Tại sao trẻ hay ho về đêm

(3.79) - 76 đánh giá

Than phiền thường xuyên của phụ huynh

”Con em cứ đêm là ho, ho đêm nhiều lắm, tại sao đêm lại ho nhiều vậy bác sĩ?”

Khi đường hô hấp bị viêm nhiễm, bề mặt đường thở bị ám đầy bởi vi trùng, phản ứng viêm tiết ra dịch nhầy, trong dịch nhầy có nhiều thành phần: vi trùng, bạch cầu, xác của chúng, mủ, các chất gây viêm…Vì vậy cơ thể phải sinh ra phản ứng tự vệ là ho để bắn đàm nhớt cũng như tống cổ vi trùng ra ngoài, làm sạch đường thở giúp bệnh mau khỏi.

Tuy nhiên ho đêm nhiều khiến nhiều phụ huynh sốt ruột. Thực ra không phải trẻ con mới ho tăng về đêm, người lớn cũng không khác gì.

Có rất nhiều cơ chế để giải thích điều này

Hoạt động của hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh thực vật của người chia ra làm 2 hệ: giao cảm và phó giao cảm.

  • Hệ giao cảm trội thì ít ho
  • Hệ phó giao cảm trội hơn thì gây ho nhiều.

Về đêm bao giờ hệ giao cảm cũng nghỉ ngơi, ít hoạt động nhường cho hệ phó giao cảm trội hơn, do vậy cơ chế thần kinh góp phần làm ho tăng về đêm

Hormon thượng thận

Trên đầu 2 quả thận có 2 tuyến nội tiết như 2 cái nón úp lên thận. Chúng tiết ra nhiều hormon trong đó có Cortisol. Hormon này sẽ có khả năng kháng viêm, giảm dị ứng, giảm stress và gián tiếp làm giảm ho. Về đêm tuyến thượng thận cũng cần nghỉ ngơi, lượng Cortisol giảm xuống dẫn đến ho tăng lên

Các yếu tố vi khí hậu

Nhiệt độ, độ ẩm trong không khí … đều biến đổi về đêm, điều này khiến trẻ có cơ địa mẫn cảm thời tiết trở nên ho nhiều hơn, và đặc biệt những bé bị suyễn cũng hay lên cơn về đêm

Trẻ bị viêm đường hô hấp

Trẻ bị viêm hô hấp khi ngủ đêm, nằm xuống thì nước mũi không chảy ra ngoài theo lỗ mũi trước mà chảy ngược xuống họng qua lỗ mũi sau khiến trẻ ho, và phải thức dậy ho, rồi ói ra đàm

Hậu quả của bệnh

Về đêm, hệ giao cảm hoạt động yếu, tư thế nằm đầu thấp, trẻ lại đang bị viêm mũi sẵn nên các mạch máu ở cuốn mũi (3 cục thịt trong mũi) trở nên xung huyết – phù nề, dẫn đến trẻ bị nghẹt mũi phải há miệng thở.
Không khí lạnh và khô sẽ trực tiếp đi vào phổi qua đường miệng – không được sưởi ấm và giữ bụi như khi đi qua đường mũi, đây cũng là lí do khiến cho ho nhiều về đêm

Lý do khác

Một yếu tố không thuộc về cơ chế bệnh đó là: ban đêm cha mẹ mới nằm cạnh con, nên đếm từng tiếng ho của trẻ, và trở nên rất sốt ruột mỗi khi trẻ ho, thức giấc, ói đàm …. Còn ban ngày thì trẻ đi học hay chạy nhảy tận đẩu đâu, cha mẹ có kề sát đâu mà biết nó ho nhiều hay ít. Tối về nằm cạnh cọn nghe con ho mới la làng.

Vậy làm sao cho trẻ bớt ho đêm?

Ho là phản xạ tốt, không nên cố tình tìm mọi cách giảm ho. Tuy nhiên khi ho ảnh hưởng quá lớn tới giấc ngủ, bạn có thể:

  • Vệ sinh mũi thật sạch cho trẻ trước khi đi ngủ
  • Giữ ấm gan bàn chân, đi vớ chân, giữa ấm cổ và tai trẻ
  • Kê gối thêm dưới vai để đầu trẻ cao hơn một chút cho dỡ nghẹt mũi
  • Một chút mật ong trước khi đi ngủ có thể có ích cho trẻ trên 1 tuổi
  • Không để gió máy lạnh hay quạt thổi thẳng vào mặt bé
  • Liệu pháp massage
  • Tài liệu tham khảo

  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/719996778197845
  • https://www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/844366305760891
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Quản lý sưu tầm
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Thông tin về vaccine MMR

    (73)
    Tại sao nên tiêm chủng? Sởi, quai bị và rubella là các bệnh do vi rút có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trước khi có vắc-xin, những bệnh này rất ... [xem thêm]

    Bé có bị còi xương hay không?

    (81)
    Còi xương là chuyện của ngày xưa chứ giờ trẻ khó mà còi xương lắm – Vì bây giờ sữa đủ, vitamin D đủ, phụ huynh biết phơi nắng biết chăm bé rồi Bây ... [xem thêm]

    Đặc tính của con hư

    (39)
    Đặc tính con hư Làm “vua” hằng ngày. Trưởng thành giả tạo. Luôn đổ lỗi chi người khác. Thường được cha mẹ đánh giá cao. Được cha mẹ thỏa mãn mọi ... [xem thêm]

    Công thức máu và các chất phản ứng viêm trong phase cấp ở bệnh nhi bị viêm phổi cộng đồng

    (35)
    Sự biến đổi của công thức máu (CMT) và các chất phản ứng viêm trong pha cấp có thể cung cấp các bằng chứng để giúp chúng ta phân biệt viêm phổi là do ... [xem thêm]

    Trẻ sau khi điều trị Kawasaki có chích ngừa các vaccine sống được hay không?

    (70)
    Các vaccine sống giảm độc lực hiện tại trên thị trường có: Vaccine lao BCG (chích ngay sau sinh) Vaccine sởi đơn (chích lúc 9 tháng) Vaccine sởi – quai bị – ... [xem thêm]

    Viêm mũi dị ứng hay cảm lạnh?

    (10)
    Con tôi bị hắt hơi, sổ mũi kéo dài. Làm sao có thể biết được cháu bị viêm mũi dị ứng hay chỉ là chứng cảm lạnh? Đó là câu hỏi thường gặp của phụ ... [xem thêm]

    Tiêm ngừa viêm gan B cho trẻ

    (21)
    Có nhiều cách tiêm ngừa viêm gan B khác nhau tuỳ từng nước. Dưới đây là khuyến cáo của CDC là cách tiêm ở Mĩ. Ở Việt Nam ngoài mũi viêm gan B sơ sinh thì ... [xem thêm]

    Những chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ

    (94)
    Có 1 số trường hợp chống chỉ định bú mẹ. Dưới đây là những chống chỉ định bao gồm cả các sửa đổi của viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kì vào năm 2012 về ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN