Sốt

(4.25) - 89 đánh giá

Tìm hiểu chung

Sốt là bệnh gì?

Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Nhiệt độ cơ thể chúng ta không bằng nhau ở các thời điểm trong ngày, thường là cao hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vượt quá 38oC, bạn đã bị sốt.

Sốt thường xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với sự nhiễm khuẩn như virus cảm cúm hoặc cảm lạnh, vi khuẩn viêm họng, viêm gây ra do tổn thương mô hoặc bệnh tật.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của sốt là gì?

Những triệu chứng thường gặp của sốt là:

  • Cảm thấy lạnh khi mọi người xung quanh không cảm thấy thế
  • Run
  • Da sờ thấy nóng
  • Đau đầu
  • Chán ăn
  • Mất nước
  • Trầm cảm
  • Khó tập trung
  • Buồn ngủ
  • Đổ mồ hôi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Sốt trên 40oC và không thể hạ sốt bằng thuốc thông thường
  • Cơn sốt kéo dài hơn 48 hoặc 72 giờ đồng hồ
  • Đang mắc phải các tình trạng bệnh nghiêm trọng như vấn đề về tim, tiểu đường hoặc xơ nang
  • Phát ban hoặc có vết bầm tím
  • Các triệu chứng khác như đau họng, đau đầu hoặc ho.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra sốt?

Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc bệnh. Sốt thường xảy ra do:

  • Cảm cúm, viêm họng, thủy đậu hoặc viêm phổi
  • Phản ứng phụ của một số loại thuốc
  • Tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời
  • Sốc nhiệt
  • Bệnh khớp dạng thấp – trong bệnh xơ nang gây sưng và đau khớp, mô xung quanh khớp và các cơ quan của cơ thể
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Rối loạn hormone như bệnh cường giáp
  • Mọc răng ở trẻ nhỏ.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị sốt?

Sốt ở người lớn rất phổ biến và được xem như là một phần quan trọng của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Sốt thường ảnh hưởng tới nữ giới nhiều hơn nam giới. Bất kì ai cũng có thể bị sốt ở một thời điểm nào đó.

Tuy nhiên, khi nhiệt độ cơ thể tăng lên quá cao có thể gây nguy hiểm cho bạn và dẫn tới bệnh tình nghiêm trọng. Trẻ em khi bị sốt nên được chăm sóc và theo dõi cẩn thận. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị sốt?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị sốt, chẳng hạn như:

  • Độ tuổi. Trẻ em thường dễ bị sốt vì hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Thông thường, trẻ mẫu giáo và tiểu học thường bị cảm khoảng 10 lần một năm với triệu chứng thường gặp nhất đó là tăng nhiệt độ cơ thể.
  • Sự tiếp xúc. Tiếp xúc với người đang bị bệnh thường xuyên làm tăng nguy cơ bị lây khuẩn và sốt.
  • Đồ ăn thức uống. Nước uống và thức ăn không đảm bảo vệ sinh có thể gây nhiễm trùng và sốt.
  • Hệ miễn dịch yếu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán sốt?

Chẩn đoán sốt khá rõ ràng chỉ bằng cách đo nhiệt độ cơ thể bệnh nhân. Bạn bị sốt nếu:

  • Nhiệt độ trong miệng cao hơn 37,7oC
  • Nhiệt độ trực tràng (hậu môn) hơn 37,5 – 38oC
  • Nhiệt độ dưới cánh tay hoặc sau tai cao hơn 37,2ºC

Khi đo nhiệt độ, bạn cần phải đảm bảo cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi vì các hoạt động có thể làm cơ thể nóng lên.

Những phương pháp nào dùng để điều trị sốt?

Cách điều trị sốt đa dạng tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt:

  • Với dạng sốt gây ra do nhiễm khuẩn như viêm họng, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh.
  • Đối với sốt gây ra do virus như cảm lạnh, người bệnh có thể dùng thuốc kháng viêm không chứa steroid như paracetamol (Tylenol®) hoặc naproxen (Aleve®) để làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Khi sốt, bạn thường bị đổ mồ hôi rất nhiều. Vậy nên bổ sung nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước là rất quan trọng. Mặc dù các loại thuốc không kê đơn thường rất phổ biến và hữu dụng, nhưng chúng không giúp điều trị bệnh gây ra bởi nhiệt độ cao hoặc tập luyện quá sức. Vì thế, nếu bạn bị sốc nhiệt, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Trẻ em và trẻ vị thành niên không nên uống thuốc aspirin vì uống quá nhiều aspirin có thể dẫn đến hội chứng Reye.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của sốt?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh tốt có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và virus phát triển, bao gồm: rửa tay trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Bất kỳ ai khi bị nhiễm trùng cũng nên tránh tiếp xúc với người khác trong một thời gian để hạn chế virus lây lan. Người chăm sóc bệnh nhân nên thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà bông.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Việc làm vườn mang lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ

(32)
Làm vườn không chỉ tô điểm cho ngôi nhà của bạn thêm rạng rỡ mà còn có phép màu giúp bạn khỏe mạnh hơn. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh ... [xem thêm]

Mách bạn 10 mẹo đi máy bay để có chuyến du lịch như ý

(54)
Nếu lần đầu du lịch bằng máy bay, bạn có thể sẽ gặp không ít khó khăn. Do đó, để có chuyến du lịch như ý, bạn sẽ cần vận dụng các mẹo đi máy bay ... [xem thêm]

Mách bạn cách sống sót qua mùa nắng nóng

(44)
Thời tiết mùa nắng nóng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cơ thể. Hãy tham khảo các cách sau để chống chọi qua tiết trời oi bức này bạn nhé.Thời ... [xem thêm]

11 lợi ích sức khỏe khi bạn tắm buổi sáng

(21)
Bạn có thể tắm buổi sáng như một cách để khởi động ngày mới. Vậy thói quen tắm vào buổi sáng có tốt không? Thực tế, thói quen tắm buổi sáng không ... [xem thêm]

5 thói quen vệ sinh có hại bạn nên tránh

(87)
Bạn thường cập nhật điện thoại khi đi toilet, sử dụng xà phòng bánh và dùng chung khăn tay với người thân? Đây là những thói quen vệ sinh có hại có thể ... [xem thêm]

5 bí quyết tận hưởng Giáng sinh thân thiện với môi trường

(41)
Mùa lễ hội cuối năm mang đến không khí rộn ràng nhưng lại đi kèm với hóa đơn tiền điện cao ngất ngưởng, lượng quần áo cũ chồng chất và số túi nhựa ... [xem thêm]

Đạp đinh bị nhức, phải làm sao để vết thương nhanh lành?

(91)
Vết thương từ việc đạp đinh có thể bị nhiễm trùng hoặc những biến chứng khác nếu không được xử lý đúng cách. Nếu đạp định bị nhức, bạn phải ... [xem thêm]

Ong đốt có thể gây sưng tới 24 giờ

(85)
Trẻ em thường bị đốt bởi ong mật, ong nghệ, ong bắp cày, ong vò vẽ giấy hoặc ong vàng. Hơn 95% các vết đốt được gây ra bởi ong vàng. Chúng thường gây ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN