Sự hình thành khối u tiểu thùy

(4.07) - 20 đánh giá

Người dịch: Hoàng Thu Hà

Hiệu đính: BS. Ngô Minh Phúc – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội

Sự hình thành khối u tiểu thùy là gì?

Quá trình hình thành khối u tiểu thùy là bệnh lý lành tính (không phải ung thư).

Vú gồm các tiểu thùy (tuyến sản sinh ra sữa) và các ống dẫn sữa (các ống mang sữa tới núm vú). Tiểu thùy và ống dẫn sữa được bao quanh bởi mô tuyến, mô xơ và mô mỡ. Mô này tạo nên hình dáng và kích thước vú.

Khi xuất hiện quá trình hình thành khối u tiểu thùy, có sự gia tăng số lượng các tế bào trong tiểu thùy, cùng với sự thay đổi về vẻ ngoài và phản ứng của tiểu thùy.

Các loại hình thành khối u tiểu thùy

Dạng phổ biến nhất của hình thành khối u tiểu thùy là tăng sản tiểu thùy không điển hình (ALH) và Carcinoma tiểu thùy tại chỗ (LCIS). “Tại chỗ” nghĩa là những thay đổi chỉ xảy ra trong các tiểu thùy của vú và không ảnh hưởng đến mô vú xung quanh. ALH và LCIS được gọi là “sự hình thành khối u tiểu thùy kinh điển”.

Khi mô được xem xét dưới kính hiển vi, ALH và LCIS có thể nhìn thấy rất giống nhau. Đôi khi khó phân tách rõ hai trạng thái và trong trường hợp này nó sẽ được mô tả là sự hình thành khối u tiểu thuỳ.

Rất hiếm khi LCIS có thể được hình thành từ các tế bào bất thường hơn, lớn hơn. Hiện tượng này được gọi là carcinoma tiểu thùy đa hình tại chỗ (PLCIS). Để có thêm thông tin về PLCIS được điều trị như thế nào, đề nghị xem mục “Điều trị PLCIS’.

Bệnh ảnh hưởng đến ai?

Sự hình thành khối u tiểu thuỳ thường được thấy ở phụ nữ tuổi trong khoảng 40-50, nhưng cũng có thể thấy ở phụ nữ lớn tuổi hơn.

Bệnh cũng có thể thấy ở nam giới nhưng cực hiếm.

Khối u tiểu thùy được chẩn đoán thế nào

Khối u tiểu thùy thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc không thấy được trên phim chụp nhũ ảnh.

Nó thường được phát hiện ra trong khi thực hiện sinh thiết hoặc xét nghiệm khác vì có triệu chứng hoặc thay đổi khác ở vú. Ví dụ, khi vôi hóa (các đốm vôi nhỏ) được phát hiện trên phim chụp nhũ ảnh.

Điều trị ALH và LCIS (sự hình thành khối u tiểu thùy kinh điển)

Không có điều trị chuẩn cho hình thành khối u tiểu thùy. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thảo luận các lựa chọn điều trị với bạn dựa trên từng trường hợp.

Nếu hình thành khối u tiểu thùy được chẩn đoán bằng sinh thiết lõi thì bác sĩ có thể đề nghị lấy ra thêm mô từ khu vực tìm thấy khối u tiểu thùy, để tìm xem liệu có bất kỳ tế bào ung thư nào ở khu vực này không. Việc này có thể thực hiện bằng cách sau:

  • Sinh thiết cắt bỏ – một mẫu mô vú được lấy ra và quan sát dưới kính hiển vi
  • Sinh thiết cắt bỏ có hỗ trợ bởi chân không – một vài mẫu mô được lấy ra bằng cách dùng đầu dò rỗng được nối với một dụng cụ hút chân không
  • Sinh thiết lõi – một kim rỗng được sử dụng để lấy ra một mẫu mô vú.

Cũng có thể dùng phim chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm để giúp nhận diện khu vực có hình thành khối u tiểu thùy. Nhóm bác sĩ điều trị sẽ thảo luận với bạn về thủ thuật nào tốt nhất cho bạn.

Phụ thuộc vào từng trường hợp mà một số bác sĩ chuyên khoa có thể khuyến nghị liệu pháp nội tiết (xem phần “Nguy cơ ung thư vú trong tương lai).

Điều trị PLCIS

Nếu sinh thiết cho thấy có PLCIS, thì bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để loại bỏ mô vú đó đến khi diện cắt là mô vú lành, do loại khối u tiểu thùy này có nguy cơ ung thư vú cao hơn. Phẫu thuật sẽ cho thấy liệu có bất kỳ tế bào ung thư nào trong mô không, và liệu tất cả các PLCIS đã được loại bỏ chưa.

Thông thường PLCIS được điều trị giống như ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (nội ống) (DCIS), là một loại ung thư vú. Có thể cân nhắc xạ trị hoặc liệu pháp nội tiết. Bạn có thể tìm thấy thêm thông tin về DCIS trong quyển Ung thư biểu mô ống tuyến vú tại chỗ (DCIS).

Nguy cơ ung thư vú trong tương lai

Hầu hết các phụ nữ bị chẩn đoán ALH hoặc LCIS sẽ không bao giờ bị ung thư vú. Tuy nhiên phụ nữ bị chẩn đoán ALH và LCIS có nguy cơ phát triển ung thư vú bên còn lại hơi cao hơn so với những người khác trong cộng đồng

Phụ nữ bị chẩn đoán PLCIS có nguy cơ phát triển ung thư vú hơi cao hơn những người bị ALH hoặc LCIS.

Nguy cơ của từng người phụ thuộc vào một vài yếu tố, mà bác sĩ chuyên khoa có thể thảo luận với bạn.

Liệu pháp nội tiết

Nghiên cứu cho thấy rằng điều trị khối u tiểu thùy ở phụ nữ bằng tamoxifen có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc lợi ích của uống tamoxifen so với các nguy cơ và tác dụng phụ của thuốc này. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thảo luận với bạn nếu bạn lựa chọn phương pháp này.

Theo dõi

Việc hình thành khối u tiểu thùy làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển ung thư vú trong tương lai. Mặc dù hầu hết phụ nữ bị chẩn đoán có hình thành khối u tiểu thùy không phát triển ung thư vú, bác sĩ chuyên khoa vẫn thường khuyến nghị chụp nhũ ảnh hàng năm để theo dõi cho tới 5 năm sau đó, để có thể phát hiện bất kỳ thay đổi nào càng sớm càng tốt. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thảo luận phương pháp theo dõi tốt nhất cho bạn.

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác về ung thư vú như là tiền sử gia đình nhiều người mắc ung thư vú, thì có thể khuyến nghị chụp cộng hưởng từ (MRI).

Hiếm nữa là phụ nữ chọn cách cắt bỏ cả hai vú để giảm nguy cơ, có hoặc không tái tạo vú. Họ làm thế vì có tiền sử gia đình nhiều người mắc ung thư vú hoặc họ cảm thấy họ không thể đối phó với bệnh mà không chắc chắn và lo lắng về việc mắc khối u tiểu thùy.

Tài liệu tham khảo

https://breastcancernow.org/sites/default/files/publications/pdf/bcc126_lobular_neoplasia_2019_web.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Ngô Minh Phúc
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U mô đệm đường tiêu hóa (GIST) – Các yếu tố nguy cơ

(61)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

Bệnh ghép chống chủ do truyền máu

(59)
Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Bệnh ghép chống chủ do truyền máu là gì? Bệnh ghép chống chủ (GVHD) do truyền ... [xem thêm]

Thanh thiếu niên: Câu hỏi dành cho nhóm chăm sóc sức khoẻ

(68)
Biên dịch: Phạm Từ Minh Phương Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 9 – Bạn có thể làm gì để giúp đỡ bố mẹ

(35)
Biên dịch: Võ Trần Ngọc Y Lý Hiệu đính: Trần Vĩnh Phú, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được chấp thuận bởi Ban ... [xem thêm]

Chậm lành vết thương trong bệnh ung thư

(70)
Chậm lành vết thương là gì? Chậm lành vết thương xảy ra khi vết thương hoặc vết rách trên da mất nhiều thời gian hơn bình thường để lành. Trong thời gian ... [xem thêm]

Tác dụng phụ dài hạn của điều trị ung thư

(53)
Biên dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Nhiều người đã điều trị ung thư có nguy cơ phát triển các tác dụng phụ dài hạn. ... [xem thêm]

Viêm tụy di truyền

(88)
Biên dịch: Nguyễn Đình Thắng Hiệu đính: Nguyễn Thị Quỳnh Thơ Viêm tụy di truyền là gì? Viêm tụy di truyền (VTDT) là một tình trạng liên quan đến viêm ... [xem thêm]

Ung thư thận: Các loại điều trị

(16)
Biên dịch: Phạm Trường Đăng Minh Hiệu đính: BS. Nguyễn Tiến Đồng Được phê duyệt bởi Ban biên tập Cancer.Net, 08/2019 TRONG BÀI VIẾT NÀY NÀY: Bạn sẽ tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN