Thai nhi khóc trong bụng mẹ có thật không?

(4.21) - 12 đánh giá

Bạn có biết rằng thai nhi khóc trong bụng mẹ không? Tuy nghe có vẻ lạ nhưng điều này là có thật và các nhà khoa học đã khám phá ra điều đó. Để biết được vì sao bé khóc và bé khóc khi nào, bạn đừng bỏ qua bài viết của Chúng tôi nhé.

Khóc là hành động thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng bạn có biết thai nhi cũng khóc trong bụng mẹ? Để có thể khóc, trẻ cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm các cơ mặt, sự điều hòa đường thở và hơi thở. Kết quả của khóc đều dẫn đến việc tạo ra tiếng động.

Một em bé có thể khóc thực sự chứng minh rằng bộ não, hệ thần kinh và cơ thể của bé đang hoạt động chính xác để thực hiện hành động này. Đây cũng là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó, thai nhi khóc còn cho thấy:

  • Bé nhận ra một số hành động kích thích xảy ra từ bên ngoài
  • Phản ứng với các kích thích thông qua sự tác động vật chất, âm thanh
  • Các kích thích có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại.

Khóc là hành động báo hiệu cho bạn biết rằng thai nhi đang khó chịu, cần sự giúp đỡ hoặc sức khỏe của bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng.

Nghiên cứu về thai nhi khóc trong bụng mẹ

Trong một báo cáo được công bố trên tạp chí Current Archives of Disease in Childhood, nghiên cứu thực hiện với thai phụ sử dụng thuốc lá hoặc cocaine ở tam cá nguyệt thứ ba. Các nhà nghiên cứu theo dõi thai nhi bằng một thiết bị phát ra âm thanh êm ái gắn trên bụng của người mẹ. Sau đó, họ thấy rằng xảy ra hiện tượng thai nhi khóc trong bụng mẹ khi âm thanh bị ngừng.

Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng thai nhi thực hiện những hành vi có liên quan đến việc khóc là hít vào và mở miệng trong khi hạ lưỡi xuống, sau đó thở mạnh ra. Trong nghiên cứu, có ít nhất 10 trường hợp thai nhi khóc trong bụng mẹ được phát hiện.

Khi nào thai nhi có thể khóc?

Thai nhi cần phải đáp ứng tất cả yêu cầu về sự phát triển thì mới có khả năng khóc. Ví dụ, sau 20 tuần, thai nhi có thể phối hợp các chuyển động thở như mở hàm, rung cằm và mở rộng lưỡi. Vào giữa thai kỳ, bé mới bắt đầu thực hiện kỹ năng nuốt. Vào tuần thứ 24, thai nhi có khả năng tạo ra tiếng động và thực hiện phản ứng đáp lại với môi trường xung quanh.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cẩn thận với sản phẩm không chứa tinh chất lô hội

(55)
Lô hội (nha đam) đã được công nhận nhiều tác dụng chữa bệnh, chăm sóc dung nhan phái đẹp nên rất được ưu ái. Tuy nhiên, hiện trên thị trường có nhiều ... [xem thêm]

Loại yoga bạn đang tập liệu có thích hợp?

(38)
Thật là khó chịu khi bạn tập yoga vài lần rồi mà vẫn chưa tìm được loại yoga phù hợp. Đừng quá lo lắng, bởi những lời khuyên hữu ích từ Hello Bacsi sau ... [xem thêm]

Nguyên nhân và cách điều trị gàu ở trẻ em

(73)
Không chỉ người lớn mới bị phiền toái bởi gàu mà trẻ nhỏ cũng bị nếu mẹ không chăm sóc trẻ cẩn thận. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và ... [xem thêm]

U tuyến giáp lành tính

(33)
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết có hình dạng như con bướm nằm ở giữa cổ, bên dưới thanh quản và phía trên xương đòn. Khi các tế bào tại đây tăng ... [xem thêm]

Viêm bao quy đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(63)
Viêm bao quy đầu là tình trạng liên quan đến sức khỏe vùng kín của nam giới. Nó có thể gây ra nhiều tác động lớn nếu không được chữa trị đúng cách.Quy ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh thận mạn tính

(91)
Bệnh thận mạn tính là tình trạng thận đã bị hỏng và không thể nào thực hiện các chức năng của nó để đảm bảo cho cơ thể được khỏe mạnh.Nếu ... [xem thêm]

5 vấn đề khiến trẻ em suy nghĩ và lo lắng rất nhiều

(15)
Con người dù ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ, cũng luôn có những vấn đề lo lắng của riêng mình. Tuy thế, chúng ta lại thường bỏ qua những vấn ... [xem thêm]

Điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính ở người trưởng thành

(81)
Rối loạn căng thẳng cấp tính (ASD) là dạng rối loạn tâm thần xảy ra sau khi bệnh nhân gặp chấn thương. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với hội chứng sang chấn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN