Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Đang tải ...
Loading ...

Quan hệ tình dục cũng lây bệnh ghẻ ngứa

(4.37) - 83 đánh giá

Bạn có biết ghẻ ngứa cũng có thể lây lan khi “yêu”? Hãy tìm hiểu triệu chứng của bệnh ghẻ ngứa và cách đối phó với ghẻ ngứa thông qua bài viết dưới đây.

Bệnh ghẻ ngứa là gì?

Bệnh ghẻ ngứa là tình trạng da bị ngứa do những con mạt nhỏ li ti sống và sinh sản ở lớp da ngoài cùng của người. Ngứa là triệu chứng do phản ứng của cơ thể dị ứng với con mạt này. Bệnh ghẻ ngứa thường lây lan dễ dàng từ người sang người. Ghẻ có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh sống, thu nhập và địa vị xã hội khác nhau.

Ghẻ ngứa có lây lan khi “quan hệ” không?

Bệnh lây qua đường tình dục không chỉ là những bệnh truyền nhiễm do virus hay vi khuẩn mà còn có thể là những bệnh da liễu bạn không ngờ tới. Ghẻ ngứa lây qua đường tình dục nguy hiểm ở chỗ một người có thể lây ghẻ ngứa ngay cả khi chưa phát triệu chứng (thời gian ủ bệnh) và bệnh không thể phòng tránh bằng biện pháp bảo vệ an toàn tình dục thông thường.

Con mạt ghẻ ngứa thường lây từ người sang người do tiếp xúc gần gũi, như ngủ chung giường hoặc chạm vào da ai đó. Mạt ghẻ cũng có thể lây lan do dùng chung khăn tắm, quần áo và vật dụng cá nhân khác. Nếu được điều trị, các con mạt ghẻ sẽ chết và cơn ngứa sẽ biến mất sau vài ngày đến vài tuần. Nhưng nếu không được điều trị, mạt ghẻ tiếp tục sinh sản dưới da, gây ra ngứa và đau rát nhiều hơn.

Triệu chứng của ghẻ ngứa là gì?

Bệnh ghẻ ngứa có hai triệu chứng chính, bao gồm:

  • Ngứa thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Trẻ em nhỏ và người già hơn thì có xu hướng ngứa nhiều nhất;
  • Hình thành các nốt, bọng nước nhỏ, sau đó bị vỡ ra ở trên bề mặt của da. Trẻ em có xu hướng bị phản ứng da nặng hơn so với người lớn.

Các triệu chứng thường có khả năng xảy ra ở:

  • Giữa các ngón tay và mặt phía trong lòng cổ tay;
  • Trên bề mặt ngoài của khuỷu tay và ở nách;
  • Xung quanh vòng eo và rốn;
  • Trên mông;
  • Xung quanh núm vú, đường áo ngực, và hai bên vú (ở phụ nữ);
  • Trên bộ phận sinh dục (ở nam giới).

Nếu bạn có nhiều vảy, lở loét, bạn có thể đang mắc dạng ghẻ hiếm gặp được gọi là ghẻ vảy hoặc ghẻ Na-uy.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn bị bệnh ghẻ ngứa, có thể mất vài tuần trước khi bạn bị ngứa và lở loét da. Nhưng nếu bạn đã từng bị ghẻ ngứa trước đó, các triệu chứng có thể sẽ bắt đầu sau vài ngày.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh ghẻ ngứa?

Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán ghẻ ngứa dựa trên các triệu chứng của bạn. Bệnh ghẻ ngứa sẽ rất dễ mắc phải nếu bạn đã tiếp xúc gần gũi với những người khác, mà những người này có các triệu chứng tương tự. Thỉnh thoảng bạn cần phải thực hiện sinh thiết da để xác nhận bệnh ghẻ ngứa. Bác sĩ sẽ lấy miếng da khô từ khu vực bị ảnh hưởng và nhìn dưới kính hiển vi để xem có dấu hiệu của mạt ghẻ.

Làm sao để trị bệnh ghẻ ngứa?

Bệnh ghẻ sẽ không tự biến mất. Để khỏi bệnh, và để tránh lây lan cho người khác, bạn cần phải sử dụng một loại kem đặc biệt hoặc thuốc rửa được bác sĩ kê toa. Những sản phẩm có chứa permethrin hoặc các thuốc khác. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc uống.

Hầu hết các loại kem hoặc thuốc rửa được thoa toàn cơ thể từ cổ trở xuống. Thuốc cũng có thể được áp dụng cho da đầu, mặt và cổ, tránh những vùng xung quanh miệng và mắt. Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên để thuốc trên da từ 8 đến 14 tiếng và sau đó rửa sạch nó.

Trẻ em thường có thể trở lại nhà trẻ hoặc đi học lại ở trường sau khi điều trị xong. Một số thuốc ghẻ ngứa không an toàn cho trẻ em, người già, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Để tránh tác dụng phụ nguy hiểm, hãy chắc chắn là làm theo hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận.

Nếu bạn bị ghẻ ngứa, bạn và bất cứ người nào bạn có tiếp xúc gần gũi phải được điều trị ngay cùng lúc. Điều này sẽ ngăn mạt ghẻ lây lan lui tới từ người này sang người khác. Cho đến khi bệnh ghẻ ngứa được điều trị dứt điểm, bạn nên tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai và không chia sẻ bất kỳ vật dụng cá nhân nào với người khác.

Để chắc rằng tất cả mạt ghẻ đều bị chết, bạn nên:

  • Giặt quần áo, ga trải giường, chăn gối và khăn tắm mà bạn sử dụng trong 3 ngày trước khi bắt đầu điều trị;
  • Dùng nước nóng, và sử dụng máy sấy ở chế độ nóng;
  • Một phương án khác là làm sạch khô các vật dụng này. Hoặc niêm phong chúng vào một túi nhựa từ 3-7 ngày;
  • Vệ sinh sạch sẽ và hút bụi cẩn thận phòng bạn và những phòng được sử dụng bởi người mắc bệnh ghẻ ngứa.

Sau khi điều trị, triệu chứng ngứa thường kéo dài thêm 2 đến 4 tuần. Sẽ mất rất lâu để cơ thể bạn vượt qua các phản ứng dị ứng gây ra bởi mạt ghẻ. Thuốc kháng sinh histamin (như Benadryl), các loại kem chứa steroid, hoặc trong trường hợp nặng, viên uống steroid có thể giúp làm giảm ngứa. Trước khi bạn sử dụng các loại thuốc này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cái nào là tốt nhất cho bạn (hoặc con của bạn).

Nếu bạn vẫn còn các triệu chứng sau 4 tuần, bạn có thể cần áp dụng phương pháp điều trị khác.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Ngoài ghẻ ngứa còn có nhiều bệnh lây qua đường tình dục mà bạn cần chú ý và phòng tránh.

Đánh giá:
Đang tải ...

Bài viết liên quan

Để ngực không bị chảy xệ khi cho con bú

(15)
Tùy thể trạng của từng người, bạn có thể gặp phải tình trạng ngực chảy xệ khi cho con bú. Thông thường, đôi gò bồng đảo sẽ trở lại như trước kia ... [xem thêm]

Vì sao bé thích bò lùi? Bí mật đã được bật mí

(62)
Đôi khi, bé thích bò lùi hơn bò tiến nhưng điều này lại hoàn toàn bình thường. Theo thời gian, con yêu sẽ dần khám phá ra cách để bò về phía trước.Bò lùi ... [xem thêm]

Thai nhi 17 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(82)
Sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổiThai nhi 17 tuần phát triển như thế nào?Em bé lúc này có kích thước của một củ cải, nặng khoảng 150g và dài khoảng ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và rượu bia: Ảnh hưởng thế nào đến đường huyết?

(23)
Đối với nhiều người, một ly rượu, bia sẽ chẳng gây hại gì cả. Tuy nhiên, với những người đang mắc vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, đồ ... [xem thêm]
Đang tải ...

Mách bạn cách phòng tránh bệnh cúm mà không cần tiêm ngừa

(76)
Cúm có thể lây lan và xảy ra theo mùa, tuy nhiên việc tiêm vắc xin cúm không có nghĩa rằng bạn sẽ hoàn toàn ngăn ngừa được chứng bệnh này.Bạn đã bao giờ ... [xem thêm]

Tầm quan trọng của sữa đối với trẻ sơ sinh

(15)
Nghiên cứu về khả năng nhận thức của em bé khi được cha mẹ trò chuyện được tiến hành bởi hai nhà tâm lý học đến từ Đại học New York và Đại học ... [xem thêm]

10 phương thuốc tự nhiên giúp chữa trị u xơ tử cung

(69)
Bạn đang bị những triệu chứng u xơ tử cung hành hạ? Hãy tham khảo và áp dụng ngay những phương thuốc tự nhiên chữa trị u xơ tử cung mà Hello Bacsi giới ... [xem thêm]

5 cách đơn giản giúp bạn khắc phục sần vỏ cam

(20)
Bạn có biết khoảng 85% phụ nữ trên 20 tuổi phải sống chung với tình trạng tụ mỡ dưới da hay còn gọi là sần vỏ cam (tên tiếng Anh cellulite)? Sần vỏ cam ... [xem thêm]
Đang tải ...

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN

Đang tải ...