Sụp mí mắt do đâu?

(3.6) - 34 đánh giá

Một số tác động có thể ảnh hưởng đến mắt của bạn và làm cho mí mắt bị sụp xuống. Tình trạng này được gọi là chứng sa mí mắt. Hầu hết bệnh này vô hại và có thể điều trị được. Ngay cả những em bé bị tật sa mí mắt bẩm sinh vẫn trị được bằng các tiểu phẫu nhỏ và đơn giản.

Tuy bệnh vô hại nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua, vì cả mí mắt trên và dưới đều rất quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi bị thương. Chúng giúp kiểm soát ánh sáng đi vào mắt và ngăn cho mắt không bị khô.

Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến của bệnh sa mí mắt và các cách để khắc phục.

Sa mí mắt bẩm sinh

Tật sa mí mắt bẩm sinh có thể điều trị được, nhưng phải điều trị kịp thời.

Một đứa trẻ sẽ không phát triển thị lực bình thường nếu mí mắt bị cản trở. Khi trẻ nhìn thấy màu sắc và ánh sáng, nó kích thích tất cả các dây thần kinh võng mạc và não phát triển để thiết lập tầm nhìn sau này của trẻ.

Sa mí mắt bẩm sinh không được điều trị có thể dẫn đến nhược thị, loạn thị và lác mắt. Tiến hành phẫu thuật tăng cường cơ mí mắt có thể ngăn ngừa biến chứng.

Dây thần kinh bị tổn thương

Tổn thương thần kinh do chấn thương mí mắt hoặc do các bệnh gây ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh cũng có thể khiến mí mắt của bạn bị sụp.

Hội chứng Horner là một trong những nguyên nhân gây sụp mí mắt. Hội chứng Horner là một hội chứng hiếm gặp xảy ra khi các dây thần kinh đi từ não đến mắt và mặt bị hư hỏng. Hội chứng Horner thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của mặt.

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát và huyết áp cao cũng gây tổn thương thần kinh dẫn đến sụp mí mắt. Vì vậy, sụp mí mắt được xem là một triệu chứng quan trọng để chuẩn đoán và điều trị bệnh.

Gặp vấn đề về cơ

Chuyển động của mí mắt được kiểm soát chủ yếu bởi ba cơ, trong đó quan trọng nhất là cơ nâng mí. Bất cứ điều gì ảnh hưởng đến các cơ này cũng có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của mí mắt.

Một nguyên nhân khác gây ra sụp mí mắt là bệnh loạn dưỡng cơ mắt (OPMD). OPMD là một loại loạn dưỡng cơ ảnh hưởng không chỉ đến chuyển động của mắt mà còn vấn đề nuốt và thậm chí đến một số cơ bắp ở chân tay. Một bệnh khác là liệt cơ mắt (CPEO) thường gây sụp mí ở cả hai mắt.

Lão hóa

Mí mắt rũ xuống là một hậu quả không thể tránh khỏi của sự lão hóa. Nó được gọi là sụp mi do thần kinh hoặc lão suy.

Phẫu thuật để mắt trở lại như ban đầu, ngoài vấn đề về thẩm mỹ làm đẹp còn giúp duy trì thị lực cho những người cao tuổi.

Phẫu thuật

Khi thực hiện các loại phẫu thuật mắt khác nhau cũng dẫn đến các biến chứng gây sụp mi mắt, được gọi là sa mí mắt sau phẫu thuật.

Sa mí mắt thường là biến chứng của các cuộc phẫu thuật đục thủy tinh thể, phẫu thuật khúc xạ (Lasik) và phẫu thuật tăng nhãn áp. Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên do tại sao gây sụp mí mắt sau phẫu thuật. Dù vậy, cũng có một số nghiên cứu cho biết có thể là do các loại dụng cụ và thuốc gây mê được sử dụng trong phẫu thuật.

Bệnh nhược cơ

Đây là một bệnh tự miễn hiếm gặp gây ảnh hưởng đến các cơ bắp và dây thần kinh dẫn đến yếu cơ. Trong nhược cơ, các kháng thể thường chống lại virus và ngăn chặn các tế bào cơ nhận tín hiệu do các tế bào thần kinh gửi đi. Sụp mí mắt thường là triệu chứng ban đầu của tình trạng này.

Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác của cơ thể. Không có cách chữa trị, nhưng thay đổi lối sống và thuốc men có thể kiểm soát được tình trạng nhược cơ.

Ung thư

Mặc dù các khối u bên trong mắt sẽ không ảnh hưởng đến mí mắt, tuy nhiên, ung thư xung quanh hoặc bên ngoài mắt có thể ảnh hưởng đến các cơ nâng và hạ mí mắt của bạn. Nó bao gồm các khối u dọc theo dây thần kinh, dọc theo các động mạch cung cấp cho mắt, hoặc trong các cơ kiểm soát mắt của bạn.

Tìm đến bác sĩ nhãn khoa bất cứ khi nào bạn nhận thấy có gì đó bất ổn với mí mắt, đặc biệt là khi tình trạng xấu đi nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài giờ kèm theo các triệu chứng khác như yếu ở tay, chân, đau đầu nghiêm trọng hoặc hoa mắt.

Cách khắc phục sụp mí mắt

Điều trị sụp mi chủ yếu bằng phẫu thuật, căn cứ vào mức độ sụp mi và khả năng hoạt động của cơ nâng mi. Nếu tình trạng sụp mi chỉ ở mức độ vừa phải thì chỉ cắt bỏ phần da mi trên dư thừa. Nếu bị sụp mi nhiều, ngoài việc cắt bỏ phần da mi trên dư thừa còn phải can thiệp vào phần cơ nâng mi, đơn giản nhất là làm ngắn cơ nâng mi và cắt bỏ một phần cơ vòng mi.

Tùy theo phương pháp phẫu thuật mà sự hồi phục hình dạng mi có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Tiêm botox và các chất làm đầy khác có thể làm căng da mí mắt giúp cải thiện chứng sa mí mắt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 tác hại không ngờ của các trò chơi điện tử bạo lực đối với trẻ nhỏ

(11)
Ngoài việc mang đến yếu tố giải trí, trò chơi điện tử bạo lực còn ảnh hưởng đến sự phát triển tính cách của trẻ theo hướng tiêu cực. Bố mẹ hãy ... [xem thêm]

Hay bị ù tai: Những thực phẩm nên và không nên ăn

(26)
Khi bạn hay bị ù tai, một số thực phẩm có thể giúp cải thiện triệu chứng. Ngược lại, một số khác có thể khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Tình ... [xem thêm]

6 tác dụng phụ của thuốc tránh thai bạn không ngờ tới

(32)
Thuốc ngừa thai có thể gây ra những tác dụng phụ bất thường, từ các vấn đề về thị lực đến chứng đau nửa đầu. Vậy bạn cần làm gì nếu những tác ... [xem thêm]

Sốt cỏ khô khác với cảm sốt thông thường như thế nào?

(13)
Sốt cỏ khô, còn gọi là viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa. Triệu chứng của bệnh thường theo mùa, có nghĩa vào mùa lượng phấn hoa càng nhiều thì bạn ... [xem thêm]

Thiếu máu? Bổ sung ngay vitamin B12 và axit folic

(27)
Có nhiều yếu tố khác nhau mà có thể gây ra thiếu máu và một trong số chúng là thiếu sắt. Thiếu máu có nghĩa là bạn có ít hồng cầu hơn bình thường hoặc ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác

(83)
Biết nói là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ biết nói, bạn hãy là người thầy đầu tiên giúp con phát triển ... [xem thêm]

Thuốc ho và những điều bạn cần biết

(31)
Để điều trị ho, thuốc ho thường là lựa chọn đầu tiên của nhiều người. Có rất nhiều dạng thuốc ho trên thị trường. Tùy vào tình trạng mỗi người ... [xem thêm]

5 bí quyết đi vào giấc ngủ nhanh chóng

(50)
Biên dịch: Nguyễn Tấn Sơn, Hoàng Thị Tâm, Phan Thị Trường Phước Tôi tên là Mathew Walker. Tôi là giáo sư ngành khoa học thần kinh và Tâm lý học tại trường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN