Sự thật về carbohydrate (carbs), chất xơ và bệnh tiểu đường

(4.41) - 67 đánh giá

Biên dịch:Nguyễn Thị Hồng Nhung

Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường

Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường

Khi theo dõi chế độ ăn kiêng dành cho người bị tiểu đường, bạn sẽ phải chú ý đến carbohydrate (carbs), vì chúng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn nhanh hơn protein, hoặc chất béo.

Carbs có trong đồ ngọt, trái cây, sữa, sữa chua, bánh mì, ngũ cốc, gạo, các loại mì ý, khoai tây, và các loại rau khác. Bạn nên đo lượng carbs hấp thụ từ những thứ bạn ăn hoặc uống, và chia đều chúng giữa các bữa ăn để cho phù hợp với lượng insulin có sẵn từ cơ thể hoặc từ thuốc. Nếu lượng carbs nhiều hơn mức insulin có thể xử lý, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng lên. Nếu bạn ăn quá ít carbohydrate, lượng đường trong máu của bạn có thể sẽ giảm quá thấp.

Để đo lường lượng carbohydrate hấp thụ, bạn nên chọn sản phẩm có nhãn mác và sử dụng thông tin về lượng carbohydrate tính bằng gram trên nhãn để phù hợp với kế hoạch khẩu phần ăn của bạn.

Đếm lượng carbs rất hữu ích cho những người đang sử dụng insulin hoặc sử dụng máy bơm insulin, cũng như muốn linh hoạt và đa dạng hóa hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Bạn nên linh hoạt chế độ ăn theo lượng và loại insulin bạn được kê đơn và đang sử dụng.

Nếu không muốn sử dụng phương pháp đo lường carbs, bạn có thể sử dụng thực phẩm dành cho người bệnh tiểu đường để thay thế. Hãy hỏi bác sĩ của bạn hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên về cách sử dụng những loại thực phẩm này cho phù hợp.

Tác dụng của chất xơ

Tác dụng của chất xơ đối với bệnh nhân tiểu đường như thế nào?

Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nó cũng giúp bạn giảm lượng cholesterol “xấu” (LDL).

Phần lớn người Mỹ đều cần nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống của họ. Trung bình người Mỹ chỉ nhận được khoảng một nửa chất xơ cần thiết hàng ngày.

Đa phần chất xơ có từ thực phẩm thực vật, vì vậy hãy lên kế hoạch ăn nhiều thực phẩm sau:

  • Rau quả tươi
  • Đậu khô và đậu Hà Lan
  • Bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và bánh quy giòn
  • Gạo lứt, gạo nâu
  • Sản phẩm từ cám gạo
  • Các loại hạt

Mặc dù lấy chất xơ từ các nguồn thực phẩm là rất tốt, bạn cũng nên bổ sung chất xơ từ viên uống giúp bạn có được chất xơ cần thiết hàng ngày. Ví dụ như viên chứa psyllium và methylcellulose.

Tăng lượng chất xơ giúp ngăn ngừa chướng hơi và chuột rút. Đồng thời, nó cũng giúp tăng lượng nước mà bạn uống.

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/diabetes/guide/understanding-carbohydrates-fiber

Biên dịch - Hiệu đính

BS. Nguyễn Thị Ngọc Phương
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Sự tăng cân ảnh hưởng đến cơ thể của bạn như thế nào?

(21)
Bạn sẽ trải qua một vài sự thay đổi ngay cả khi bạn không mong đợi. Số cân nặng mà bạn nhìn thấy mới chỉ là một nửa của “câu chuyện”. Bạn cũng ... [xem thêm]

Bệnh tiểu đường và nhiễm trùng: Các dấu hiệu để nhận biết

(40)
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Lượng đường trong máu và trong mô cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ... [xem thêm]

Sự thật về carbohydrate (carbs), chất xơ và bệnh tiểu đường

(67)
Biên dịch:Nguyễn Thị Hồng Nhung Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường Khi theo dõi chế độ ăn kiêng dành cho người bị ... [xem thêm]

Để việc tập thể dục an toàn cho người tiểu đường

(96)
Nếu bạn bị tiểu đường, tập thể dục là một trong những điều tốt nhất để cải thiện sức khỏe. Thể dục cải thiện sự nhạy cảm với insulin, giúp ... [xem thêm]

10 động tác tập cơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

(77)
Tại sao phải tập thể lực và tăng sức cơ? Khi bị bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường), bạn biết việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Bài ... [xem thêm]

6 lời khuyên về chăm sóc da cho người bệnh tiểu đường

(67)
Bệnh tiểu đường khiến bạn tăng nguy cơ bị các vấn đề về da, nhưng bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp để giữ làn da khỏe mạnh. Những lời khuyên ... [xem thêm]

9 câu hỏi người bị bệnh tiểu đường nên hỏi bác sĩ khi đi khám bệnh

(56)
Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy sử dụng thời gian khám bệnh một cách hữu ích nhất. Mỗi lần bạn đến gặp bác sĩ, hãy hỏi bác sĩ những câu hỏi ... [xem thêm]

Xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống

(88)
Xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống đo khả năng cơ thể sử dụng một loại đường, gọi là glucose, mà cơ thể sử dụng như nguồn năng lượng chính. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN