Tại sao bạn mắc bệnh ung thư vú?

(4.01) - 67 đánh giá

Các nhà nghiên cứu y tế chưa hoàn toàn hiểu được nguyên nhân tại sao bạn mắc bệnh ung thư vú. Giống như các bệnh ung thư khác, bệnh này có các tế bào đặc biệt phát triển bất thường và không kiểm soát được. Cuối cùng, các tế bào ung thư này xâm nhập vào mô vú khỏe mạnh gần đó và lây lan ra các phần khác của cơ thể.

Các nhà khoa học đã phân lập một số gen, có thể bị đột biến, gây nên sự phát triển ung thư vú. Đó là gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA2). Những gen này tìm thấy trong 10% bệnh nhân ung thư vú. Tuy nhiên, ngay cả có các gen đột biến, các chuyên gia vẫn không biết nguyên nhân sinh hóa khác gây ung thư vú.

Có thể một vài điểm nhất định trong tiền sử y tế hay lối sống của bạn làm tăng nguy cơ ung thư vú. Dưới đây là một số những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến ung thư vú. Nếu bạn lo lắng về bất kỳ yếu tố nào, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Tại sao bạn mắc bệnh ung thư vú? Các yếu tố nguy cơ không thể tránh khỏi

Giới tính

Phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú cao gấp 100 lần so với nam giới. Điều này là do liên quan đến hormone giới tính nữ. Cụ thể là estrogen và progesterone là hormone liên quan đến ung thư vú. Trong ung thư vú, hormone đóng vai trò như chất kích thích tăng trưởng và phân chia tế bào. Nguy cơ ung thư tăng do các tế bào vú tiếp xúc những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tiềm ẩn này trong chu kỳ kinh nguyệt.

Tuổi tác

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), hơn 2/3 số ung thư vú xâm lấn tìm thấy ở phụ nữ trên 55 tuổi, chỉ có 1/8 ở phụ nữ dưới 45 tuổi. Ung thư vú ở nam thường xảy ra ở độ tuổi từ 60 tuổi và 70.

Tiền sử gia đình

Phụ nữ có nguy cơ ung thư vú cao nếu họ có người thân thế hệ 1 (như một người mẹ, chị gái, hay con gái) mắc bệnh. Có họ hàng thế hệ thứ 2 bị ung thư làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ lên gấp năm lần.

Di truyền

Theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, đột biến di truyền của gen BRCA1 và BRCA2 cho đến nay là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh ung thư vú di truyền, chiếm 10% trong các trường hợp. Đột biến BRCA làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú cao 85% ở độ tuổi trước 70 ở một số gia đình.

Các nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ Đông Âu Ashkenazi gốc Do Thái được phát hiện có nguy cơ đột biến BRCA cao không đồng đều. Trong khi đột biến BRCA1 chủ yếu ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, đột biến gen BCR2 làm tăng nguy cơ ung thư vú ở cả phụ nữ và nam giới. Các gen khác liên quan đến bệnh ung thư vú di truyền, dù khá hiếm, bao gồm ATM, p53, CHEK2, PTEN và CDH1.

Phụ nữ gốc Âu có nguy cơ chẩn đoán bị ung thư vú cao nhất. Tuy nhiên, phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng chết vì căn bệnh này. Ung thư vú cũng là nguyên nhân số 1 gây tử vong ung thư ở phụ nữ gốc Tây Ban Nha.

Các yếu tố cá nhân

Một số đặc tính vật lý làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ gồm:

  • Thời kỳ kinh nguyệt bắt đầu trước tuổi 12 (có kinh nguyệt sớm)
  • Mãn kinh sau 55 (còn gọi là “mãn kinh muộn”)
  • Mô vú dày.

Các yếu tố nguy cơ do lối sống

Một số yếu tố lối sống góp phần vào nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bao gồm:

  • Béo phì hoặc thừa cân
  • Uống rượu nhiều
  • Không có con
  • Có đứa con đầu tiên sau khi 35 tuổi
  • Dùng thuốc tránh thai
  • Sử dụng liệu pháp hormone thay thế.

Các yếu tố nguy cơ ở nam giới

Mặc dù phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư vú, nam giới cũng có nguy cơ bao gồm:

  • Nồng độ estrogen cao (ví dụ do xơ gan) hoặc các thuốc liên quan đến estrogen (như một số người sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt)
  • Tiếp xúc với bức xạ
  • Trên 60 tuổi
  • Uống rượu nhiều
  • Béo phì
  • Hội chứng klinefelter (một bất thường nhiễm sắc thể di truyền)
  • Đột biến gen di truyền (đột biến BRC2 như đã nói ở trên)
  • Tiền sử gia đình ung thư vú.

Bạn cần ghi nhớ điều gì?

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang lo lắng về bất kỳ những yếu tố nguy cơ nào. Bạn có thể điều chỉnh lối sống để làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Hãy trao đổi tiền sử y tế của bạn và gia đình bạn với bác sĩ để chắc chắn bác sĩ có tất cả các thông tin cần thiết để đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư vú của bạn.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các loại bệnh Alzheimer – nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

(100)
Bệnh Alzheimer (viết tắt là AD) là một bệnh tâm thần liên quan đến chứng mất trí (hay còn gọi là mất trí nhớ) và gây nên những bất thường về hành vi. ... [xem thêm]

10 tác dụng của quả cóc (trái cóc) có thể bạn chưa biết

(61)
Bạn thường ăn cóc như một loại trái cây giúp đỡ buồn miệng? Thực ra, tác dụng của quả cóc còn giúp bạn giảm ho, tốt cho sức khỏe của mắt và giúp ... [xem thêm]

Quá trình mổ dạ dày được thực hiện như thế nào?

(21)
Thông thường, mổ dạ dày thường được dùng để điều trị các vấn đề dạ dày không thể chữa được. Tuy nhiên, phẫu thuật này cũng có nhiều rủi ro ... [xem thêm]

Bạn đã biết trẻ bị chắp ở mắt kiêng ăn gì?

(51)
Chế độ dinh dưỡng góp một phần quan trọng vào quá trình chữa bệnh chắp mắt ở trẻ. Rất nhiều phụ huynh băn khoăn bị chắp ở mắt kiêng ăn gì? Câu trả ... [xem thêm]

Dương vật sẽ thay đổi theo thời gian như thế nào?

(32)
Như chúng ta đều biết, dương vật là một bộ phận rất quan trọng đối với nam giới. Đây là “vũ khí” không những giúp cánh đàn ông đạt được khoái ... [xem thêm]

Cho bé ăn quá nhiều: lợi bất cập hại

(92)
Nếu thiên thần nhà bạn biếng ăn, bạn sẽ sợ con ăn quá ít và không đủ chất nên thường cho con ăn thêm. Tuy nhiên, làm sao biết được con có đang ăn quá ... [xem thêm]

21 công thức làm sinh tố protein cực nhanh

(49)
Nếu bạn đã ngán uống những loại sữa protein đơn điệu, hãy thử ngay công thức làm sinh tố protein thơm ngon hấp dẫn, bổ sung protein cần thiết giúp bạn tăng ... [xem thêm]

Làm dịu chứng đau cổ chân bằng phương pháp RICE tại nhà

(44)
Nguyên nhân dẫn đến chứng đau cổ chân thường là do viêm hoặc do các chấn thương tác động lên những vùng xương, khớp, sụn, dây chằng, gân hoặc cơ ở cổ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN