Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ

(4.43) - 100 đánh giá

Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, miếng dán hạ sốt rất dễ tìm thấy ở các hiệu thuốc và được nhiều bà mẹ chuộng dùng vì tiện lợi. Hầu như trẻ nào đến khoa khám cũng đều dán một miếng ở trên.

“Miếng dán hạ sốt thực chất là miếng dán lạnh. Với biện pháp đắp lạnh để hạ được sốt thì phải đắp gần như toàn thân. Việc này rất khó thực hiện, nhất là trong mùa lạnh. Trong khi đó Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo không sử dụng biện pháp chườm lạnh để hạ sốt cho trẻ”, PGS – TS Dũng nói.
Theo đó, nghiên cứu cho thấy các biện pháp chườm lạnh tại chỗ, nếu chỉ chườm từng vùng (trán, nách..) thì thấy không có tác dụng hạ sốt mà có hai yếu tố bất lợi.

Thứ nhất, nó khiến trẻ khó chịu thêm. Nhiều trẻ thấy sợ miếng dán lạnh, mỗi lần bị dán lên trán là lập tức khóc inh ỏi, đòi vứt đi.

Thứ hai, với những trẻ bị viêm phổi khi sử dụng phương pháp chườm lạnh lại làm tăng việc sử dụng ôxy khiến bệnh phổi nặng thêm.

“Quan điểm của riêng tôi là không nên sử dụng các loại khăn lạnh. Thuận lợi là dán được vào, có thể ngay lúc đó trẻ thấy dễ chịu nhưng nếu dán 6-8 giờ thì rất nguy hiểm”, tiến sĩ Dũng nói.

Lý giải điều này, theo tiến sĩ, cơ chế của cơ thể là hạ nhiệt bằng cách thoát nhiệt qua da bằng bốc hơi. Nếu dán một miếng ở trên trán trong một thời gian dài, cơ thể sẽ mất một khoảng da không trao đổi khí, khó bốc hơi ra bên ngoài làm nhiệt độ không hạ được.

Bên cạnh đó, các thành phần của miếng dán nếu thấm qua da thì rất nguy hiểm, một số trẻ có thể bị dị ứng với các thành phần trong đó. Chẳng hạn như menthol là tinh dầu bạc hà, có tích kích ứng mạnh. Các bác sĩ không khuyến khích dùng cho trẻ vì da bé rất nhạy cảm nên dễ gây kích ứng da, đôi khi có thể ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Tài liệu tham khảo

https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/541927536004771

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cơn ho gà ở trẻ

(74)
Đặc điểm cơn ho Trẻ ho từng cơn không thể kiềm chế lại được, ho liên tục, ho rũ rượi đến tím tái mặt mày, thậm chí có thể ngừng thở, tử vong trong ... [xem thêm]

Đối tượng và tần suất tẩy giun tại cộng đồng

(34)
Đối tượng Chỉ định: lứa tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên. Chống chỉ định: Người đang mắc bệnh cấp tính, đang sốt >38,5° C Đang bị một số bệnh mãn ... [xem thêm]

Dùng kháng sinh có tăng nguy cơ gây hen suyễn cho trẻ?

(60)
Câu hỏi Chào anh chị.gần đây em có đọc được thông tin dùng kháng sinh gây tăng nguy cơ hen suyễn cho trẻ? Em rất mong anh chị giải đáp vì không có nguồn tin ... [xem thêm]

Vai trò của các thuốc ngừa co giật

(66)
Các thuốc phòng ngừa cơn co giật có thể làm giảm được nguy cơ tái phát co giật lành tính do sốt. Nhưng hầu hết các cơn co giật này là lành tính, yếu tố ... [xem thêm]

Một số lưu ý về bệnh thủy đậu

(79)
Nguyên nhân Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Thường xảy ra theo mùa, hay gặp ở trẻ em đi học. Biểu hiện Sốt hoặc là không sốt. Ban trên da: Đa ... [xem thêm]

Kháng sinh không phải thuốc độc

(34)
Nhiều mẹ không muốn dùng kháng sinh cho con? Mấy ngày hôm trước tôi có khám cho 1 trẻ bị viêm tai giữa cấp 2 bên, màng nhĩ căng phồng ứ mủ bên trong, bé đau ... [xem thêm]

Hướng dẫn điều trị tiêu chảy trẻ em cấp tại nhà

(60)
Đại đa số tiêu chảy cấp ở trẻ em là do siêu vi đường ruột, bệnh tự giới hạn trong vòng 1 tuần lễ, không bao giờ kéo dài quá 2 tuần. Điều trị tại ... [xem thêm]

Cha mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ đi chích ngừa

(60)
Chích ngừa hẳn là một sự kiện tương đối trọng đại không những của bản thân bé mà của cả cha mẹ, bao nhiêu lo âu, hồi hộp trước tiêm. Không biết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN