Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Quá trình cắt thực quản diễn ra như thế nào?

(3.83) - 92 đánh giá

Cắt thực quản được thực hiện để điều trị ung thư thực quản. Có hai loại cắt thực quản, tùy vào tình trạng ung thư, bác sĩ sẽ quyết định bạn nên thực hiện loại phẫu thuật nào.

Ung thư thực quản là ung thư xảy ra tại ống thực quản – một ống rỗng dài nối cổ họng với dạ dày. Thức ăn bạn nuốt sẽ đi qua thực quản đến dạ dày để được tiêu hóa.

Đối với bệnh ung thư thực quản giai đoạn I và giai đoạn II, phẫu thuật có thể loại bỏ ung thư và một số mô xung quanh. Đối với ung thư thực quản giai đoạn sau, phẫu thuật được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác như xạ trị và hóa trị.

Phẫu thuật cắt thực quản

Phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản. Thông thường, một phần nhỏ của dạ dày cũng bị cắt bỏ. Phần còn lại của thực quản được kết nối với phần còn lại của dạ dày. Thực quản mới được tái tạo bằng cách đưa một phần dạ dày lên ngực hoặc cổ. Trong một số trường hợp khi dạ dày không thể đưa lên được, một đoạn ruột có thể được sử dụng để lấp khoảng trống giữa dạ dày và phần còn lại của thực quản. Độ dài của thực quản được lấy ra phụ thuộc vào giai đoạn ung thư và vị trí của nó:

  • Khối u nằm ở phần dưới thực quản. Bác sĩ sẽ loại bỏ một phần dạ dày và một phần thực quản có chứa ung thư cùng với 20–15cm thực quản khỏe mạnh phía trên.
  • Khối u nằm ở phần trên hoặc phần giữa của thực quản. Hầu hết thực quản sẽ được cắt bỏ để đảm bảo loại bỏ đủ mô trên phần bị ung thư.

Quá trình cắt thực quản diễn ra như thế nào?

Cắt thực quản mở. Bác sĩ sẽ thực hiện một hoặc nhiều vết cắt lớn ở cổ, ngực hoặc bụng. Các cách tiếp cận khác nhau có thể được sử dụng trong phẫu thuật cắt thực quản mở bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt thực quản qua ngực: các vết rạch chính nằm ở bụng và ngực.
  • Cắt thực quản qua khe hoành: các vết rạch chính nằm ở bụng và cổ.
  • Các thủ thuật khác: các vết rạch được thực hiện ở cổ, ngực và bụng.

Cắt thực quản nội soi (xâm lấn tối thiểu). Đây là loại cắt thực quản thường được sử dụng để điều trị ung thư giai đoạn sớm, trong đó bác sĩ sẽ thực hiện các vết cắt nhỏ hơn thay vì những vết cắt lớn. Một máy ảnh nhỏ và các dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng sẽ được đưa vào qua các vết mổ này. Máy ảnh cho phép bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy mọi thứ trong quá trình phẫu thuật.

Nếu ung thư chưa lan đến phần khác của cơ thể ngoài thực quản, bệnh có thể được chữa khỏi bằng cách cắt bỏ thực quản và các hạch bạch huyết liền kề.

Phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết

Đối với cả hai loại cắt thực quản, các hạch bạch huyết liền kề cũng bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật. Sau đó, các hạch đó được kiểm tra trong phòng thí nghiệm xem chúng có chứa tế bào ung thư hay không. Nếu có, nghĩa là ung thư đã lan rộng. Lúc này bạn cần các phương pháp điều trị hậu phẫu khác như hóa trị hoặc xạ trị.

Các biến chứng sau cắt thực quản

Có một số rủi ro liên quan đến phẫu thuật thực quản, bao gồm:

  • Rủi ro ngắn hạn như: tác dụng phụ của gây mê, đau, chảy máu, cục máu đông trong phổi hoặc các cơ quan và các nhiễm trùng khác.
  • Các biến chứng phổi (như viêm phổi) phổ biến.
  • Thay đổi giọng nói.
  • Hình thành rò rỉ ở dạ dày nơi kết nối với thực quản.
  • Hình thành khe hẹp nơi dạ dày kết nối với thực quản có thể gây khó nuốt cho bệnh nhân.
  • Dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn chậm, dẫn đến buồn nôn và nôn thường xuyên.
  • Ợ nóng.

Phẫu thuật nhỏ

Bên cạnh các loại phẫu thuật phức tạp nhằm mục đích chữa bệnh ung thư thực quản, có những loại phẫu thuật nhỏ giúp tránh hoặc làm giảm các vấn đề do ung thư gây ra. Ví dụ, bác sĩ phẫu thuật có thể tiến hành một phẫu thuật nhỏ đặt một ống dài vào dạ dày giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân khi họ được yêu cầu không ăn hoặc uống trong một khoảng thời gian trước, trong hoặc sau khi cắt thực quản.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

6 lợi ích tuyệt vời của yến mạch cho bà bầu

(44)
Yến mạch được mệnh danh là “siêu thực phẩm” với sức khỏe. Thế nhưng, ít ai thật sự hiểu rõ những lợi ích của yến mạch cho bà bầu. Chế độ dinh ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên tiêm vắc xin nào để bảo vệ thai nhi?

(39)
Trong khoảng thời gian mang thai, sức đề kháng của chị em phụ nữ sẽ suy yếu. Mẹ bầu nên tiêm vắc xin nào để bảo vệ mẹ và thai nhi?Mang thai là thiên chức ... [xem thêm]

8 mẹo đơn giản giúp bé ngủ ngon

(92)
Bạn đang đau đầu vì bé không thể ngủ trọn giấc hàng đêm. Những mẹo bên dưới có thể giúp bé ngủ ngon hơn, và bạn sẽ có thêm thời gian chăm sóc cho bản ... [xem thêm]

Ăn no mà không lo béo phì

(15)
Tìm hiểu chungBệnh béo phì không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách ... [xem thêm]
Đang tải ...

Hậu sản là gì và 13 vấn đề mà bạn có thể gặp phải sau sinh

(97)
Có khá nhiều phụ nữ chưa biết hậu sản là gì cũng như các tình trạng từ nhẹ đến nghiêm trọng mà bản thân sẽ đối mặt sau khi sinh con. Quãng thời gian ... [xem thêm]

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì?

(64)
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ. Biết được những thực phẩm nào cho con ăn để mau hồi phục, thực ... [xem thêm]

Uống rượu, hút thuốc khi mang thai: Hại mẹ bầu lẫn thai nhi

(40)
Sử dụng thuốc lá và rượu bia có thể gây ung thư và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Hút thuốc lá và uống rượu bia trong khi mang thai lại càng nguy hiểm hơn ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Viện Bỏng Quốc gia

(62)
Viện Bỏng Quốc gia là viện đầu ngành bỏng trong cả nước, một trong hai bệnh viện thực hành của Học viện Quân y. Hiện nay, Viện Bỏng Quốc gia đã tích ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...