với những người ưa thích hải sản thì cá ngừ luôn là món hấp dẫn, lôi cuốn vị giác. Vậy theo các bạn, phụ nữ mang thai có nên ăn cá ngừ không? Hãy để Chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau đây nhé!

Phụ nữ mang thai có nên ăn cá ngừ không?

Sẽ an toàn cho mẹ bầu nếu chỉ ăn cá ngừ với một lượng vừa phải. Các loại cá an toàn có thể kể đến cá ngừ trắng (cá ngừ vằn) hay cá ngừ đóng hộp và một số loại có hàm lượng thủy ngân thấp. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong giai đoạn thai nghén, việc ăn quá mức cho phép sẽ gây hại đến thai nhi và cả mẹ bởi vì trong cá có chứa chất độc thủy ngân nguy hiểm.

Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ khuyến cáo không nên ăn trên 4 hộp cá ngừ đóng hộp (khoảng 141g) hoặc nếu là món cá ngừ nướng thì không được ăn nhiều hơn 2 phần mỗi tuần. Tất nhiên là bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về lượng dùng khi ăn một vài loại hải sản khác nhé!

Liệu bà bầu có thể ăn được tất cả các loại cá ngừ hay không?

Bạn nên hiểu rõ rằng, không phải tất cả các loại cá ngừ đều an toàn đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là một số loài cá ngừ và lượng dùng thích hợp.

Cá ngừ Albacore (cá ngừ vây dài). Đây là giống cao cấp và chỉ có loại cá này có thịt màu trắng. Người ta thường đóng hộp hoặc đóng gói để phân phối. Bạn có thể ăn tối đa 2 hộp cá (khoảng 300g) mỗi tuần

Cá ngừ vây vàng (cá ngừ ánh sáng). Có nhiều người thắc mắc bà bầu ăn loại cá ngừ này được không? Thực chất đây là loại sản xuất dưới dạng đóng gói hay đóng hộp. Loại này có hương vị nồng hơn cá ngừ albacore. Mẹ bầu không nên ăn nhiều hơn 2–3 phần mỗi tuần

Cá ngừ ahi. Loại này được biết đến là cá ngừ mắt to. Người ta thường chế biến sẵn như một miếng bít tết hoặc sashimi. Chúng không được đóng hộp và đặc biệt chứa hàm lượng thủy ngân cao. Phụ nữ mang thai chỉ có thể ăn với một lượng rất ít mỗi tuần

Cá ngừ vây xanh. Giống như cá ngừ ahi, nó có chứa hàm lượng thủy ngân cao và làm sẵn như sashimi. Đối với loại cá này, bạn chỉ nên ăn khoảng 300g mỗi tuần

Lợi ích của việc ăn cá ngừ trong thời kỳ mang thai

Vậy là bạn đã rõ được bà bầu có nên ăn cá ngừ hay không. Theo các chuyên gia, việc bổ sung loại cá này với một lượng vừa phải vào chế độ dinh dưỡng sẽ rất tốt cho thai nhi vì phần đầu cá có chứa dưỡng chất. Cá ngừ mang đến nhiều lợi ích như:

  • Cung cấp cho cơ thể hàm lượng protein cao
  • Cung cấp khoáng chất, vitamin D, axit béo omega 3, qua đó thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
  • Omega 3 hỗ trợ sự phát triển của não bộ, mắt và dây thần kinh của trẻ

Mặc dù đây không phải là thức ăn lý tưởng trong thời kỳ mang thai, nhưng nếu chúng ta dùng đúng lượng thì sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho các bà mẹ.

Liệu có an toàn nếu sử dụng cá ngừ đóng hộp?

Cá ngừ đóng hộp có thể gây ra một số nguy cơ về sức khỏe khi tiêu thụ thường xuyên, chẳng hạn như:

  • Bisphenol A (BPA) là chất có trong lót hộp kim loại. Khi chúng ta tiêu thụ cá ngừ đóng hộp, hợp chất BPA có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi
  • Cá ngừ đóng hộp chứa nhiều muối sẽ làm tăng nồng độ natri trong cơ thể, dẫn đến tăng khả năng bị cao huyết áp khi mang thai

Tuy nhiên, cá ngừ đóng hộp có hàm lượng thủy ngân thấp do chúng chỉ chứa cá nhỏ hay cá con.

Các rủi ro khi ăn cá ngừ trong thời gian mang thai?

Thực tế, bà bầu ăn cá ngừ được hay không phụ thuộc rất lớn vào khẩu phần sử dụng. Nếu tiêu thụ vượt quá lượng cho phép thì sẽ rất nguy hiểm đến thai kỳ cho dù là cá đóng hộp hay cá tươi.

  • Nếu tiêu thụ quá nhiều cá ngừ có thể làm tăng mức thủy ngân trong cơ thể của mẹ, phá hủy não đang phát triển và hệ thần kinh của thai nhi
  • Lượng thủy ngân được hấp thụ cũng làm tổn thương đến tim
  • Việc tiếp xúc với thủy ngân làm thai nhi chậm phát triển, suy giảm chức năng miễn dịch và các dị dạng vật lý khác
  • Cá ngừ cũng chứa các chất gây ô nhiễm môi trường, bao gồm dioxin và biphenyl polyclorinated (PCBs), sẽ tích tụ trong cơ thể người mẹ và tác động vào sự phát triển của bào thai

Bà bầu ăn cá ngừ sống được hay không?

Khi mang thai, người mẹ có thể thưởng thức món sushi cá ngừ tươi ngon mà không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chỉ ăn từ 1 đến 2 lần mỗi tháng. Hãy chắc chắn rằng đó là một loại cá ngừ có hàm lượng thủy ngân thấp nhé!

Nhìn chung, chúng ta hoàn toàn không được tiêu thụ các loại như cá kiếm, cá thu đại dương, cá đầu vuông và cá mập trong thời kỳ mang thai vì chúng có hàm lượng thủy ngân cao hơn. Tuy nhiên, cá ngừ có chứa hàm lượng thủy ngân thấp hơn nên bạn có thể thưởng thức chúng với số lượng vừa phải.

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn cá ngừ tươi thay vì đóng hộp. Tốt nhất là hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất cứ nghi ngờ gì về chế độ dinh dưỡng của bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sai lầm tai hại của bố mẹ khi cứu con mắc nghẹn

(23)
Mắc nghẹn là cơn ho gấp và nói lắp sau khi nuốt phải vật chất dạng lỏng hay rắn, gây tắc dây thanh âm hoặc đường thở. Hầu hết trẻ thường nghẹn bởi ... [xem thêm]

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em tại nhà

(83)
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp. Nếu biết cách phòng ngừa, bạn sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Viêm mũi ... [xem thêm]

Chứng rối loạn ấu thơ và phát triển

(91)
Rất nhiều người không biết rằng tự kỷ không phải là một bệnh. Trẻ tự kỷ có sự rối loạn về sự phát triển hành vi, có thể ảnh hưởng đến các kĩ ... [xem thêm]

10 dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị đột quỵ

(96)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của khổ qua đến lượng đường máu

(24)
Ảnh hưởng của khổ qua đến lượng đường trong máu đã được nhiều người chứng minh khi sử dụng để hỗ trợ điều trị tiểu đường tại nhà.Trái khổ ... [xem thêm]

Mất ngủ có phải là nguyên nhân gây ra bệnh cao huyết áp?

(74)
Mối liên hệ giữa giấc ngủ và tăng huyết áp đã được hiểu rõ. Các nghiên cứu đã kiểm tra tác động của việc mất ngủ lên những người khỏe mạnh và ... [xem thêm]

3 rủi ro thường gặp nếu phụ nữ phải làm việc ca đêm khi mang thai

(36)
Theo một nghiên cứu tại Đan Mạch, phụ nữ làm việc ca đêm khi mang thai thường xuyên sẽ có nguy cơ sinh non và sẩy thai cao hơn 85% so với những người làm việc ... [xem thêm]

Cách nặn mụn đầu đen tại nhà không gây sẹo

(22)
Mụn đầu đen hình thành do bụi bẩn và dầu nhờn mắc kẹt trong lỗ chân lông, khiến chúng bị tắc nghẽn. Khi nhìn thấy một nốt mụn đầu đen, bạn sẽ muốn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN