Sau sinh ăn gì: 6 bí quyết dành cho mẹ ở cữ

(3.77) - 73 đánh giá

Bận rộn với cuộc sống chăm sóc con nhỏ những tháng đầu tiên sẽ khiến mẹ không thoải mái, đồng thời chiếm hết thời gian nghỉ ngơi và tập luyện thể thao của bạn. Bên cạnh đó, sau khi sinh, mẹ rất cần bổ sung thêm dinh dưỡng và năng lượng, thế nên việc chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe cũng là một vấn đề nan giải. Tuy nhiên, dù bận rộn chăm sóc bé yêu cỡ nào, các mẹ cần đặc biệt lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Nhằm giúp bạn có được bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, hãy cùng tham khảo những phương pháp ăn uống bổ sung năng lượng cho mẹ sau sinh dưới đây nhé.

Đổi mới bữa ăn sáng

Bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng một ly sinh tố trái cây cùng sữa chua và một bát cháo yến mạch nóng hổi hoặc đơn giản là trứng chiên dùng kèm với bánh sandwich. Trong bữa sáng, các mẹ nên hạn chế những thực phẩm chứa tinh bột xấu như đường, bánh kẹo, nước ngọt có ga… bởi vì việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến con người luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải và mất sức sống. Các mẹ nên thêm vào các thực phẩm như rau củ, các loại đậu, hạt… chứa những tinh bột tốt nhằm hỗ trợ thêm năng lượng hoạt động, giúp bao tử no lâu hơn, bên cạnh đó còn cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Chia bữa ăn thành những khẩu phần nhỏ

Thay vì dùng ba bữa một ngày, các mẹ có thể chia thành năm bữa ăn nhỏ nhằm duy trì năng lượng cho một ngày hoạt động và làm việc. Thêm vào đó, một cơ thể cân bằng năng lượng sẽ giảm đi nguy cơ về đường huyết và tim mạch hơn là một cơ thể lúc nào cũng suy kiệt, uể oải. Nếu các mẹ chưa quen dùng từng bữa nhỏ trong ngày, HelloBACSI sẽ gợi ý năm món ăn vặt tốt cho sức khỏe để các mẹ cùng trữ trong tủ lạnh: vài thanh kẹo chứa protein, một túi trái cây sấy khô, đậu phộng đóng hộp, chuối và cuối cùng là sữa chua.

Cân nhắc về việc giảm cân

Hầu hết các bà mẹ đều rất nóng lòng giảm cân ngay khi sinh xong. Tuy nhiên, trong thời kì hậu sản, người mẹ được khuyến cáo không nên nhịn ăn hoặc cắt giảm lượng calo vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con bú. Thêm vào đó, sữa mẹ thiếu hụt vitamin sẽ khiến bé không có đủ dinh dưỡng để phát triển cơ thể toàn diện về thể chất và tư duy. Do vậy, người mẹ cần nạp vào hơn 500 calo mỗi ngày để duy trì nguồn sữa dồi dào cho con.

Uống nhiều nước

Vào những tuần đầu sau khi sinh, nếu không uống đủ lượng nước thì cơ thể sẽ càng mau kiệt sức và uể oải hơn bình thường. Vì thế, các mẹ nên luôn nhớ mang theo 1 đến 2 chai nước bên cạnh mình. Bạn có thể giữ nước trong túi đồ, yên xe hoặc xe đẩy em bé khi ra ngoài đi dạo. Nếu vẫn còn đang cho con bú, lượng nước nạp vào cơ thể người mẹ cần gấp đôi với khoảng 4 lít trong một ngày. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế sử dụng nước ngọt có ga, cà phê và thức uống có cồn nhé.

Hạn chế đường và caffeine

Caffeine và đường tuy cung cấp một lượng lớn năng lượng giúp cơ thể tỉnh táo ngay lập tức nhưng lại là loại năng lượng rất nhanh bị đốt cháy sau một thời gian ngắn, con người càng thấy mệt mỏi hơn vì kiệt sức. Chất caffeine còn làm bé con khó ngủ và bứt rứt hơn nếu bé hấp thụ chất này qua sữa mẹ. Do đó, nếu quá thèm, các mẹ chỉ nên sử dụng 300 mg mỗi ngày, tương đương với 2 tách cà phê.

Bổ sung thêm trái cây

Các mẹ nên ăn nhiều loại trái cây giàu chất xơ như táo, cam, đào và lê để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ còn có tác dụng chống táo bón vì khi đi vào ruột, nó sẽ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài.

Theo truyền thống của ông bà ta, nhiều người quan niệm rằng thịt nạc, cháo chân giò… mới tốt cho thời kỳ hậu sản. Điều này không đúng, bạn chỉ cần kết hợp vài trái cây, chất tinh bột tốt, hạn chế caffeine và đường,… là cách ăn uống khoa học, bổ dưỡng cho mẹ và bé hơn cả. Duy trì những phương thức này lâu dài bạn sẽ có được một sức khỏe tốt, đồng thời có thể lấy lại vóc dáng sau khi sinh dễ dàng hơn đấy.

Bạn có thể xem thêm:

  • 9 lời khuyên dinh dưỡng để cải thiện sức khỏe phụ nữ
  • Giải mã lợi ích tuyệt vời của tảo nâu đối với sức khỏe
  • Những thực phẩm nào giúp bổ sung vitamin B6 cho cơ thể?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thận trọng sống chung với các dị ứng nguy hiểm

(81)
Định nghĩaBệnh dị ứng thức ăn (dị ứng thực phẩm) là gì?Dị ứng thức ăn hay dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể lầm tưởng ... [xem thêm]

Đái tháo đường ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu cần cẩn trọng!

(10)
Đái tháo đường thai kỳ là một rối loạn chuyển hóa có thể phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Nếu không được điều trị hay kiểm ... [xem thêm]

Viêm tuyến giáp Hashimoto

(91)
Tìm hiểu chungViêm tuyến giáp Hashimoto là bệnh gì?Viêm tuyến giáp Hashimoto là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, một tuyến nhỏ tại các cơ ... [xem thêm]

Người cô đơn: Đừng mãi thu mình vào vỏ ốc!

(96)
Người cô đơn thường có xu hướng thu mình lại như con ốc rụt vào vỏ, tách biệt với cộng đồng và có nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khỏe. Liệu có cách ... [xem thêm]

Lưu ý khi dùng thuốc Duphaston để điều trị rối loạn kinh nguyệt

(52)
Thuốc Duphaston dùng để điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt rất hiệu quả. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về loại thuốc này nhé.Duphaston là nhãn hiệu của ... [xem thêm]

Chất béo chuyển hoá

(14)
Chất béo chuyển hóa là gì? Chất béo chuyển hóa là một loại axit béo được tìm thấy trong các loại thực phẩm chúng ta ăn. Axit béo là một nguồn năng ... [xem thêm]

Tháp dinh dưỡng cân đối – bí quyết vàng cho sức khỏe dẻo dai

(32)
Tháp dinh dưỡng là kim tự tháp biểu diễn lượng thực phẩm tiêu thụ cần thiết, giúp bạn dễ dàng xây dựng chế độ ăn lành mạnh. Vậy xây dựng tháp dinh ... [xem thêm]

Bí quyết cho con ăn dặm an toàn và bổ dưỡng

(37)
Bạn có thể bắt đầu cho con ăn dặm bằng cách cho bé ăn trái cây hoặc rau quả. Cho tới khi bé được sáu tuổi, mục tiêu chính lúc này là để bé ăn càng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN