Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Phương pháp điều trị bổ sung và thay thế cho bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng

(3.66) - 78 đánh giá

Tâm thần phân liệt hoang tưởng là một dạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Trong đó, bệnh nhân sẽ thường xuyên gặp ảo giác, ảo tưởng. Bệnh nhân cũng có những suy nghĩ và hành động kỳ quặc, làm suy yếu chức năng sống.

Tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh cao hơn trẻ em. Nguyên nhân gây tâm thần phân liệt cho đến nay vẫn chưa được xác định. Các chuyên gia chỉ có thể nhận định rằng đó là sự kết hợp của di truyền và môi trường sống.

Người bị tâm thần phân liệt hoang tưởng cần phải được điều trị suốt đời vì đây là căn bệnh mãn tính. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp cho quá trình chữa bệnh dễ dàng hơn rất nhiều.

Tổng quan về việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng

Thông thường, các chuyên gia sức khỏe tâm thần sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc chống loạn thần trong thời gian dài. Hiện nay, đây vẫn là phương pháp phổ biến nhất vì nó mang lại hiệu quả cao.

Quá trình điều trị cũng bao gồm trị liệu theo nhóm hoặc theo cá nhân, phục hồi chức năng và ổn định tâm lý. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị bổ sung và thay thế (CAM) cũng là một lựa chọn khả quan cho bệnh nhân.

Các thuật ngữ “bổ sung” và “thay thế” thường được sử dụng luân phiên với nhau, nhưng chúng lại mô tả hai kiểu điều trị khác nhau.

Trong đó, thuật ngữ “bổ sung” đề cập đến các phương pháp điều trị không chính thống được áp dụng song song với các phương pháp điều trị truyền thống. Phương pháp “thay thế” là các phương pháp tiếp cận không chính thống được sử dụng thay cho y học truyền thống.

Theo Healthline, thuốc chống loạn thần vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị các rối loạn tâm thần. Chính vì vậy, bệnh nhân cần có sự chỉ định của bác sĩ tâm thần trước khi áp dụng các phương pháp bổ sung và thay thế trong điều trị bệnh.

Điều trị bổ sung bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng với vitamin

Người bị tâm thần phân liệt thường có nồng độ axit folic trong máu hoặc vitamin B9 rất thấp. Vì vậy, việc cho họ uống bổ sung axit folic có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh.

Một số nhà nghiên cứu cũng cho rằng các vitamin B khác, bao gồm vitamin B12 và B6 cũng có thể mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân tâm thần phân liệt hoang tưởng. Theo đó, các nghiên cứu đã được tiến hành để xem xét hiệu quả trị bệnh khi kết hợp tất cả vitamin này lại với nhau.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, người bệnh cũng cần bổ sung vitamin C và E. Đồng thời, các nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm tra về mối liên hệ giữa sự thiếu hụt vitamin D ở những năm đầu đời và bệnh hoang tưởng.

Các chuyên gia sức khỏe tâm thần nhận định sẽ còn khá nhiều nghiên cứu nữa mới có thể chứng minh được tác động của vitamin với các vấn đề về thần kinh. Tuy nhiên, họ cũng không thể phủ nhận được những lợi ích của vitamin đối với sức khỏe tinh thần con người.

Glycine

Glycine là một khối protein khép kín (nó cũng được xem như một axit amin). Glycine hoạt động với glutamine để hỗ trợ chức năng não.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra glycine liều cao có thể làm tăng hiệu quả của thuốc chống loạn thần – loại thuốc chính được sử dụng để điều trị tâm thần phân liệt hoang tưởng. Trường hợp ngoại lệ, loại axit amin này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc clozapine.

Bên cạnh đó, glycine cũng có thể làm giảm các triệu chứng tiêu cực của tâm thần phân liệt như trầm cảm hoặc tình trạng “cảm xúc phẳng”. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định các lợi ích tiềm năng của glycine.

Bổ sung dầu cá trong điều trị tâm thần phân liệt hoang tưởng

Dầu cá có chứa lượng axit béo omega-3 dồi dào. Những chất dinh dưỡng trong dầu cá được biết là có khả năng làm giảm viêm trong cơ thể của bạn.

Trong đó, tình trạng viêm có tác động lớn đến nhiều bệnh tâm thần, bao gồm cả tâm thần phân liệt. Một nghiên cứu đã được tiến hành trên 81 người trẻ tuổi có nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt hoang tưởng cao. Kết quả, những người thường xuyên sử dụng thực phẩm bổ sung dầu cá ít có khả năng mắc bệnh này hơn. Đó là một kết quả đầy hứa hẹn cho các liệu pháp bổ sung sau này.

Chính vì vậy, một số bác sĩ vẫn khuyên người bệnh bổ sung dầu cá vào khẩu phẩn ăn hàng ngày.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với tinh thần của người bệnh. Theo đó, một chế độ ăn không chứa gluten có thể làm giảm các triệu chứng tâm thần phân liệt hoang tưởng. Gluten là thành phần có trong một số loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chế độ ăn uống cũng tạo ra sự khác biệt cho người bệnh. Các chuyên gia cho rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định xem có mối quan hệ nào giữa chế độ ăn uống và tâm thần phân liệt hoang tưởng hay không.

Chế độ ăn uống không nên được sử dụng để thay thế thuốc điều trị. Người bệnh cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi thực hiện những thay đổi lớn trong thực đơn hàng ngày.

Lưu ý khi áp dụng các phương pháp bổ sung trong điều trị tâm thần phân liệt hoang tưởng

Những phương pháp điều trị bổ sung và thay thế trên có tiềm năng trở thành lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân tâm thần phân liệt chỉ được thử các phương pháp mới khi có sự chỉ định của bác sĩ điều trị. Một số vitamin và chất bổ sung tự nhiên có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống loạn thần.

Hầu hết các liệu pháp thay thế và bổ sung đều chỉ mới có hiệu quả trên nhóm nhỏ. Nó cũng có thể cản trở quá trình điều trị và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Tâm thần phân liệt hoang tưởng là một căn bệnh phải điều trị lâu dài, người bệnh cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ và thận trọng khi xem xét các phương pháp điều trị mới. Nếu bạn nghi ngờ ai đó có các dấu hiệu của bệnh, hãy khuyên họ đến gặp các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh bị sa sút tinh thần nghiêm trọng.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Rối loạn bỏ nhà ra đi phân ly là chứng bệnh gì?

(92)
Áp lực và những căng thẳng gia tăng trong cuộc sống bộn bề ngày nay chính là tác nhân gây ra vô vàn căn bệnh về tâm lý, thần kinh. Đứng trước thực trạng ... [xem thêm]

Existential crisis: Đừng để khủng hoảng tồn tại khiến bạn chán đời!

(93)
Bạn có thể rơi vào khủng hoảng tồn tại hay còn gọi là existential crisis khi cảm thấy chán nản và mất định hướng trong suốt một thời gian dài. Existential ... [xem thêm]

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của người trầm cảm

(52)
Những yếu tố khiến trầm cảm nặng hơn gồm: tâm lý lo lắng, chấn thương hoặc dinh dưỡng. Trong đó, chế độ dinh dưỡng của người trầm cảm chiếm phần ... [xem thêm]

Bạn thật sự đã hiểu rõ về triệu chứng nghiện?

(92)
Khi nghe đến từ nghiện, hầu như mọi người đều nghĩ rằng đó là sự phụ thuộc vào một chất nào đó như thuốc hoặc rượu. Nhưng sự thật đó không phải ... [xem thêm]
Đang tải ...

5 thói quen giúp gắn kết gia đình giữa bố mẹ và con cái

(90)
Muốn hình thành bất kỳ mối quan hệ tốt đẹp nào, bạn cần có thời gian để xây dựng. Tương tự vậy, muốn gắn kết gia đình, tạo sợi dây liên kết với ... [xem thêm]

9 câu hỏi giúp bạn hiểu bản thân hơn

(73)
Có khi nào bạn cảm thấy buồn vì xung quanh chẳng có ai hiểu cho mình? Thay vì mong chờ được ai khác thấu hiểu, bạn nên dành thời gian giải đáp những câu ... [xem thêm]

Rối loạn nhân cách tránh né và những gì bạn cần biết

(20)
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 2.5% dân số thế giới mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né. Đây là một trong số những bệnh về rối loạn nhân cách làm ... [xem thêm]

8 thói quen của người luôn bất an ngăn cản bạn tìm thấy tình yêu

(94)
Nếu bạn thường có xu hướng ghen tuông hay lệ thuộc vào người khác, đây có thể là biểu hiện của người hay cảm thấy bất an. Vậy những thói quen của ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...