Test mù màu: Làm thế nào để biết bản thân đang mắc bệnh?

(4.34) - 52 đánh giá

Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây bệnh mù màu. Vì vậy, nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh này, bạn nên sớm làm test mù màu để kiểm tra tình trạng bản thân.

Bệnh mù màu không thật sự nghiêm trọng như nhiều người lầm tưởng. Những người mắc bệnh mù màu có thể phân biệt một số màu sắc nhưng lại không thể phân biệt các sắc tố còn lại. Do đó, “tầm nhìn sắc màu kém” có lẽ là tên gọi đúng hơn thay vì mù màu. Bệnh lý này phổ biến ở cánh mày râu hơn, với tỷ lệ 1/12 người mắc bệnh ở nam giới, trong khi ở nữ là 1/200.

Các chuyên gia chia bệnh mù màu thành hai nhóm chính, bao gồm:

  • Không có khả năng phân biệt sắc tố đỏ và xanh lá
  • Không thể nhận biết màu vàng và xanh dương

Cơ chế nhận biết màu sắc của mắt

Võng mạc là lớp tế bào nhạy cảm với ánh sáng, nằm phía sau nhãn cầu. Tế bào cấu tạo của võng mạc có hai loại là:

  • Tế bào hình que: phản ứng với ánh sáng mờ
  • Tế bào hình nón: phản ứng với ánh sáng rõ

Cả hai loại tế bào này đều phản ứng với màu sắc. Tín hiệu của chúng đi qua dây thần kinh thị giác đến não và kết hợp với nhau để tạo ra tất cả các màu sắc trong cầu vồng. Khoảng 12% phụ nữ có thêm một loại tế bào hình nón cho phép họ nhìn thấy màu sắc gấp 100 lần so với những người khác.

Nguồn: WebMD.com

Cơ chế hoạt động của bệnh mù màu

Nếu bạn mắc bệnh mù màu, điều này nghĩa là có vấn đề với ít nhất một loại tế bào hình nón ở võng mạc: thiếu hụt số lượng hoặc có màu khác với màu sắc cần thiết. Từ đó, não bộ sẽ không tiếp nhận thông tin chính xác. Tế bào hình nón còn đảm nhiệm vai trò ghi nhận những chi tiết sắc nét từ những gì bạn nhìn thấy, vì vậy bệnh mù màu cũng có khả năng khiến mọi thứ trong tầm nhìn bị lu mờ.

Nguồn: WebMD.com

Nguyên nhân gây ra bệnh mù màu

Yếu tố di truyền

Phần lớn trường hợp mù màu là do di truyền. Bạn có khả năng nhận những gien (gen) không thể tạo sắc tố đỏ, xanh lá và xanh dương cho tế bào hình nón từ bố mẹ. Nếu không có các sắc tố này, tế bào hình nón không thể nhận ra màu sắc xung quanh.

Biến chứng của bệnh lý khác

Một số trường hợp người mắc bệnh mù màu không phải do bẩm sinh mà là hệ quả từ những bệnh lý khác, chẳng hạn như:

  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Rối loạn chức năng do sử dụng thức uống chứa cồn

Tác dụng phụ từ thuốc hoặc hóa chất

Một số loại thuốc có nguy cơ gây mù màu như thuốc điều trị bệnh tim, tăng huyết áp, rối loạn cương dương, điều trị bệnh thần kinh hay rối loạn cảm xúc. Ngoài ra, mù màu cũng có khả năng là hệ quả từ làm việc trong môi trường chứa đầy hóa chất như phân bón hoặc dung môi.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Hỏi đáp về thuốc điều trị tăng huyết áp.

Nhận biết bệnh mù màu

Nếu con bạn bị mù màu, bạn có thể không biết điều đó cho đến khi trẻ bắt đầu học cách gọi tên các màu sắc. Lúc này, trẻ có thể gặp khó khăn ở trường với các bài tập về nhà sử dụng các tài liệu liên quan đến màu. Do đó, hãy quan tâm đến trẻ bằng cách để trẻ thực hiện một số bài test mù màu trong khoảng bốn tuổi. Ngoài ra, nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh mù màu, bạn cũng nên sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhãn khoa.

Những người cần test mù màu

Các chuyên gia nhãn khoa có rất nhiều biện pháp để kiểm tra cũng như chẩn đoán bệnh mù màu. Các xét nghiệm phổ biến nhất là sử dụng máy tính bảng màu hoặc sơ đồ.

Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi nghiêm trọng liên quan đến khả năng phân biệt màu sắc, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để sớm được chẩn đoán. Các triệu chứng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về một tình trạng sức khỏe khác nghiêm trọng hơn, vì vậy tốt nhất là bạn nên kiểm tra chúng. Bạn cũng nên tìm đến các chuyên gia sức khỏe để tham vấn nếu cho rằng bản thân gặp khó khăn khi nhìn thấy màu sắc.

Ở một số trường học, trẻ có thể sẽ được kiểm tra thị lực để tìm ra các vấn đề liên quan đến sắc tố.

Bệnh mù màu cũng có tính chất di truyền. Do đó, nếu trong gia đình có người đã bị mù màu, bạn nên sớm làm test mù màu để kiểm tra tình trạng bản thân.

Các loại test mù màu

Hiện nay, các chuyên gia nhãn khoa có rất nhiều cách để test mù màu, nhưng phổ biến nhất là:

Test mù màu Ishihara

Bài kiểm tra này dành cho những người không thể phân biệt sắc tố đỏ và xanh lá cây. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhìn vào một loạt các vòng tròn với những chấm có màu sắc và kích cỡ khác nhau. Một số dấu chấm tạo thành hình dạng hoặc số có từ một đến hai chữ số. Nếu thuộc nhóm mù màu đỏ–xanh lá cây, bạn sẽ khó có thể nhận ra những hình dạng đó, thậm chí là không nhìn thấy chúng.

Test mù màu Cambridge

Thí nghiệm này tương tự với bài kiểm tra Ishihara, ngoại trừ việc nó diễn ra trên máy tính. Bạn sẽ được yêu cầu tìm một hình dạng chữ “C” với màu sắc khác với nền. Bài kiểm tra sẽ hiện ngẫu nhiên. Nếu nhìn thấy chữ C, bạn nhấn một trong bốn phím như hướng dẫn.

Kính kiểm tra loạn sắc

Bạn nhìn qua một thị kính và thấy một vòng tròn. Nửa trên của vòng tròn là ánh sáng vàng. Nửa dưới được tạo thành từ ánh sáng đỏ và xanh lá cây. Bạn điều chỉnh kính cho đến khi cả hai nửa có cùng màu và độ sáng. Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm này để kiểm tra liệu có sự cố xảy ra khi bạn nhìn thấy màu đỏ và xanh lá cây hay không.

Bộ dụng cụ test mù màu Farnsworth–Munsell 100

Bộ dụng cụ này sử dụng các khối hoặc chốt có các sắc thái khác nhau của cùng một màu. Nhiệm vụ của bạn là sắp xếp chúng theo một cách nhất định. Thử nghiệm này kiểm tra xem bạn có thể nhận được những thay đổi sắc thái của màu sắc hay không. Một số công ty cần nhân viên có khả năng phân biệt màu sắc tốt, do đó đôi khi sẽ áp dụng biện pháp này để tuyển dụng.

Bệnh mù màu có thể gây cản trở trong công việc nhưng tổng quan vẫn không có gì nghiêm trọng. Bạn sẽ phải tìm ra một số cách để giải quyết những khó khăn này.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng nhạy cảm với âm thanh

(40)
Tìm hiểu chungHội chứng nhạy cảm với âm thanh là gì?Có những lúc tiếng nhai, tiếng gõ bút, hoặc các tiếng động nhỏ khác làm phiền chúng ta không dứt. Tuy ... [xem thêm]

Ung thư phổi đâu chỉ vì thói quen hút thuốc lá

(96)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, gây ra 1,59 triệu ca tử vong trong năm 2012. Con số này dự ... [xem thêm]

Trẻ 1 tuổi phát triển nhận thức như thế nào?

(93)
Bố mẹ có bao giờ thắc mắc trẻ 1 tuổi đã nhận thức được đến mức nào? Mỗi trò chơi hay công việc đều là một cách để bé học tập và thu nhận thông ... [xem thêm]

6 cách hết đau bụng bạn có thể thực hiện tại nhà

(22)
Những cơn đau bụng bất chợt có thể khiến bạn buộc phải ngưng mọi hoạt động hoặc trì hoãn lịch trình của mình vì không thể nào tập trung làm việc. ... [xem thêm]

5 cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh

(11)
Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách ... [xem thêm]

Điều trị bệnh đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguồn gây bệnh

(98)
Điều trị bệnh đau mắt đỏ không khó nhưng đòi hỏi bạn phải xác định được kiểu bệnh để tìm ra phương pháp phù hợp.Đau mắt đỏ là tên gọi dân gian ... [xem thêm]

Gội đầu sai cách dễ làm tóc hư tổn

(95)
Đối với mọi người, gội đầu là việc đơn giản nhưng không phải ai cũng biết làm sạch tóc đúng cách. Gội đầu sai cách là một trong những nguyên nhân ... [xem thêm]

Làm bố mẹ đơn thân bạn phải đối phó với điều gì?

(89)
Ngày nay, việc làm bố mẹ đơn thân khá phổ biến do tình trạng ly dị gia tăng. Để việc nuôi dạy con một mình trở nên đơn giản hơn, bạn cũng cần biết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN